Một số hoạt động giáo dục ở trường MN có thể lồng ghép nội dung giáo dục BVMT dựa vào cộng đồng cho trẻ 5 - 6 tuổi

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi dựa vào cộng đồng (Trang 84 - 87)

Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ

3.2. Một số hoạt động giáo dục ở trường MN có thể lồng ghép nội dung giáo dục BVMT dựa vào cộng đồng cho trẻ 5 - 6 tuổi

3.2.1. Hoạt động chơi

* Góc đóng vai:

- Kêu gọi phụ huynh mang những chai, lọ, bìa cứng, nguyên vật liệu tái chế... để học sinh và cô giáo làm thành các bộ đồ chơi ở góc đóng vai.

- Qua trò chơi với các đồ dùng tái chế, tái sử dụng trẻ sẽ học đƣợc cách tiết kiệm nước, tiết kiệm thực phẩm, chế biến thực phẩm hợp vệ sinh, lau dọn sau khi chế biến, ngồi ăn lịch sự, mời ăn, ăn hết xuất, không làm rơi vãi thức ăn,..

- Trẻ biết sử dụng các dụng cụ nấu ăn cẩn thận, cất đồ dùng ngăn nắp, tiết kiệm gá, điện khi để đun nấu, sử dụng các dụng cụ đựng thức ăn không gây ô nhiễm môi trường.

* Góc xây dựng

- Từ những nguyên liệu tái chế thu thập đƣợc từ cộng đồng, cha mẹ, dưới bàn tay khéo léo của cô và trò thì chúng trở thành gạch, cây xanh, hoa, cỏ, con vật, hàng rào...

- Trẻ chơi với những đồ chơi tái chế, trẻ xây dựng mô hình nhà ở, các công trình xanh (nhà có cửa sổ đón ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm điện, sử dụng hệ thống năng lƣợng mặt trời...). Quá trình xây dựng thì sử dụng nguyên liệu tiết kiệm và sắp đặt gọn gàng. Các công trình, nhà cửa có đặt thùng rác 3 ngăn để phân loại rác.

* Góc sách truyện:

Vân động bố mẹ, gia đình đóng góp sách, truyện, báo, tranh, ảnh... có nội dung BVMT để đóng góp vào tủ sách của lớp. Hàng ngày trẻ có thể ngồi đọc sách về MT để có thêm hiểu biết về MT.

* Góc nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình...)

- Vận động phụ huynh mang đến lớp các vật liệu tái chế, một số loại rau, củ, quả.

- Trẻ làm đồ chơi, xúc sắc, trống, bức tranh... từ nguyên liệu thiên nhiên (lá cây, cành cây, cát, sỏi, củ, quả...) và nguyên vật liệu tái chế, tái sử dụng (bìa các tông, vỏ hộp,...). Qua đó trẻ biết sử dụng các vật liệu tái chế, tái sử dụng và sử dụng tiết kiệm.

- Trẻ pha màu, vẽ tranh từ màu sắc tự nhiên của các loại quả (cam, nho, thanh long...). Trẻ rửa tay và thu dọn sạch sẽ sau khi hoạt động, trẻ sử dụng tiết kiệm nước, không làm nước văng ra ngoài và ướt quần áo.

* Góc thiên nhiên

- Trẻ cùng cô sử dụng các nguyên liệu khuyên góp đƣợc từ cộng đồng, từ phụ huynh nhƣ: Lốp xe ô tô hỏng, chai, lọ... để tái chế thành bồn trồng cây, trồng hoa.

- Trẻ đƣợc thực hành trồng các loại cây, gieo hạt mà bố mẹ tặng. Hàng ngày các bé sẽ dùng bình tưới cây được chế tạo từ những vỏ chai nước đục lỗ.

3.2.2. Hoạt động học

* Hoạt động hình thành biểu tƣợng toán

- Cắt số lƣợng quả, con vật... từ quyển tạp chí theo yêu cầu của cô.

- So sánh chiều cao của những cái chai.

* Hoạt động làm quen với văn học

- Kể chuyện bằng mô hình làm từ nguyên vật liệu tái chế

* Hoạt động giáo dục thể chất

- Trẻ hoạt động thể chất với những túi cát cô và bố mẹ tự khâu, chướng ngại vật là những vỏ chai nhựa, những sợi dây vải...

* Hoạt động tạo hình

- Có thể mời phụ huynh đến cùng trẻ tham gia làm đồ chơi, làm chiếc bánh, con thú... từ vật liệu tái chế.

* Hoạt động âm nhạc:

Trẻ sử dụng các dụng cụ âm nhạc tự làm từ vật liệu tái chế.

* Hoạt động khám phá:

- Có thể mời chú thợ điện đến chia sẻ về nghề nghiệp của mình, giáo dục các bé kỹ năng sử dụng điện và tiết kiệm điện...

- Mời bố mẹ đến trò chuyện và giới thiệu về nghề nghiệp của mình cho trẻ.

- Trẻ thí nghiệm, thực nghiệm: trồng cây, chăm sóc cây, làm các thử nghiệm về sự hòa tan, màu sắc và chuyển động của nước...

3.2.3. Hoạt động lao động

- Phụ huynh, học sinh và giáo viên cùng nhau tham gia dọn vệ sinh khu vực cổng trường và khuôn viên trường.

3.2.4. Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân

- Khi tổ chức cho trẻ ăn, giáo viên nhắc nhở, động viên trẻ ăn hết suất, xúc thức ăn gọn gàng. Ăn xong, cùng cô thu dọn bàn ăn gọn gàng, xếp bát thìa vào nơi quy định, nhặt thức ăn rơi vãi, thu gom thức ăn thừa. Xúc miệng nước muối, đánh răng, uống nước, lấy nước vừa đủ, không vặn vòi nước chảy liên tục khi đánh răng.

- Khi trẻ ngủ, giáo viên tắt bớt bóng đèn để tiết kiệm điện, điều chỉnh nhiệt độ điều hòa cho ấm lên.

3.2.5. Hoạt động dạo chơi, tham quan

Bố mẹ, người thân, cộng đồng cùng tham gia tham quan, dạo chơi và GDBVMT cho trẻ.

- Trẻ có thể tham quan môi trường tự nhiên: cánh đồng, sông, hồ, ao, danh lam thắng cảnh...

- Tham quan nơi sản xuất: nhà xưởng, cánh đồng...

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi dựa vào cộng đồng (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)