Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ
3.4. Thử nghiệm và thăm dò tính cần thiết và khả thi của nội dung, phương pháp và các hoạt động được đề xuất trong luận văn
3.4.1. Tổ chức quá trình thử nghiệm và phân tích kết quả thử nghiệm một số hoạt động đƣợc xây dựng…
3.4.1.1. Mục đích thử nghiệm
Thử nghiệm triển khai hoạt động GD BVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng để bước đầu đánh giá tính phù hợp, hiệu quả của hoạt động.
3.4.1.2. Đối tượng, quy mô và địa bàn thử nghiệm
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên 60 trẻ thuộc 2 lớp 5 tuổi A1 và 5 tuổi A2 trường mầm non Thanh Mỹ; 60 trẻ thuộc 2 lớp 5 tuổi A1 và 5 tuổi A2 trường mầm non Đường Lâm.
Trình độ chuyên môn của GV các lớp là tương đương.
3.4.1.3. Nội dung thử nghiệm
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm 1 số hoạt động GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng:
- Một số hoạt động giáo dục hành vi phân loại rác, tái chế và tái sử dụng cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng.
- Một số hoạt động giáo dục hành vi sử dụng hợp lý và sử dụng tiết kiệm nước.
- Một số hoạt động giáo dục hành vi sử dụng hợp lý và sử dụng tiết kiệm năng lƣợng (điện, ánh sáng, gió...)
3.4.1.4. Quy trình thử nghiệm 3.4.1.4.1. Các hoạt động chuẩn bị
- Chuẩn bị các yếu tố đảm bảo yêu cầu phù hợp an toàn cho trẻ.
- Đối với GVMN: cung cấp tài liệu hướng dẫn, nội dung kế hoạch để triển khai các hoạt động GDMT dựa vào cộng đồng; Hướng dẫn GV phát triển nội dung các hoạt động cho phù hợp với điều kiện địa phương và cách khai thác tiềm lực của cộng đồng địa phương.
- Với cộng đồng: vận động, tuyên truyền tới người dân về BVMT, ý nghĩa của GDMT để hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ; Ý nghĩa của việc cộng đồng cùng tham gia vào công tác GDMT cho trẻ em; Nêu lên trách nhiệm của cộng đồng trong GDMT dựa vào cộng đồng;
Cách thức người dân tham gia vào các hoạt động GDMT dựa vào cộng đồng.
- Trao đổi trước và thống nhất các bên liên quan về kế hoạch tổ chức hoạt động GDBVMT dựa vào cộng đồng.
3.4.1.4.2. Triển khai một số hoạt động GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng
Giáo viên tổ chức các hoạt động GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng theo kế hoạch.
Các hoạt động có liên quan đến lực lƣợng cộng đồng cần đƣợc trao đổi và thống nhất trước với cộng đồng.
3.4.1.4.3. Kết quả thử nghiệm
- GDBVMT dựa vào cộng đồng đã tác động tích cực tới người dân: Theo chia sẻ từ phụ huynh, người dân địa phương và giáo viên, qua các hoạt động giáo dục BVMT dựa vào cộng đồng giúp họ gần gũi hơn với trường lớp, họ hiểu hơn về các hoạt động giáo dục trẻ mà giáo viên đang làm, đồng thời họ
cũng nhận thấy việc cùng tham gia vào công tác GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi trên thực tế không quá khó khăn và rất thú vị.
Bà T - Phụ huynh trẻ Kh., lớp 5 tuổi A2, trường MN thanh Mỹ cho biết:
“Tôi làm may thì vải vụn nhiều lắm, không có bọn trẻ xin hộ thì tôi cũng phải mất công chở đi bỏ. Thế mà chúng nó làm được bao nhiêu thứ đồ chơi, lại còn cười típ cả mắt. Chơi với chúng nó mà thấy mình cũng trẻ ra bao nhiêu. ”
- GDBVMT dựa vào cộng đồng đã tác động tích cực làm thay đổi nhận thức và hành vi của chính đội ngũ GVMN.
GV trong trường cũng thừa nhận quá trình tham tổ chức hoạt động GDBVMT dựa vào cộng đồng đã giúp họ hiểu đúng hơn về GD dựa vào cộng đồng, gần gũi hơn với phụ huynh. Họ nhận thấy việc vận động cộng đồng tham gia vào hoạt động giáo dục không quá khó khăn nhƣ họ nghĩ.
“Khi mình trao đổi với phụ huynh về kế hoạch muốn xin bà cho các cháu đến vườn tham quan và nhờ bà hướng dẫn các cháu chăm sóc cây thì bà đồng ý ngay. Khi vận động phụ huynh gửi giấy báo, vật liệu tái chế đến lớp cho con hoạt động thì hôm sau phụ huynh mang bao nhiêu đến để trật lớp.”
Theo chia sẻ của một số phụ huynh: trẻ đi học về thường kể lại những hoạt động được làm ở trường khiến bố mẹ thấy hài lòng. Trẻ còn biết thực hành các hành vi bảo vệ môi trường tại gia đình và nơi công cộng và nhắc nhở người khác cùng thực hiện giống mình.
“Cháu uống sữa xong là biết bỏ vỏ vào thùng rác, ở nơi không thấy thùng rác là cháu cầm về tận nhà bỏ vào thùng rác ở nhà. Cháu còn góp ý cho mẹ mua thêm giỏ để phân loại rác giống như ở trường”- Phụ huynh trẻA.
lớp 5 tuổi A1, trường MN Đường Lâm.
GV thận thấy rõ ràng hơn về giá trị của các hoạt động trải nghiệm thực tế đối với giáo dục “Bon trẻ thích lắm, hôm nào đến lớp cũng hỏi: “cô ơi, hôm nay mình học bài gì ạ?””
Các cô giáo chia sẻ: trẻ rất thích thú khi tham gia các hoạt động vì các hoạt động đều dựa trên trải nghiệm thực tế, đƣợc mở rộng không gian hoạt động đầy mới lạ, trẻ đƣợc khám phá những kiến thức mới qua các thí nghiệm, qua hành động nên trẻ có ấn tƣợng và nhớ lâu hơn.
Trẻ đã thực hành những hành vi sống thân thiện với môi trường: vứt rác vào thùng có phân loại; tận dụng những đồ nhƣ vỏ hộp, giấy cũ,..để mang tới lớp làm đồ chơi; chăm sóc cây trồng; tắt nước và điện; nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
3.4.2. Tổ chức quá trình thăm dò và phân tích ý kiến của giáo viên, CBQL về các hoạt động được xây dựng…
3.4.2.1. Mục đích của việc thăm dò ý kiến đánh giá của CBQL và GVMN về tính cần thiết, khả thi của hoạt động GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng
Chứng minh các hoạt động GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non là cần thiết và khả thi, giúp nâng cao hiệu quả các hoạt động GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi.
3.4.2.2. Đối tượng, phạm vi, thời gian thực hiện a. Đối tƣợng thăm dò ý kiến:
- Cán bộ quản lí của các trường mầm non.
- Giáo viên mầm non phụ trách lớp 5 - 6 tuổi.
- Phụ huynh học sinh lớp 5- 6 tuổi.
b. Phạm vi thăm dò ý kiến
Chúng tôi tiến hành tổ chức thăm dò ý kiến của 6 cán bộ quản lí và 24 giáo viên mầm non tại hai trường mầm non:
- Trường mầm non Thanh Mỹ - Sơn Tây - Hà Nội - Trường mầm non Đường Lâm - Sơn Tây - Hà Nội c. Thời gian thăm dò ý kiến.
Chúng tôi tiến hành tổ chức thăm dò ý kiến các CBQL và GVMN trong vòng 1 tháng (từ 1/5 đến 31/5/2018)
3.4.2.3. Nội dung thăm dò ý kiến
Chúng tôi lập phiếu khảo sát dựa trên nội dung các biện pháp đề ra và thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Trình bày nội dung kế hoạch tổ chức các hoạt động GDBVMT dựa vào cộng đồng, phát phiếu khảo sát.
Bước 2: Yêu cầu CBQL, giáo viên điền vào nội dung phiếu khảo sát Bước 3: Thu phiếu khảo sát và xử lí số liệu
3.4.2.4. Kết quả thăm dò ý kiến
Bảng 3.1: Kết quả thăm dò ý kiến đánh giá của CBQL và GVMN về mức độ khả thi hoạt động giáo dục phân loại rác
cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng
Chức vụ Số phiếu
Không khả
thi Bình thường Khả thi Rất khả thi Số ý
kiến % Số ý
kiến % Số ý
kiến % Số ý kiến %
CBQL 6 0 0 0 0 0 0 6 100
GVMN 24 0 0 0 0 0 0 24 100
100% CBQL và GVMN cho rằng hoạt động giáo dục phân loại rác trẻ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng là rất khả thi.
Bảng 3.2: Kết quả thăm dò ý kiến đánh giá của CBQL và GVMN về mức độ khả thi hoạt động giáo dục tái chế, tái sử dụng
cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng
Chức vụ Số phiếu
Không khả
thi Bình thường Khả thi Rất khả thi Số ý
kiến % Số ý
kiến % Số ý
kiến % Số ý kiến %
CBQL 6 0 0 0 0 0 0 6 100
GVMN 24 0 0 0 0 5 20,8 19 79,2
100% CBQL và GVMN cho rằng hoạt động giáo dục tái chế, tái sử dụng trẻ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng là khả thi và rất khả thi.
Bảng 3.3: Kết quả thăm dò mức độ khả thi của các hoạt động giáo dục sử dụng hợp lý, tiết kiệm nước cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng
Chức vụ Số phiếu
Không khả
thi Bình thường Khả thi Rất khả thi Số ý
kiến % Số ý
kiến % Số ý
kiến % Số ý kiến %
CBQL 6 0 0 0 0 3 50 3 50
GVMN 24 0 0 0 0 4 16,7 20 83,3
Dựa vào bảng kết quả thăm dò mức độ khả thi của các hoạt động giáo dục sử dụng hợp lý, tiết kiệm nước cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng, ta thấy 100% CBQL và GVMN cho rằng hoạt động giáo dục sử dụng tiết kiệm nước cho trẻ 5- 6 tuổi dựa vào cộng đồng là khả thi và rất khả thi. Trẻ mầm non rất thích nghịch và chơi với nước nên việc giáo dục sử dụng nước hợp lý và tiết kiệm nước là rất cần thiết. Giáo dục sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nước qua các hoạt động sinh hoạt hằng ngày như rửa tay, ăn uống, đánh răng,
rửa mặt... Cộng đồng rất quan trọng trong giáo dục sử dụng hợp lý và tiết kiệm nước.
Bảng 3.4: Kết quả thăm dò mức độ khả thi hoạt động giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lƣợng điện
Chức vụ Số phiếu
Không khả thi Bình thường Khả thi Rất khả thi Số ý
kiến % Số ý
kiến % Số ý
kiến % Số ý kiến %
CBQL 6 0 0 0 0 4 66,7 2 33,3
GVMN 24 0 0 1 4,2 9 37,5 14 58,3
Qua bảng kết quả thăm dò mức độ khả thi hoạt động giáo dục sử dụng tiết kiệm điện cho trẻ 5- 6 tuổi dựa vào cộng đồng ta thấy 100% CBQL cho rằng các hoạt động giáo dục tiết kiệm năng lƣợng điện đƣợc xây dựng là khả thi và rất khả thi.
Đối với GVMN: có 1/24 chiếm 4,2% GV cho rằng mức độ khả thi của hoạt động giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng điện là bình thường. Theo giáo viên này, học sinh sẽ rất thích thú khi đƣợc trò chuyện với chú thợ điện, tuy nhiên khó có thể mời được chú thợ điện đến trường được vì công việc của chú có thể rất bận. Có 23/24 chiếm 95,8% ý kiến đánh giá cho rằng mức độ khả thi của hoạt động giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lƣợng điện dựa vào cộng đồng đã xây dựng là khả thi và rất khả thi.
Bảng 3.5: Kết quả thăm dò mức độ khả thi hoạt động giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lƣợng ánh sáng
Chức vụ Số phiếu
Không khả thi Bình thường Khả thi Rất khả thi Số ý
kiến % Số ý
kiến % Số ý
kiến % Số ý kiến %
CBQL 6 0 0 0 0 0 0 6 100
GVMN 24 0 0 0 0 0 0 24 100
Bảng kết quả trên cho thấy 100% CBQL và GVMN đánh giá cao về độ khả thi của hoạt động giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lƣợng ánh sáng đã nêu ở luận văn, 100% CBQL và GVMN đều cho rằng các hoạt động giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lƣợng ánh sáng dựa vào cộng đồng đã nêu là rất khả thi.
Bảng 3.6: Kết quả thăm dò mức độ khả thi hoạt động giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lƣợng gió
Chức vụ Số phiếu
Không khả thi Bình thường Khả thi Rất khả thi Số ý
kiến % Số ý
kiến % Số ý
kiến % Số ý kiến %
CBQL 6 0 0 0 0 1 16,7 5 83,3
GVMN 24 0 0 0 0 7 29,2 17 70,8
100% CBQL và GVMN đánh giá về mức độ khả thi của hoạt động giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lƣợng gió đã nêu trong luận văn là Khả thi và rất khả thi. Trong đó, 1/6 CBQL (chiếm 16,7%) đánh giá khả thi và 5/6 CBQL (chiếm 83,3%) đánh giá rất khả thi cho các hoạt động giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lƣợng gió. Có 7/24 GVMN (chiếm 29,2%) đánh giá khả thi và 17/24 GVMN (chiếm 70,8%) đánh giá rất khả thi. Nhƣ vậy, một số hoạt động giáo dục tiết kiệm năng lƣợng gió dựa vào cộng đồng đã nêu trong luận văn đƣợc CBQL và GVMN đánh giá cao về độ khả thi trong giáo dục BVMT dựa vào cộng đồng cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Kết luận chương 3
1. Căn cứ trên kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tôi đã triển khai xây dựng một số hoạt động GDBVMT dựa vào cộng đồng. Dựa trên các điều kiện tự nhiên, xã hội sẵn có tại địa phương, chúng tôi cùng với trường MN, và cộng đồng địa phương đã có những cuộc thảo luận và đưa ra ý tưởng cho hoạt động GDBVMT dựa vào cộng đồng: giáo dục phân loại rác, tái chế,
tái sử dụng cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng; Giáo dục sử dụng hợp lý, tiết kiệm nước cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng; Sử dụng hợp lý, tiết kiệm năng lƣợng điện, ánh sáng, gió... cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng. Các hoạt động được triển khai và đã bước đầu minh chứng về tính hiệu quả, tính phù hợp với trẻ 5 - 6 tuổi.
2. Trước khi được thông qua các hoạt động đề xuất hầu hết các giáo viên đều lúng túng và ít tổ chức giáo dục BVMT dựa vào cộng đồng. Các cô chủ yếu tổ chức giáo dục môi trường bằng các phương pháp truyền thống như đàm thoại...và các hoạt động ít có sự tham gia trải nghiệm thực tế của trẻ. Vì vậy hiệu quả hoạt động GDBVMT vẫn chƣa thực sự cao.
3. Sau khi đƣợc thăm dò về tính cần thiết và khả thi của các hoạt động, các cô đã hiểu hơn về cách tổ chức hoạt động GDBVMT. Giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động một cách vui vẻ và tích cực.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng là quá trình tác động tới trẻ nhằm trang bị cho trẻ các hiểu biết về môi trường đặc biệt là các vấn đề môi trường tại địa phương sinh sống, hình thành thái độ sống tích cực, thân thiện với môi trường và trang bị những kĩ năng phù hợp, cần thiết để trẻ tham gia vào các hoạt động thực tế bảo vệ môi trường. Quá trình giáo dục đƣợc thực hiện dựa trên sự khai thác các nguồn lực tự nhiên, xã hội sẵn có từ địa phương.
Dựa trên các điều kiện tự nhiên, xã hội sẵn có tại địa phương, chúng tôi cùng với trường MN, và cộng đồng địa phương đã có những cuộc thảo luận và đưa ra ý tưởng cho hoạt động GDBVMT dựa vào cộng đồng: giáo dục phân loại rác, tái chế, tái sử dụng cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng;
Giáo dục sử dụng hợp lý, tiết kiệm nước cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng; Sử dụng hợp lý, tiết kiệm năng lƣợng điện, ánh sáng, gió... cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng.
Xây dựng hoạt động GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng được triển khai theo 5 bước:
- Bước 1: Xác định mục tiêu giáo dục - Bước 2: Xác định nội dung lồng ghép
- Bước 3: Chọn chủ đề phù hợp với nội dung GDBVMT.
- Bước 4: Xác định phương pháp và hình thức phù hợp với mục tiêu, nội dung, chủ đề đã chọn.
- Bước 5: Chọn hoạt động giáo dục phù hợp với nội dung GDBVMT dựa vào cộng đồng.
Địa bàn đƣợc lựa chọn thử nghiệm và thăm dò tính khả thi của hoạt động GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng là 2 trường trên địa
bàn TX. Sơn Tây - Hà Nội là trường MN Đường Lâm và trường MN Thanh Mỹ. Sau khi triển khai tử nghiệm và thăm dò theo đúng quy trình trong 1 tháng và kết quả bước đầu đã được các đối tượng tham gia ghi nhận, đánh giá cao về tính hiệu quả cũng nhƣ khả năng duy trì, phát triển bền vững tại địa phương.
2. Khuyến nghị
2.1. Với Hiệu trưởng các trường MN
Trang bị kiến thức, kĩ năng xây dựng và triển khai các hoạt động GDBVMT dựa vào cộng đồng và mở rộng áp dụng các hoạt động GD khác theo hướng tiếp cận này.
Cần thường xuyên tổ chức các chuyên đề cho giáo viên và phụ huynh để họ có sự trao đổi và thảo luận về kinh nghiệm và phương thức GDBVMT dựa vào cộng đồng.
Bồi dƣỡng kiến thức cho giáo viên nhằm giúp họ hiểu về GDBVMT dựa vào cộng đồng, khai thác nội dung GDBVMT phù hợp với địa phương.
Cần nghiên cứu và bổ sung đa dạng các nguồn tài liệu về tổ chức hoạt động GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng.
2.2. Với các giáo viên mầm non dạy lớp 5 - 6 tuổi
Giáo viên cần tích cực nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm và linh hoạt sáng tạo trong việc xây dựng các hoạt động GDBVMT dựa vào cộng đồng.
Giáo viên không ngừng nâng cao kiến thức về môi trường cững như trình độ chuyên môn của mình và phối hợp với phụ huynh trong công tắc chăm sóc giáo dục trẻ.
Giáo viên phải là tấm gương về bảo vệ môi trường cho trẻ noi theo.
2.3 Với ủy ban nhân dân TX.Sơn Tây
Tạo điều kiện, tích cực phối hợp với các trường MN trên địa bàn để
làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Chỉ đạo, tuyên truyền trong cộng đồng dân cƣ về công tác giáo dục dựa vào cộng đồng, về nếp sống văn minh bảo vệ môi trường sống. Mỗi cá nhân là một tấm gương về bảo vệ môi trường cho trẻ noi theo.
Cần phối hợp chặt chẽ giữa trường mầm non với gia đình và cộng đồng trong thực hiện nhiệm vụ GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt:
1. PGS.TS Lê Văn An và TS.Ngô Tùng Đức chủ biên, Sổ tay hướng dẫn phát triển cộng đồng, Nxb Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản(JICA)
2. Lê Thị Kim Anh (2016), Vận dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong quá trình giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, Tạp chí Giáo dục và xã hội, số 58, tháng 1 - 2016, tr 57.
3. Đào Thanh Âm, Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang (1997), Giáo dục học mầm non, Nxb ĐHQG
4. Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng đã ra chỉ thị 36/CT/TƢ về
“Tăng cường công tác BVMT trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Ngày 25/6/1998.
5. Bộ chính trị, Nghị quyết 41/ NQ/ TƢ về: “BVMT trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Ngày 15/11/2004.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, "Chính sách và Chương trình hành động giáo dục môi trường trong trường phổ thông giai đoạn 2001 - 2010", Quyết định số 6621/QĐ-BGDĐT-KHCN ngày 30-12-2002.
7. Bộ GD&ĐT, Chỉ thị về việc “Tăng cường công tác GD&ĐT về BVMT”.
Ngày 15/11/2004
8. Bộ GD&ĐT, Chỉ thị số 02/2005/BGDĐT của Bộ GD&ĐT về: “Tăng cường công tác giáo dục BVMT”.
9. Bộ GD&ĐT, Chỉ thị số 3200/2006/BGDĐT của Bộ GD&ĐT ngày 21/04/2006, Hướng dẫn thực hiện việc: "Tăng cường công tác giáo dục BVMT trong trường mầm non giai đoạn 2005- 2010”.
10. Bộ GD&ĐT, Chương trình giáo dục mầm non - NXBGiáo dục, 2009.
11. Bộ GD&ĐT, Chương trình phát triển của liên hợp quốc - 1998 - Các hướng dẫn chung về GDMT dành cho người đào tạo giáo viên trường tiểu học - Dự án quốc gia VIE/95/041 - Hà Nội