Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.2. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
1.2.2. Đặc điểm sinh lý, tâm lý, xã hội của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Độ tuổi 5 - 6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo. Ở giai đoạn này, những cấu tạo đặc trưng của con người đã được hình thành.
Về hệ vận động, trẻ 5 - 6 tuổi có sự phối hợp vận động của nhiều nhóm cơ như người lớn. Còn việc tiếp thu những thói quen vận động còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng cơ thể trẻ, nhất là luyện tập phù hợp.Các chức năng chủ yếu của cơ thể dần dần hoàn thiện đặc biệt là vận động phối hợp động tác khéo léo hơn, có thể làm đƣợc những công việc khó, phức tạp hơn và một số công việc tự phục vụ nhƣ: tự ăn, tự đánh răng, tự mặc quần áo, tự rửa mặt, tự đi tất. Tốc độ tăng trưởng của trẻ 5 - 6 tuổi rất nhanh, tỉ lệ cơ thể đã cân đối, tạo ra những thế vững chắc, cảm giác thăng bằng đã đƣợc hoàn thiện, sự phối hợp vận động tốt hơn.
Hệ thần kinh của trẻ ở độ tuổi này tương đối phát triển, hệ thần kinh trung ƣơng và ngoại biên đã biến hóa, chức năng phân tích tổng hợp của vỏ não đã hoàn thiện, số lƣợng các phản xạ có điều kiện ngày càng nhiều, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện nhanh, trí tuệ phát triển nhanh, do đó trẻ có thể nói đƣợc những câu dài, có biểu hiện ham học, có ấn tƣợng sâu sắc về những người xung quanh. Về hệ thần kinh, trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có cường độ và tính linh hoạt của các quá trình thần kinh tăng rõ rệt. Số lần ngủ trong ngày và thời gian ngủ của trẻ giảm xuống còn 11 giờ trong ngày.
Về hệ tuần hoàn, thành phần máu của trẻ 5 - 6 tuổi cũng tăng lên và biến đổi về chất: huyết sắc tố: 80-90%, hồng cầu 4,5-5 triệu đơn vị, bạch cầu: 7-10 nghìn, tiểu cầu 200-300 nghìn. Ngoài ra, tần số co bóp của tim cũng tăng lên từ 80-110 lần trong phút.
Về hệ hô hấp, nhịp thở của trẻ giảm dần, cơ quan phát âm của trẻ phát triển và hoàn thiện làm cho ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển.
1.2.2.2. Đặc điểm tâm lý
Đặc điểm nhận thức và ngôn ngữ của trẻ
Trẻ 5 - 6 tuổi đã sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày. Trẻ nắm vững đƣợc ngữ âm và ngữ điệu trong khi sử dụng tiếng mẹ đẻ, trẻ biết đọc diễn cảm, biết dùng ngôn ngữ cơ thể bổ sung cho ngôn ngữ nói.Vốn từ và cấu trúc ngữ pháp khi nói phát triển, ngôn ngữ nói mạch lạc, rõ ràng Trẻ cũng đã biết sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội dung giao tiếp. Trẻ thường sử dụng ngữ điệu êm ái để biểu thị tình cảm yêu thương trìu mến đối với người thân và những người xung quanh. Ngược lại khi giận giữ trẻ lại sử dụng ngữ điệu thô và mạnh.
Phát triển vốn từ và cơ cấu ngữ pháp. Vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn tích lũy đƣợc khá phong phú..
Vì vậy trẻ mẫu giáo lớn đã có thể hiểu đƣợc phần lớn các nội dung câu chuyện mà trẻ đƣợc nghe và thể hiện chúng khá sinh động khi tham gia các tiết kể lại chuyện hay đóng kịch. Trẻ hiểu đƣợc nội dung nên dễ dàng tiếp nhận các bài học rút ra từ câu chuyện cũng nhƣ tự mình hiểu đƣợc nhân vật nào đáng khen, nhân vật nào đáng chê và ở điểm nào, cần học tập ai, phê bình ai.
Trẻ có thể tập trung chú ý vào một đối tƣợng nhất định trong thời gian 15-20 phút. Cùng với đó là vai trò của hệ thống tín hiệu ngày càng tăng, tƣ duy ngày càng tăng, ngôn ngữ bên trong xuất hiện. Chức năng khái quát hóa của từ đã có bước nhảy vọt gần như ở người lớn, ở chỗ sự khái quát hóa được thể hiện theo hoạt động với đồ vật. Vì vậy mà tƣ duy trực quan hành động vẫn giữ vai trò quan trọng trong thần kinh cấp cao của trẻ. Trẻ lứa tuổi này đã có thể học đọc và học viết.
Các quá trình nhận thức như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng phát triển với chất lƣợng mới hơn, thể hiện ở:
- Có nhiều kiểu loại tri giác hơn (tri giác không gian, tri giác thời gian...).
Ngƣỡng của các giác quan nhạy bén hơn.
- Tính chủ định các quá trình tâm lí thể hiện rõ ràng hơn.
Đặc điểm chú ý của trẻ:
Chú ý của trẻ đã có tính chủ định bền vững hơn. Trẻ biết hướng ý thức của mình vào các đối tƣợng trong khi chơi, học tập hoặc lao động tự phục vụ.
Khả năng tập trung chú ý của trẻ sẽ cao hơn nếu đồ vật, đối tƣợng chú ý hấp dẫn, nhiều thay đổi. Sự di chuyển chú ý của trẻ khá nhanh nếu người lớn khéo léo dẫn dắt trẻ chuyển từ đối tƣợng này sang đối tƣợng khác, từ hoạt động này sang hoạt động khác.
Đặc điểm phát triển tư duy:
Sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo có những bước tiến vượt bậc : - Tư duy trực quan - hình tượng vẫn phát triển mạnh mẽ như trước đây.
Đồng thời để thỏa mãn nhu cầu, khả năng khám phá thế giới xung quanh, một kiểu tƣ duy trực quan - hình tƣợng mới xuất hiện và dần trở lên chiếm ƣu thế.
Đó là tƣ duy trực quan - sơ đồ. Kiểu tƣ duy này tạo cho trẻ khả năng phản ánh những mối liên hệ tồn tại khách quan, không bị phụ thuộc vào hành động hay ý muốn chủ quan của bản thân trẻ nữa. Tƣ duy trực quan - sơ đồ vẫn giữ tính chất hình tƣợng trong tƣ duy, song bản thân hình tƣợng đã đƣợc lƣợc đi những chi tiết rườm rà, chỉ giữ lại những yếu tố chủ yếu giúp trẻ phản ánh khái quát sự vật hiện tƣợng. Chính nhờ tính khái quát này, dần dần hình thành ở trẻ kiểu tƣ duy mới: tƣ duy lôgic.
- Tƣ duy của trẻ dần mất tính duy kỉ (lấy mình là trung tâm) tiến dần đến khách quan, hiện thực hơn.
Đặc điểm hành động ý chí của trẻ:
Do có khả năng làm chủ được nhiều hành vi, được người lớn giao cho nhiều việc nhỏ... trẻ dần dần đã xác định đƣợc mục đích của hành động. Nếu ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, mục đích động cơ hành động hoàn toàn trùng nhau, thì ở lứa tuổi này trẻ dần dần tách động cơ ra khỏi mục đích với sự cố gắng
hoàn thành nhiệm vụ. Tính mục đích trong công việc càng ngày càng đƣợc trẻ ý thức và cố gắng hoàn thành công việc (số lƣợng công việc đƣợc giao nhiều hơn...). Tình kế hoạch xuất hiện, trẻ biết sắp xếp "công việc" vui chơi và phải quét nhà, nhặt rau để khi mẹ về là mọi việc phải xong cho mẹ hài lòng.
Ở tuổi mẫu giáo lớn, sự tự ý thức còn thể hiện rõ trong sự phát triển giới tính của trẻ. Ở tuổi này trẻ không những nhận ra mình là trai hay giái mà còn biết rõ ràng nếu mình là trai hay gái thì hành vi phải thể hiện nhƣ thế nào cho phù hợp với giới tính của mình. Ở đây tấm gương của người lớn tác động rất mạnh đến trẻ.
Đặc điểm đời sống tình cảm:
Tuy nhiên đời sống xúc cảm của trẻ còn dễ dao động, mang tính chất tình huống. Trẻ thường không làm chủ được cảm xúc của mình, trẻ dễ bị xúc động, bởi lẽ đây là phản ứng tự nhiên của trẻ.
Tình cảm trí tuệ: Tình cảm trí tuệ của trẻ phát triển, mỗi nhận thức mới đều kích thích niềm vui, hứng thú, sự say mê thích thú của trẻ; tính tò mò ham hiểu biết, làm nảy sinh nhiều xúc cảm tích cực; trong vui chơi, học tập, lao động tự phục vụ nhiều thành công thất bại củng cố sự phát triển tình cảm trí tuệ ở trẻ.
Tình cảm đạo đức: Do lĩnh hội đƣợc ý nghĩa các chuẩn mực hành vi tốt, xấu. Qua vui chơi giao tiếp với mọi người; do các thói quen nếp sống tốt được gia đình, các lớp mẫu giáo xây dựng cho trẻ... Trẻ ý thức đƣợc nhiều hành vi tốt đẹp cần thực hiện để vui lòng mọi người.
Tình cảm thẩm mỹ: Qua các tiết học nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, tìm hiểu môi trường xung quanh... Cùng với những nhận thức về cái đẹp tự nhiên, hài hoà về bố cục, sắp xếp trong gia đình và lớp học. Trẻ ý thức rõ nét về cái đẹp cái xấu theo chuẩn (lúc đầu theo chuẩn của bé dần dần phù hợp với đánh giá của những người xung quanh ) xúc cảm thẩm mỹ, óc thẩm mỹ phát triển.
Đặc điểm phát triển xã hội:
Trẻ nhận biết đƣợc các mối quan hệ xã hội: Theo độ tuổi, các mối quan hệ xã hội của trẻ ngày càng mở rộng: quan hệ với những người thân trong gia đình, với cô và các bạn cùng lớp, với các em lớp dưới, với những người hàng xóm xung quanh...Trong các mối quan hệ này, trẻ đã nhận biết đƣợc mối quan hệ giữa mình với người khác (quan hệ thứ bậc), từ đó có cách xưng hô và các biểu hiện hành vi phù hợp.
Trẻ nhận biết đƣợc vị thế của mình và điều chỉnh hành vi phù hợp theo vị thế. Trong các mối quan hệ xã hội ở nơi công cộng, trẻ biết quan sát những dấu hiệu bên ngoài nhƣ nét mặt, trang phục để xác định thứ bậc xƣng hô.
Trẻ mẫu giáo lớn bắt đầu có khả năng tự điều chỉnh hành vi của bản thân, nghĩa là thực hiện những yêu cầu trước kia xuất phát từ người lớn.
Chúng có thể làm đến cùng những việc không hấp dẫn, nghĩa là trẻ đã ý thức đƣợc những chuẩn mực chung, các qui tắc hành vi, sự cần thiết phải thực hiện. Tuy nhiên, việc tuân thủ các chuẩn mực đã nêu chỉ có thể thực hiện với những bạn mà trẻ có thiện cảm, với bạn thân của mình.
Một số phẩm chất tốt nhƣ tính tự lực, tự tin và tự trọng đã hình thành ở trẻ. Các phẩm chất đó biểu hiện ở những việc làm rất cụ thể của trẻ nhƣ: tự làm những việc phù hợp để giúp cô, để phục vụ bản thân.
Trẻ tuân thủ các yêu cầu, hướng dẫn của cô giáo rất nghiêm túc nên các hành vi, lời nói của trẻ thường phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Trẻ 5 - 6 tuổi có thể kìm nén các cảm xúc mạnh của mình để thực hiện những yêu cầu của người lớn, nếu đó là những yêu cầu dễ hiểu, phù hợp với khả năng của trẻ. Ở độ tuổi này, những động cơ xã hội đã ảnh hưởng nhiều tới các hành vi của trẻ, nó góp phần hiệu quả trong việc giúp trẻ điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc của mình,
+ Với sự phát triển về nhận thức và một số phẩm chất ý chí, trẻ 5 - 6 tuổi đã nắm được mục đích của việc làm và khi đã thực hiện nhiệm vụ, trẻ nỗ lực, kiên trì để đạt được mục đích đặt ra.
Quan hệ của trẻ ngày càng đa dạng hơn, chẳng khác nào một xã hội người lớn thu nhỏ lại, nhu cầu giao tiếp với bạn bè đang phát triển rất mạnh. “Xã hội trẻ em ” còn khác xa so với xã hội người lớn. Hợp rồi tan, tan rồi hợp, thực và chơi, chơi và thực. Đó chính là nét độc đáo của cái xã hội ấy. Những mối quan hệ xã hội trong nhóm bạn bè có một ý nghĩa lớn lao đối với trẻ. Trong cái xã hội ấy mỗi đứa trẻ có một vị trí nhất định, thể hiện qua việc đối xử giữa các thành viên với nhau. Vị trí trong nhóm bạn cùng tuổi ảnh hưởng một cách sâu sắc đến sự phát triển nhân cách của trẻ.Vào cuối tuổi mẫu giáo, đã bắt đầu xuất hiện vai trò “thủ lĩnh”. Đó là đứa trẻ đƣợc các bạn tôn sùng và vị nể nhất. “Xã hội trẻ em” cũng dần dần hình thành những dƣ luận chung. Dƣ luận chung thường được bắt nguồn từ những nhận xét của người lớn đối với trẻ em, cũng có thể do trẻ em nhận xét lẫn nhau, dư luận chung ảnh hưởng khá lớn đối với sự lĩnh hội những chuẩn mực hành vi đạo đức của trẻ trong nhóm. Nhóm trẻ cùng chơi là một trong những cơ sở xã hội đầu tiên của trẻ em.