Lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi dựa vào cộng đồng (Trang 80 - 84)

Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ

3.1. Lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng

3.1.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng

3.1.1.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung giáo dục BVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng

- Đảm bảo tính tự nhiên, hợp lí, khách quan của địa phương: Nôi dung giáo dục cần dựa trên những vấn đề về MT sống tại địa phương, xuất phát từ nhu cầu, mong muốn của người dân địa phương về môi trường sống cho hiện tại và tương lai. Dựa trên nguồn lực sẵn có của địa phương (về nhân lực, tài lực, vật lực...) để chính người dân cùng tham gia.

- Đảm bảo tính mục đích: Nội dung giáo dục phải phù hợp với mục đích giáo dục chung và mục đích GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi.

- Đảm bảo tính hệ thống: Nội dung kiến thức GDBVMT đƣa vào hoạt động đảm bảo từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

- Đảm bảo tính vừa sức: Nội dung giáo dục phải phù hợp với đặc điểm nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý, thể chất của trẻ. Thống nhất giữa phương pháp, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục để đem lại hiệu quả cao nhất.

3.1.1.2. Cơ sở xác định phương pháp GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng

- Dựa vào mục đích GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuôi: Mục đích GDBVMT cho trẻ là cung cấp tri thức về MT, hình thành thái độ, kĩ năng, hành vi đúng

với môi trường xung quanh trẻ. Để đạt được kết quả này, trẻ cần có nhiều cơ hội tiếp xúc trực tiếp, sống gần gũi với thiên nhiên, đƣợc thử nghiệm, trải nghiệm để giải quyết các tình huống thực tế trong cuộc sống.

- Dựa vào nội dung giáo dục môi trường và khả năng nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi: Đặc trƣng của trẻ mẫu giáo là tƣ duy trực quan hành động, trực quan hình tượng, đang hình thành tư duy sơ đồ. Cần sử dụng các phương pháp phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ, tạo đƣợc cảm xúc tích cực để dần tích lũy hình thành tình cảm thân thiện với MT xung quanh.

- Dựa vào đặc điểm điều kiện của từng địa phương: Môi trường hiện thực xung quanh trẻ là phương tiện GDBVMT hiệu quả nhất. Cần lựa chọn phương pháp dựa vào đặc điểm môi trường sống của trẻ, gắn với mỗi địa phương nhất định.

Như vậy, trong tổ chức hoạt động GDBVMT cần lựa chọn phương pháp giáo dục tích cực nhằm kích thích hứng thú, nhận thức của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ đƣợc thực hành, trải nghiệm và đƣợc luyện tập trong các hoạt động đa dạng, phong phú, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu và đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.

3.1.2. Các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng được lựa chọn

Qua kết quá trình khảo sát thực trạng hai trường mầm non trên địa bàn là trường MN Thanh Mỹ và MN Đường Lâm, chúng tôi thấy trẻ của hai trường đều chưa tốt trong kỹ năng thực hành BVMT. Các thùng rác của địa phương cũng như của nhà trường và trong lớp học đều không chia ngăn, nhà trường chƣa quan tâm đến giáo dục kỹ năng phân loại rác cho trẻ. Sau khi rửa tay, trẻ thường để nước bắn và văng ra sàn nhà gây trơn trượt, lãng phí và mất vệ sinh. Người dân địa phương thường xuyên bơm tràn nước và thiết bị điện không cần thiết đƣợc sử dụng liên tục nhƣ: bật điện khi không có ai trong

phòng, bật nhiều bóng điện khi đủ sáng, mở cửa khi bật điều hòa... Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đƣa ra quy trình một số hoạt động GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng ở những nội dung sau: Phân loại rác và tái chế, tái sử dụng; Sử dụng hợp lý và tiết kiệm: nước; Sử dụng hợp lý và tiết kiệm năng lƣợng (điện, ánh sáng...)

3.1.3. Các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng đươc lựa chọn

Đặc trưng của quá trình giáo dục môi trường, cần tăng cường sử dụng các phương pháp tích cực tạo điều kiện cho trẻ thu thập được nhiều thông tin về môi trường, để từ đó chuyển tri thức thành thái độ tích cực với môi trường xunh quanh, đƣợc luyện tập kỹ năng hành vi để có thể tham gia tích cực vào các hoạt động BVMT phù hợp với trẻ MN. Chúng tôi lựa chọn các phương pháp sau để GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng:

* Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm:

- Phương pháp sử dụng trò chơi: Phương pháp này được sử dụng như là một phương pháp đặc trưng đối với trẻ lứa tuổi mầm non nhằm mục đích giáo dục trẻ tinh thần hợp tác, khả năng giải quyết vấn đề đồng thời củng cố và cung cấp kiến thức cho trẻ về môi trường sống và những cách thức để bảo vệ môi trường.

- Sử dụng tình huống có vấn đề: phương pháp này đưa trẻ vào trong các tình huống có vấn đề, từ đó trẻ nhận ra vấn đề và đƣa ra cách giải quyết vấn đề theo ý hiểu của mình. Giáo viên sẽ nhận xét và nhận định lại nội dung cần giáo dục cho trẻ.

- Thí nghiệm và trải nghiệm: Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả trong GDBVMT, trẻ có thể độc lập đƣa ra cách giải quyết dựa trên tri thức và kinh nghiệm đã có.

- Lao động: trẻ có thể lao động tự phục vụ, chăm sóc động - thực vật, vệ sinh MT... Lao động tạo điều kiện cho trẻ chủ động, tích cực, sáng tạo, rèn kĩ

năng bảo vệ môi trường cho trẻ. Trẻ được trải nghiệm cảm xúc, tình cảm ở vị thế của người lao động, từ đó có cách ứng xử phù hợp với những tình huống trong cuộc sống.

*Nhóm phương pháp dùng lời:

- Đàm thoại

- Đặt câu hỏi: Trẻ thường thích tìm tòi, khám phá và đặt nhiều câu hỏi cho người lớn. Các câu hỏi này thường đa dạng và sâu sắc nên có thể biết trẻ hứng thú về vấn đề gì qua câu hỏi của trẻ. Cần tạo điều kiện để trẻ có nhiều cơ hội đặt câu hỏi cho giáo viên hoặc tự đặt câu hỏi và trả lời.

- So sánh: Việc so sánh sẽ hình thành ở trẻ biểu tƣợng và tình cảm rõ ràng.

- Phân tích: Trẻ MN có thể tiến hành các phân tích đơn giản và phúc tạp.

Việc phân tích giúp trẻ tiếp nhận tri thức một cách có ý thức.

* Phương pháp trực quan:

Trong GDBVMT dựa vào cộng đồng, phương pháp trực quan được sử dụng để giúp trẻ tri giác các hiện tƣợng tự nhiên, các mẫu vật thật (con vật nuôi, cây cối, mẫu nước, mẫu đồ dùng...), các thao tác, cách thức thực hiện một hoạt động khi trải nghiệm thực tế hoặc làm thí nghiệm; tri giác qua tranh vẽ, băng hình, các hành động mẫu của người khác... Trẻ được quan sát các phương tiện trực quan trong môi trường sống thực tế hoặc được lấy từ đời sống thực tế; các thao tác, hành vi mẫu cũng đƣợc chính GV, cha mẹ trẻ, những người dân trong cộng đồng tham gia thực hiện (vd: bác nông dân thực hiện cách gieo hạt/thu hoach nông sản cho trẻ quan sát; người dân thực hiện cách lọc nước để loại bỏ tạp chất trước khi sử dụng; làm chiếc vòng từ vải vụn...). Qua quan sát trực quan, trẻ nhận thức đầy đủ, chính xác về các đối tượng cũng như kĩ năng thực hành bảo vệ môi trường từ đó có hành vi đúng, thái độ và biện pháp phù hợp trong việc bảo vệ môi trường.

* Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và sự khích lệ:.

Mục đích của phương pháp này là để tuyên dương, khích lệ kịp thời khi trẻ có thái độ, hành vi bảo vệ môi trường. Đồng thời nhắc nhở nhẹ nhàng những hành vi chưa có lợi cho môi trường. Phương pháp này có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Nếu trẻ có hành vi chƣa đúng cần nhẹ nhàng nhắc nhở để trẻ rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi dựa vào cộng đồng (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)