Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng
2.1.3. Đối tượng, địa bàn,phương pháp và cộng cụ khảo sát
- CBQL trường MN Thanh Mỹ - thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội và CBQL trường MN Đường Lâm - thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội.
- 24 giáo viên MN ở 2 trường MN trên địa bàn thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội. Trong đó có: 12 giáo viên trường MN Thanh Mỹ - thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội, 12 giáo viên trường MN Đường Lâm - thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội.
- 60 trẻ MG 5 - 6 tuổi ở 2 trường thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội : 30 trẻ ở trường MN Thanh Mỹ - thị xã Sơn Tây - thành phố Hà Nội, 30 trẻ
trường MN Đường Lâm - Thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội. Hai trường chúng tôi khảo sát đều nằm trên địa bàn thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội
- Lãnh đạo UBND xã Thanh Mỹ và xã Đường Lâm.
- Đại diện các tổ chức xã hội đoàn thể tại địa phương (Hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,...), nhóm GVMN, nhóm cha mẹ trẻ.
2.1.3.2. Phương pháp khảo sát
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Khảo sát bằng phiếu hỏi với 24 GVMN; 30 cha mẹ trẻ tại trường mầm non Thanh Mỹ - Sơn tây - HN; 30 cha mẹ trẻ tại trường mầm non Đường Lâm - Sơn Tây - HN.
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Lập phiếu điều tra, chọn đối tượng giáo viên MN đang dạy trẻ 5 - 6 tuổi.
- Bước 2: Phát phiếu điều tra
- Bước 3: Thu phiếu, xử lý kết quả khảo sát - Bước 4: Nhận xét thực trạng và nguyên nhân
Phương pháp quan sát
- Quan sát cảnh quan, CSVC... của trường mầm non và của địa phương.
- Quan sát tìm hiểu các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi của giáo viên.
- Quan sát quá trình hoạt động trong các tiết học, trong hoạt động vui chơi và trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
- Quan sát thực địa tại lớp, trường MN Thanh Mỹ và MN Đường Lâm;
Tại một số hộ gia đình trên địa bàn (các gia đình có vườn trồng cây, gia đình có chăn nuôi gia súc,gia cầm mô hình vừa và nhỏ, gia đình làm nghề thủ công,...)
Phương pháp đàm thoại
- Trao đổi, thảo luận với giáo viên MN, CBQL nhằm tìm hiểu thực trạng môi trường địa phương, xác định được nhu cầu, khả năng của địa phương trong hoạt động giáo dục BVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng.
- Đàm thoại với trẻ để thu thập thông tin, nhằm tìm hiểu hiệu quả của giáo dục BVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.
- Phỏng vấn sâu: CBQL trường MN Thanh Mỹ và CBQL trường MN Đường Lâm, GVMN, phụ huynh học sinh lớp 5 tuổi.
- Thảo luận nhóm: tổ chức xã hội đoàn thể tại địa phương (Hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên…), nhóm GVMN, nhóm cha mẹ trẻ.
- Lấy thông tin thứ cấp qua các báo cáo, 2.1.3.3. Bộ công cụ khảo sát
a. Bảng kiểm tra hiệu quả GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi:
Để đạt đƣợc mục đích trên, tôi sử dụng bộ công cụ khảo sát sau:
Cơ sở xây dựng: Căn cứ vào mục tiêu chung của GD mầm non mới hiện hành; Căn cứ vào mục tiêu chương trình giáo dục mẫu giáo; Căn cứ vào mục tiêu giáo dục phát triển đối với trẻ 5 - 6 tuổi; Căn cứ vào mục tiêu giáo dục phát triển tình cảm và KN xã hội đối với trẻ 5 - 6 tuổi; Căn cứ bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi;
Nội dung: Bảng kiểm tra hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Trên cơ sở nghiên cứu về mục tiêu, nội dung giáo dục BVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN, chúng tôi đánh giá thực trạng cho trẻ dựa trên 3 tiêu chí sau:
- Tiêu chí 1: Mức độ trả lời của trẻ về 4 nội dung (mỗi nội dung bao gồm 10 câu hỏi) về MT.
Mỗi nội dung có 10 câu hỏi, mỗi câu hỏi là 1 điểm, điểm tối đa cho 1 nội dung là 10 điểm, điểm tối đa cho 4 nội dung là 40 điểm.
+ Loại tốt: trẻ trả lời đƣợc từ 32 đến 40 điểm + Loại khá: trẻ trả lời đƣợc 26 đến 31 điểm
+ Loại trung bình: Trẻ trả lời đƣợc 20 đến 25 điểm + Loại yếu: trẻ trả lời được dưới 20 điểm
- Tiêu chí 2: Kỹ năng về BVMT của trẻ 5 - 6 tuổi
- Tiêu chí 3: Thái độ của trẻ trong những tình huống môi trường cụ thể (bỏ rác đúng nơi quy định, phân loại rác, cất đồ chơi...)
Cụ thể:
Tiêu chí 1: Hiểu biết về môi trường của trẻ 5 - 6 tuổi
Tiêu chí hiểu biết về môi trường của trẻ được chúng tôi đánh giá thông qua bài tâp 1 (phụ lục )
- Trẻ biết đƣợc tên gọi và miêu tả đƣợc hình dáng bên ngoài của bản thân, người thân trong gia đình, cô giáo và một số bạn trong lớp.
- Kể đƣợc tên của các loài cây, hoa, quả và các loài động vật. nêu đƣợc môi trường sống và ích lợi chung của các loài thực vật và động vật.
- Biết tên và đặc điểm của quê hương trẻ.
- Biết lợi ích và đặc điểm của một số tài nguyên.
- Biết tên gọi và đặc điểm của các mùa trong năm. Biết đƣợc sự thay đổi thời tiết ở các buổi trong ngày.
Tiêu chí này đƣợc đánh giá nhƣ sau:
+ Loại giỏi: trẻ trả lời đƣợc từ 32 đến 40 điểm + Loại khá: trẻ trả lời đƣợc 26 đến 31 điểm
+ Loại trung bình: Trẻ trả lời đƣợc 20 đến 25 điểm + Loại yếu: trẻ trả lời được dưới 20 điểm
Tiêu chí 2: Kỹ năng về môi trường của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Tiêu chí kỹ năng về MT của trẻ đƣợc chúng tôi đánh giá qua bài tập 2 (Phụ lục ):
Trẻ có thể:
- Phân biệt đƣợc những hành động đúng, hành động sai đối MT - Giữ gìn vệ sinh cho bản thân, có thói quen tự phục vụ.
- Biết giữ gìn vệ sinh nơi mình ở, trường lớp, đường phố, những nơi công cộng.
- Biết chăm sóc và bảo vệ cây cối và các con vật nuôi.
- Biết làm thế nào để thích nghi với thời tiết.
Tiêu chí này đƣợc đánh giá nhƣ sau:
+ Loại giỏi: trẻ trả lời đƣợc từ 32 đến 40 điểm + Loại khá: trẻ trả lời đƣợc 26 đến 31 điểm
+ Loại trung bình: Trẻ trả lời đƣợc 20 đến 25 điểm + Loại yếu: trẻ trả lời được dưới 20 điểm
Đánh giá đúng một hành động trong một tranh, trẻ đƣợc 0.25 điểm, điểm tối đa của một nội dung là 1 điểm, điểm tối đa của tiêu chí 3 là 8 điểm.
Tiêu chí 3: Thái độ về môi trường của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Tiêu chí thái độ về MT của trẻ đƣợc chúng tôi đánh giá qua bài tập 3 (Phụ lục ):
Trẻ thích và hào hứng với những hành động đúng với MT:
- Tự phục vụ những nhu cầu đơn giản của bản thân. Ngoan ngoãn nghe lời ông bà, cha mẹ, anh chị, cô giáo, yêu thương anh em, hòa thuận đoàn kết vơi bạn bè.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở, trừng lớp và những nơi công cộng - Chăm sóc cây cối, chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi.
- Giữ gìn nguồn tài nguyên, bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết.
- Trẻ ghét và tránh xa những hành động không đúng đối với MT:
- Không tự phục vụ những nhu cầu đơn giản của bản thân. Không vâng lời ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị….không hòa thuận, đoàn kết với bạn bè.
- Không giữ gìn vệ sinh cá nhân, ở nhà, trường lớp, những nơi công cộng.
- Phá hoại cây cối, làm hại các loài động vật
- Phá hoại tài nguyên thiên nhiên, không biết bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết.
Tiêu chí này đƣợc đánh giá nhƣ sau:
+ Loại giỏi: trẻ trả lời đƣợc từ 32 đến 40 điểm + Loại khá: trẻ trả lời đƣợc 26 đến 31 điểm
+ Loại trung bình: Trẻ trả lời đƣợc 20 đến 25 điểm + Loại yếu: trẻ trả lời được dưới 20 điểm
Dựa trên tổng số điểm trẻ đạt đƣợc ở 3 tiêu chí trên, chúng tôi đánh giá hiệu quả của việc GDMT cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi học tập theo 4 mức độ:
+ Loại giỏi: trẻ trả lời đƣợc từ 32 đến 40 điểm + Loại khá: trẻ trả lời đƣợc 26 đến 31 điểm
+ Loại trung bình: Trẻ trả lời đƣợc 20 đến 25 điểm + Loại yếu: trẻ trả lời được dưới 20 điểm
b. Phiếu điều tra với GVMN
Ngoài những thông tin chung, phiếu điều tra GV dùng để đánh giá thực trạng các vấn đề sau:
- Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc GDMT và GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng.
- Thực trạng GV đang sử dụng các hình thức, biện pháp GDBVMT cho trẻ.
- Hiệu quả các biện pháp mà giáo viên đang sử dụng.
- Những thuận lợi và khó khăn mà GV gặp phải trong quá trình GDBVMT cho trẻ.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi.
c. Phiếu điều tra PH
Ngoài phần thông tin chung, phiếu điều tra PH dùng để đánh giá thực trạng các vấn đề sau:
- Nhận thức của PH về GDMT.
- Nhận thức của PH về tầm quan trọng của GDMT dựa vào cộng đồng.
- Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường.
d. Phiếu thảo luận nhóm PH
- Thực trạng môi trường địa phương.
- Thực trạng ý thức BVMT ở địa phương.
- Nhu cầu về nội dung BVMT cho trẻ.
- Nhu cầu tham gia GDBVMT cho trẻ.
e. Phiếu thảo luận nhóm cộng đồng
- Thực trạng môi trường địa phương.
- Thực trạng ý thức BVMT ở địa phương.
- Nhu cầu về nội dung BVMT cho trẻ.
- Sự tham gia của cộng đồng trong GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi.
- Thuận lợi và khó khăn của cộng đồng khi tham gia GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi.
g. Phiếu thảo luận nhóm GVMN
- Thực trạng môi trường địa phương.
- Nguyên nhân ô nhiễm MT ở địa phương.
- Thực trạng hoạt động GDBVMT ở trường MN.
- Nhận thức của GV về giáo dục BVMT dựa vào cộng đồng.
- Đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động GDBVMT.
h. Phiếu phỏng vấn CBQL
- Thực trạng tình hình MT ở địa phương.
- Ý nghĩa của hoạt động BVMT