CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CỦA TỔ CHỨC
2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Trên cơ sở chính sách về tài chính- kinh tế mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 02/1951) đề ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý Kho bạc nhà nước, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch. Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử, là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1955-1975), hoạt động của Ngân hàng Quốc gia tập trung vào việc tăng cường quản lý, điều hoà lưu thông tiền tệ theo các nguyên tắc quản lý kinh tế XHCN; xây dựng và hoàn thiện chế độ tín dụng hướng vào phục vụ phát triển kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể;
mở rộng phạm vi và cải tiến nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt, thiết lập vai trò ngân hàng là trung tâm thanh toán của nền kinh tế; mở rộng quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế; thực hiện chế độ Nhà nước độc quyền quản lý ngoại hối.
Ngày 26/10/1961, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tháng 3/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT với định hướng cơ bản là chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh. Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng
41
và tổ chức tài chính. Sự ra đời của 2 Pháp lệnh ngân hàng đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng trung ương; các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật.
2.1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối;
thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Nghị định số 16/2017/NĐ- CP ngày 17 tháng 2 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Phụ lục 2).
2.1.1.2 Bộ máy tổ chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay gồm có 19 đơn vị hành chính là các Vụ, Cục, Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, 06 đơn vị sự nghiệp trực thuộc và 63 Chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cụ thể:
- 19 Vụ, Cục, Đơn vị gồm: Vụ Chính sách tiền tệ; Vụ Tín dụng; Vụ Quản lý ngoại hối; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Thanh toán; Vụ Pháp chế; Vụ Kiểm toán nội bộ; Vụ Tài chính- Kế toán; Vụ Dự báo, thống kê; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Ổn định tài chính- tiền tệ; Sở Giao dịch, Văn phòng, Vụ Thi đua- Khen thưởng; Vụ Truyền thông; Cục Quản trị; Cục Phát hành và Kho quỹ;
Cục Công nghệ thông tin; Cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng.
42
- 06 đơn vị sự nghiệp trực thuộc gồm: Viện Chiến lược ngân hàng;
Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam; Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng; Tạp chí ngân hàng; Thời báo ngân hàng; Học viện ngân hàng.
- 63 Chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước có bộ máy tổ chức tương đối lớn và phức tạp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, trong đó có quản lý các chương trình đào tạo. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Nhà nước thể hiện ở sơ đồ (Xem sơ đồ 2.1).
2.1.2. Một số kết quả hoạt động chủ yếu
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chặt chẽ nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bền vững; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động tiền tệ, ngân hàng, bảo đảm đồng bộ với hệ thống pháp luật nói chung, phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế.
Với việc điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, Ngân hàng Nhà nước đưa lạm phát ở mức cao 23% vào tháng 8/2011 xuống còn 6,81% năm 2012; 3,53% năm 2017 và dự kiến dưới 4% năm 2018.
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách lãi suất theo hướng giảm dần, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ và đặc biệt là lạm phát để giảm mặt bằng lãi suất. Mặt bằng lãi suất được đưa về mức thấp, tạo điều kiện cho tổ chức tiếp cận vốn ngân hàng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Đây là một điểm rất quan trọng để hướng đến sự phát triển ổn định vững chắc của hệ thống ngân hàng trong tương lai.
Thứ ba, triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp tín dụng, lãi suất theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng nhằm hỗ trợ tổ chức phát triển sản xuất kinh doanh; Tăng trưởng tín dụng đạt 14%.
43
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
44
Thứ tư, quá trình cơ cấu lại các Tổ chức tín dụng (TCTD) và xử lý nợ xấu cơ bản đảm bảo đúng lộ trình và là điểm sáng trong Chương trình tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế. Với việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp cơ cấu lại các TCTD cùng với điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, an toàn của hệ thống TCTD được bảo đảm, nguy cơ gây đổ vỡ, mất an toàn hệ thống đã được đẩy lùi, khả năng chi trả của các TCTD được cải thiện, tài sản của Nhà nước và tiền gửi của nhân dân được đảm bảo an toàn. Đến nay, hệ thống các TCTD đã được cơ cấu, sắp xếp lại gọn hơn (giảm 05 NHTM cổ phần và 02 TCTD phi ngân hàng thông qua sáp nhập, hợp nhất, giải thể);
năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của hệ thống các TCTD đã được cải thiện một bước.