Nhân tố bên trong Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 80 - 84)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CỦA TỔ CHỨC

2.5 Một số nhân tố ảnh hưởng đến chương trình đào tạo của Ngân hàng Nhà nước

2.5.2 Nhân tố bên trong Ngân hàng Nhà nước

2.5.2.1 Chiến lược phát triển của Ngân hàng Nhà nước

Chiến lược phát triển ngành ngân hàng được xây dựng và thực thi nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Đảng và Nhà nước đề ra. Phát triển hệ thống ngân hàng được đặt trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, với sự phát triển tổng thể hệ thống tài chính, thị trường tài chính, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Mục tiêu phát triển ngành ngân hàng giai đoạn 2011-2020 là: Xây dựng hệ thống ngân hàng phát triển toàn diện, an toàn, bền vững, hiện đại, hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có năng lực quản lý, trình độ ứng dụng công nghệ tiên tiến, hội nhập quốc tế sâu rộng, áp dụng đầy đủ các thiết chế và chuẩn mực theo thông lệ quốc tế ở cả Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng.

Chiến lược phát triển của Ngân hàng Nhà nước cụ thể như sau: Phát triển Ngân hàng Nhà nước trở thành một Ngân hàng trung ương thực sự, thực hiện hiệu quả việc ổn định giá trị đồng tiền, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, đảm bảo an toàn, hiệu quả hệ thống thanh toán quốc gia, thúc đẩy sự ổn định tài chính góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, có phương thức quản lý tiên tiến trên nền tảng công nghệ

79

thông tin, sử dụng các chuẩn mực theo thông lệ quốc tế trong hoạt động nghiệp vụ NHTW, hội nhập sâu rông với cộng đồng tài chính quốc tế tương tự như NHTW các nước tiên tiến ở khu vực châu Á.

2.5.2.2 Quan điểm của Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước về công tác đào tạo

Từ trước đến nay, Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước qua các thời kỳ đều quan tâm đến công tác đào tạo, coi đào tạo nhân lực là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển ngành Ngân hàng.

Đào tạo lại nhân lực, đào tạo bổ trợ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức luôn được Lãnh đạo NHNN ưu tiên nhằm tạo ra đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đảm đương được các vị trí công việc quan trọng hàng đầu như tham mưu hoạch định chính sách tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, quản lý ngoại hối, dự báo, thống kê tiền tệ... Nhận thức sâu sắc điều đó, từ năm 2004 Ngân hàng Nhà nước đã thiết kế thực hiện giai đoạn I của Đề án “Xây dựng từng bước nhóm cán bộ nòng cốt, trình độ cao nghiệp vụ sâu, có khả năng trở thành những chuyên gia trong từng lĩnh vực chuyên môn hẹp của NHNN” (gọi tắt là Đề án chuyên gia); Năm 2008, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định 1774/QĐ-NHNN phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Chuyên gia giai đoạn 2 (2008 - 2010) và định hướng đến 2015. Thông qua hoạt động của Đề án, NHNN đã đạt được một số kết quả nhất định, khẳng định sự cần thiết của công tác đào tạo chuyên gia.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện Đề án chuyên gia giai đoạn 2013-2020 theo Quyết định 2507/QĐ-NHNN ngày 29/10/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ; góp phần xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có đủ năng lực, phẩm chất để bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của NHNN trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Hiện nay, Ngân hàng

80

Nhà nước đang thực hiện Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo Quyết định số 1280/QĐ-NHNN ngày 27/6/2012.

2.5.2.3 Về quy mô, cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước là đơn vị có quy mô tổ chức lớn. Riêng Hội sở chính có hơn 2000 công chức, viên chức và 63 Chi nhánh tỉnh, thành phố có hơn 5000 công chức, viên chức. Đối với đơn vị có quy mô lớn, việc triển khai các chương trình đào tạo khá phức tạp. Các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thường phân bổ chỉ tiêu đối với công chức, viên chức Hội sở chính NHTW và 63 Chi nhánh tỉnh, thành phố. Do đó, việc lựa chọn đối tượng đào tạo, thiết kế chương trình cũng như chi phí đào tạo sẽ bị ảnh hưởng.

Cùng với quy mô lớn, Ngân hàng Nhà nước có nguồn lực về nhân lực và tài chính. Như trên đã đề cập, Ngân hàng Nhà nước có đội ngũ công chức, viên chức lớn về số lượng, có trình độ chuyên môn, ham học hỏi và có trách nhiệm với công việc. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước có ngân sách riêng dành cho đào tạo, cũng như có nhiều nguồn để thu hút đầu tư cho đào tạo từ các tổ chức trong và ngoài nước.

2.5.2.4 Về phân tích công việc của Ngân hàng Nhà nước

Tại NHNN hoạt động phân tích công việc tương đối cụ thể, rõ ràng và chi tiết đến từng cán bộ quản lý cũng như công chức, viên chức. Hiện nay NHNN đã thiết kế các bản mô tả vị trí việc làm đối với tất cả các vị trí công việc. Bản mô tả vị trí việc làm nêu cụ thể nhiệm vụ và tiêu chuẩn đánh giá đối với vị trí công việc cũng như các yêu cầu về kiến thức chuyên môn, kiến thức bổ trợ, kỹ năng, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân... Các tiêu chuẩn đánh giá cụ thể, qua đánh giá thực hiện công việc từ đó để thấy kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cần thiết phải đào tạo đối với người lao động để thực hiện công việc có hiệu quả. Như vậy, việc phân tích công việc tác động lớn đến việc thiết kế và triển khai các chương trình đào tạo của NHNN.

2.5.2.5 Năng lực của bộ phận phụ trách đào tạo

81

Bộ phận phụ trách đào tạo của Ngân hàng Nhà nước bao gồm Phòng Đào tạo thuộc Vụ Tổ chức cán bộ và Trường bồi dưỡng cán bộ ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Trong đó:

- Phòng Đào tạo - Vụ Tổ chức cán bộ: tham mưu cho Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Tổ chức triển khai thực hiện sau khi được Thống đốc phê duyệt.

Đồng thời quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.

Phòng Đào tạo gồm 08 công chức, trong đó có 01 Trưởng phòng, 02 Phó Trưởng phòng và 05 Chuyên viên; có 02 công chức trình độ Cử nhân và 06 trình độ Thạc sỹ.

- Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng: Là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước và ngành Ngân hàng. Trường có 70 viên chức, được phân bổ tại Trụ sở ở Hà Nội, phân viện Nghệ An và phân viện Vũng Tàu.

82

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)