CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
3.4 Đề xuất giải pháp hoàn thiện chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3.4.1 Hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3.4.1.1 Xác định thứ tự ưu tiên và bổ sung lĩnh vực cần đào tạo chuyên môn nghiệp vụ
Hiện nay, các chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước đang được phân bổ theo 12 lĩnh vực chuyên môn thuộc 3 Khối: Khối chính sách, Khối Thanh tra, giám sát và Khối phục vụ, gồm:
- Kinh tế vĩ mô - Chính sách tiền tệ - Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ tài chính;
- Nghiệp vụ NHTW;
- Thanh tra, giám sát ngân hàng;
- Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại;
- Thanh toán;
- Kiểm soát, kiểm toán nội bộ;
- Kế toán;
- Phát hành tiền - Quản lý kho quỹ;
- Quản lý tài sản, dự án;
- Quản trị nhân sự;
- Nghiệp vụ báo chí, tuyền truyền;
- Nghiệp vụ bảo vệ, lái xe, lễ tân phục vụ.
Các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ đều có vai trò nhất định đối với hoạt động chung của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, để các chương trình đào tạo thực sự chuyên sâu, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải gây lãng phí, NHNN cần xác định thứ tự ưu tiên đào tạo cho lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ. Với chức năng chính là điều hành chính sách tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, NHNN cần ưu tiên đối với các chương trình đào tạo cho công chức, viên chức thuộc các Khối nghiệp vụ và Thanh tra, giám sát, bao gồm: Chính sách tiền tệ; Dự báo thống kê; Thanh toán; Ổn định
92
tài chính, tiền tệ; Thanh tra, giám sát ngân hàng. Theo đó, số lượt đào tạo tại các chương trình này phải tăng lên, đồng thời giảm lượt đào tạo tại các chương trình đào tạo dành cho Khối phục vụ (Tổ chức cán bộ, Phát hành Kho quỹ, Công nghệ thông tin, Cục Quản trị, Văn phòng…).
Khối Thanh tra, giám sát ngân hàng hiện nay được đánh giá là công việc phức tạp nhất, khó khăn nhất trong điều kiện Chính phủ đang có chủ trương tái cơ cấu các Tổ chức tín dụng, thanh tra, giám sát toàn diện hoạt động các Tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu. Làm tốt công tác thanh tra, giám sát là chìa khóa quan trọng để quản lý các Tổ chức tín dụng, góp phần ổn định trật tự an ninh xã hội và kinh tế tài chính tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, đội ngũ công chức làm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng nhìn chung vừa yếu vừa thiếu. Số lượng cán bộ đủ năng lực, kinh nghiệm, am hiểu pháp luật, am hiểu nghiệp vụ tín dụng ngân hàng chưa nhiều. Vì vậy, NHNN cần xác định ưu tiên đào tạo đối với cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát, có thể coi là chiến lược đào tạo trọng điểm trong giai đoạn 2019-2024.
Ngoài ra, trong các lĩnh vực đào tạo nêu trên, tác giả nhận thấyNHNN chưa thực hiện chương trình đào tạo về pháp luật ngân hàng. Trong điều kiện hiện nay, NHNN cần bổ sung chương trình đào tạo về mảng chuyên môn nghiệp vụ này. Theo tác giả, đây là nghiệp vụ quan trọng cần được xây dựng và triển khai chương trình đào tạo nhằm nâng cao kiến thức pháp luật nói chung và pháp luật về ngân hàng nói riêng cho công chức, viên chức. Pháp chế ngân hàng nếu không được ưu tiên đào tạo sẽ gây ra những thiếu hụt về kiến thức pháp luật, hơn nữa mảng chuyên môn này sẽ bổ sung rất tốt trong công tác tham mưu cho công chức, viên chức thuộc Khối nghiệp vụ chính của NHNN. Tác giả xây dựng sơ bộ một chương trình đào tạo liên quan đến pháp chế ngân hàng như sau:
Tên chương trình
đào tạo “Pháp luật các tổ chức tín dụng”
93
Thời gian đào tạo Thời gian khóa học là 5 ngày
Địa điểm đào tạo Trung tâm Đào tạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Đồ Sơn, Hải Phòng
Mục tiêu của chương trình
Cung cấp cho công chức, viên chức kiến thức về pháp luật các tổ chức tín dụng, các nghiệp vụ quan trọng của các tổ chức tín dụng.
Đối tượng đào tạo Cán bộ làm công tác pháp chế, thanh tra – giám sát, chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối, kiểm toán nội bộ
Nội dung chương trình đào tạo
- Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng 2017;
- Cơ cấu tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân;
- Những lưu ý trong hợp đồng tín dụng ngân hàng;
- Các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng;
- Những lưu ý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng, của người gửi tiền.
Giảng viên của chương trình
- Giảng viên Trường Học viện Ngân hàng hoặc các Trường Đại học Kinh tế;
- Chuyên gia Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Bên cạnh đó, nội dung chương trình đào tạo phải được xây dựng phù hợp với nhu cầu của các đơn vị tuyển dụng theo tiêu chí mở, cập nhật và linh hoạt, trong xu thế hội nhập và chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế phù hợp nhất.
Chương trình đào tạo phải sát với nhu cầu thực tiễn mà cụ thể là nội dung đào tạo theo chức danh nghề nghiệp, cán bộ chuyên môn về các mảng nghiệp vụ;
thanh tra giám sát, hoạch định Chính sách tiền tệ, nghiên cứu phát triển dịch
94
vụ ngân hàng, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro, công nghệ thông tin ngân hàng, kinh doanh vốn, tín dụng…và đặc biệt phải phù hợp với những biến đổi của tình hình kinh tế, chính trị của quốc gia.