Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 85 - 88)

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

3.1 Đánh giá thực trạng chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công đã đạt được, qua phân tích tổng thể và kết quả khảo sát các chương trình đào tạo nói trên, đề tài đưa ra một số hạn chế của chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước như sau:

84

- Về đối tượng đào tạo: Một số chương trình đào tạo, các đơn vị chưa xem xét cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn, cử cán bộ đi đào tạo phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, dẫn đến có nhiều trường hợp được cử đi đào tạo không theo kịp chương trình đào tạo. Năng lực và trình độ cán bộ của các cán bộ được cử đi tham gia đào tạo thường không đồng đều, nhất là khả năng ngoại ngữ đối với các chương trình có giảng viên nước ngoài, gây khó khăn cho giảng viên trong việc xây dựng nội dung chương trình, tài liệu giảng dạy phù hợp, không đạt được hiệu quả tốt nhất của khóa học.

Ngoài ra, đối tượng đào tạo trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước chủ yếu là các cán bộ chuyên môn, đã qua đào tạo, có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ mình đang công tác. Vì vậy, nội dung của các chương trình chuyên môn nghiệp vụ chủ yếu là cập nhật, bổ sung các kiến thức mới, đòi hỏi các nội dung, tài liệu giảng dạy phải liên tục rà soát, thay đổi. Do đó, không có khuôn mẫu cho chương trình đào tạo và xây dựng chương trình đào tạo cụ thể áp dụng qua nhiều khóa học.

- Về nội dung chương trình đào tạo: Một số chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn nặng về lý thuyết và công thức, ít kiến thức thực tiễn trong khi nhu cầu của người học chủ yếu là kinh nghiệm thực tiễn. Nội dung chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ nói chung cần thiết kế theo hướng lược bỏ phần giải thích quá chi tiết về các khái niệm cơ bản mà học viên đã biết và tập trung vào nghiệp vụ cụ thể.

Một số chương trình đào tạo chưa phân bổ thời gian đào tạo hợp lý.

Chẳng hạn chương trình đào tạo “Kinh tế vĩ mô và quản lý kinh tế vĩ mô” mà tác giả thực hiện khảo sát ở chương 2, là chương trình đào tạo với lượng kiến thức về kinh tế vĩ mô rộng lớn và phức tạp, nhưng thời gian học chỉ diễn ra trong 4 ngày, trong đó có 1 ngày để giao lưu các đơn vị và kiểm tra, đánh giá.

Nhìn chung, chương trình đào tạo còn lẻ tẻ, tính hệ thống không cao, sự kế thừa đào tạo mang tính liên tục theo từng cấp cán bộ không rõ nét.

85

- Về đội ngũ giảng viên: Ngân hàng Nhà nước không có đội ngũ giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy các chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ giảng viên này chủ yếu thuê từ các Trường Đại học trong và ngoài nước, các chuyên gia kinh tế hoặc cán bộ NHNN có trình độ sau đại học, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn ...Các chế độ chính sách đối với giảng viên chưa thoả đáng, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong hoạt động nghề nghiệp. Các trường bồi dưỡng, các trung tâm đào tạo rất thiếu đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao, kỹ năng giảng dạy tốt và có kinh nghiệm thực tiễn. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước thiếu đội ngũ chuyên gia kinh tế, quản lý vĩ mô có thể đảm đương vị trí giảng viên với yêu cầu sở hữu năng lực nghiên cứu, dự báo, xây dựng chiến lược, định hướng phát triển hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu ngân hàng, xây dựng chính sách vĩ mô về tiền tệ ngân hàng, thanh tra giám sát an toàn hệ thống và thanh toán. Đồng thời có nhiều người có tiềm năng, khả năng về mặt chuyên môn nghiệp vụ, nhưng lại thiếu khả năng giảng dạy. Điều đó làm thiếu đi nguồn giảng viên cho các chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.

Đối với giảng viên chương trình đào tạo là chuyên gia nước ngoài, thì bên cạnh hạn chế về phương thức truyền đạt do bất đồng ngôn ngữ, một hạn chế khác là các chuyên gia không nắm rõ về điều kiện kinh tế Việt Nam cũng như các nghiệp vụ của Ngân hàng Trung ương Việt Nam. Do đó, cần thiết phải có trợ giảng, phiên dịch tham gia chương trình đào tạo. Công tác biên phiên dịch tài liệu nhiều chương trình chưa tốt, nhiều thuật ngữ chuyên môn còn thiếu chính xác. Vì vậy, cần thiết phải quan tâm đến việc biên –phiên dịch tài liệu để người học tiếp thu được chính xác những điều giảng viên truyền đạt. Điều này có tác động không nhỏ đến kết quả của các chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giảng dạy và học tập của NHNN còn thiếu và lạc hậu, chủ yếu tận dụng phòng họp hoặc thuê từ các Trung tâm, Trường Bồi dưỡng trong hệ thống ngành Ngân hàng. Đối chiếu với tiêu chuẩn

86

đánh giá chất lượng giáo dục đại học quy định tại Quyết định số 65/2007/QĐ- BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ Giáo dục và đào tạo thì 100% các cơ sở đào tạo đều không đạt chuẩn. Thư viện, phòng học, phòng máy tính, phòng thực hành, hệ thống mạng thông tin phục vụ công tác quản lý cũng như người học, sân bãi phục vụ hoạt động thể thao còn hạn chế. Quỹ đất dành cho các cơ sở đào tạo chưa đạt chuẩn quy định.

- Về chi phí đào tạo: Việc sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cho đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế, dẫn đến thù lao, chế độ dành cho giảng viên còn nhiều bất cập, không khuyến khích cán bộ tham gia giảng dạy và đào tạo, việc thuê giảng viên ngoài cũng rất khó khăn. Điều này ảnh hướng rất lớn đến xây dựng nội dung chương trình giảng dạy, tài liệu học tập cũng như chất lượng của chương trình đào tạo. Ngoài ra, nguồn kinh phí hạn chế cũng là một trong số những nguyên nhân trong việc chậm trễ xây dựng các khung chương trình còn thiếu, lựa chọn chuyên gia phối hợp biên soạn tài liệu, xây dựng các nội dung kiến thức nâng cao của các khung chương trình đã được Thống đốc phê duyệt. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí của Ngân hàng Nhà nước còn hạn chế nên các chương trình đào tạo còn chưa thực hiện một cách rộng rãi toàn hệ thống.

3.2 Định hướng phát triển chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)