CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CỦA TỔ CHỨC
2.3 Tổng quan chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2.3.2 Nội dung chương trình đào tạo của Ngân hàng Nhà nước
Qua tổng hợp tài liệu và thực hiện phỏng vấn các công chức phụ trách công tác đào tạo của Phòng Đào tạo- Vụ Tổ chức cán bộ, tác giả sơ lược nội dung chương trình đào tạo của NHNN như sau:
Vào Quý IV của năm, NHNN tổng hợp nhu cầu đào tạo của công chức cho năm tiếp theo theo quy trình 07 bước (Xem sơ đồ 2.6).
53 a) Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu đào tạo là phần rất quan trọng, có tính chất định hướng cho việc thực hiện đào tạo trong giai đoạn tiếp theo. Cung cấp kịp thời những kiến thức cơ bản về những quy định, những quy trình quản lý chất lượng tại NHNN, bổ sung những thiếu hụt trước mắt về kỹ năng nghề nghiệp nhằm giúp người lao động hiểu và thực hiện tốt công việc của bản thân.
Mục tiêu đào tạo của NHNN là xây dựng nhóm nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu cấp bách của nền kinh tế hiện nay.
Theo đó, đối với mỗi đối tượng được đào tạo, cần đặt ra những mục tiêu cụ thể về mặt chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để từ đó có phương hướng trong việc đào tạo nguồn nhân lực, từ đó, mỗi cá nhân có thể hoàn thành công việc được giao, được phát huy tối đa khả năng của bản thân trong thực hiện công việc.
Trong thời gian qua, các thông báo về khóa học được gửi đến cho các phòng ban, số lượng người dự kiến đào tạo, thời gian, địa điểm dự kiến đào tạo. Mỗi khóa học đã có mục tiêu cụ thể là sẽ cung cấp những kiến thức, kỹ năng gì, yêu cầu về đối tượng theo học là những ai, trình độ như thế nào, sau khóa học học viên phải đạt được những gì… Chính vì thế đã tạo ra được mục tiêu phấn đấu cho học viên cũng như yêu cầu đối với giảng viên.
Mục tiêu tổng quát trong các khóa đào tạo nội bộ của cơ quan là: cung cấp kịp thời những kiến thức cơ bản về những quy định, những quy trình quản lý chất lượng, bổ sung những thiếu hụt trước mắt về kỹ năng nghề nghiệp nhằm giúp nhân viên hiểu và thực hiện tốt công việc của bản thân.
Mục tiêu đối với những khóa đào tạo kết hợp với các đối tác bên ngoài là nhằm cung cấp những kiến thức giúp người lao động nâng cao hơn hiệu quả công việc, đáp ứng được những đòi hỏi của công việc hiện tại cũng như tương lai. Xét ở khía cạnh này, đây chính là một hình thức phát triển nguồn nhân lực.
54
Sơ đồ 2.6: Quy trình đào tạo tại Ngân hàng Nhà nước (Nguồn: Phòng Đào tạo, Vụ Tổ chức cán bộ, Ngân hàng Nhà nước)
Quy trình thực hiện Trách nhiệm
Vụ Tổ chức cán bộ/Các đơn vị Vụ Tổ chức cán bộ
Thống đốc Vụ Tổ chức cán
bộ/Các đơn vị Vụ Tổ chức cán bộ/Các đơn vị liên
quan
Thống đốc/Hội đồng thẩm định Vụ Tổ chức cán
bộ/Trường bồi dưỡng cán bộ ngân hàng/Các đơn vị liên
quan Vụ Tổ chức cán bộ/Các đơn vị liên
quan
Xác định nhu cầu đào tạo
Lập kế hoạch đào tạo
Phê duyệt
Phê duyệt Tự tổ
chức
Tổ chức đào tạo
Thuê ngoài
Chuẩn bị Tiếp nhận
Đánh giá đào
tạo
55
Đối với những khóa đào tạo nội bộ, giảng viên đã có những kiến thức hiểu biết nhất định về đối tượng cần được đào tạo nên mục tiêu của các khóa học được xác định dễ dàng hơn, chủ yếu là do cán bộ đào tạo có trách nhiệm xây dựng. Nhưng đối với những giảng viên được thuê ngoài thì sự hiểu biết về người học còn nhiều hạn chế. Vì vậy, đối với những khóa học này, việc xác định rõ mục tiêu của khóa học là rất quan trọng. Mục tiêu khóa học được cán bộ đào tạo phối hợp với phụ trách phòng ban, các đội đưa ra làm cơ sở để lựa chọn đối tác đào tạo. Sau khi đã lựa chọn được đối tác đào tạo và thống nhất về mục tiêu khóa học, mục tiêu này là cơ sở để bên đối tác đào tạo, giảng viên lựa chọn nội dung, cách thức giảng dạy cho phù hợp với đối tượng được đào tạo.
Mục tiêu đặt ra cho các chương trình đào tạo chuyên môn nghiêp vụ là cần phải đạt được một số kiến thức, kỹ năng cần thiết sau:
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ.
- Thời gian kết thúc khóa đào tạo đúng với hình thức và phương pháp đào tạo đã lựa chọn.
- Trang bị cho cán bộ mới vào ngành kiến thức, kỹ năng cần có để làm việc.
Việc xác định mục tiêu cuối cùng của quá trình đào tạo chưa đầy đủ toàn diện, chưa rõ ràng từng tiêu chí, còn mang tính định tính cao. Những yêu cầu đối với học viên cũng chỉ theo ý kiến chủ quan của người xây dựng và chưa được sử dụng một cách thực sự có hiệu quả vào công tác đánh giá kết quả đào tạo. Mục tiêu là cái đích mà khi thực hiện một hoạt động nào đó cần đạt được.
Do vậy, đây cũng chính là hạn chế của công tác đào tạo. Cần xác định số lượng nhân lực đạt được yêu cầu sau khóa học, thông qua việc áp dụng kiến thức vào công việc thực tế sau khi hoàn thành khóa học, hoặc sau khóa học có kiểm tra hoặc thi các kiến thức đã được đào tạo, bồi dưỡng và đạt yêu cầu thì cấp các chứng chỉ.
56 b) Đối tượng đào tạo
Theo các số liệu về tình hình công chức, viên chức đã nêu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có số lượng công chức, viên chức lớn, trong khi đó, nguồn kinh phí cho công tác đào tạo nguồn nhân lực lại có hạn. Trên thực tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã lựa chọn đối tượng đào tạo nguồn nhân lực một cách công bằng, nhờ đó, chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo cũng được nâng lên một cách rõ rệt. Việc lựa chọn đối tượng đào tạo thường được dựa trên các tiêu chí như:
+ Căn cứ vào quy hoạch cán bộ của NHNN, nhất là quy hoạch cán bộ nguồn cho các chức vụ lãnh đạo. Cán bộ trong diện được ưu tiên cử đi học.
+ Căn cứ nội dung các chương trình, dự án đào tạo.
+ Căn cứ nhu cầu đào tạo của từng đơn vị chức năng.
+ Căn cứ vào nguyện vọng của từng cán bộ NHNN: một số cán bộ sau khi nhận thấy nhu cầu bổ sung kiến thức chuyên môn, kỹ năng phục vụ công việc sẽ tự làm đơn xin đi học theo quy định. Lãnh đạo sẽ tiến hành xem xét, dựa trên thành tích của họ để duyệt đi học với những điều khoản quy định cụ thể.
+ Căn cứ vào trình độ chuyên môn, năng lực làm việc thực tế, số năm công tác, độ tuổi và các quy định cụ thể cho từng khóa học.
c) Nội dung đào tạo
Triển khai từng chương trình đã được duyệt trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm. Các công việc phải làm khi triển khai một chương trình đào tạo gồm: xây dựng nội dung chương trình; xác nhận đối tượng tham gia chương trình; xác định thời gian và địa điểm mở lớp; dự trù kinh phí tổ chức các khoá đào tạo của chương trình; tổng hợp, đánh giá kết quả học tập của học viên; tổng kết chương trình. Đây là công đoạn do Trường Bồi dưỡng cán bộ - Ngân hàng
57
Nhà nước chịu trách nhiệm chính. Việc xây dựng chương trình đào tạo hiện nay tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Xác định các chương trình đào tạo, xây dựng đề cương nội dung chương trình đào tạo. Các chương trình đào tạo được dự kiến cho cả năm với từng quý, từng tháng cụ thể (có thể có một số điều chỉnh trong quá trình thực hiện), đề cương nội dung chương trình xây dựng ưu tiên theo thứ tự thời gian.
Bước 2: Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng phối hợp cùng giảng viên xây dựng nội dung giảng dạy cụ thể của từng khóa học, chuẩn bị giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập cũng như tham khảo (nếu có). Căn cứ vào nội dung và yêu cầu của từng khóa học, Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng sẽ chủ động lựa chọn và liên hệ giảng viên đạt tiêu chuẩn. Trong một số trường hợp, Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng sẽ liên tham khảo thêm ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực liên quan về nội dung giảng dạy và học tập.
Bước 3: Phê duyệt nội dung giảng dạy. Trên cơ sở công việc, tờ trình của Phòng quản lý đào tạo và Bộ môn, Ban giám hiệu Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng duyệt nội dung chương trình đào tạo. Đối với một số chương trình đào tạo đặc biệt, Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng sẽ làm công văn trình và chờ phê duyệt của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang đào tạo nguồn nhân lực với các nội dung chủ yếu như sau:
d) Cơ sở vật chất và chi phí đào tạo Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
Cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo của Ngân hàng về cơ bản là đáp ứng được và phù hợp với các khóa đào tạo ngắn hạn. Qua khảo sát cho thấy ngân hàng đã tận dụng triệt để các trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện có để phục vụ cho các khóa, lớp đào tạo.
58
Tuy nhiên, về mặt khách quan đánh giá thì cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho đào tạo vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, cơ sở vật chất của Ngân hàng Nhà nước còn phải đi thuê. Nhiều máy móc, trang thiết bị đã lỗi thời lẽ ra đã phải thay thế mới nhưng do NHNN chưa có kinh phí để đầu tư thay thế hay mua sắm mới.
Về chi phí đào tạo tại Ngân hàng Nhà nước:
Trên thực tế, chi phí cho công tác đào tạo nguồn nhân lực trong nước tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được phần nhỏ từ Ngân sách Nhà nước, phần lớn còn lại lấy từ Quỹ của Ngân hàng Nhà nước. Theo thống kê từ năm 2015 đến năm 2017, chi phí cho công tác đào tạo lên tới 34.624 triệu đồng trong đó có 4.330 triệu đồng lấy từ Ngân sách Nhà nước, còn lại 30.294 (chiếm 87,5%
tổng chi phí) triệu đồng lấy từ Quỹ của Ngân hàng Nhà nước.
Dự toán kinh phí đào tạo năm 2017 của Ngân hàng Nhà nước với tổng kinh phí từ Nguồn ngân sách Nhà nước là 6.632.000 nghìn đồng, và từ Ngân hàng Nhà nước là 8.432.000 nghìn đồng.
e) Địa điểm và lịch trình đào tạo
Ngoài 02 cơ sở đào tạo là Học viện ngân hàng và Trường Đại học Ngân hàng TPHCM nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân do NHNN quản lý tham gia đào tạo lại nhân lực ngành ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước có Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng thực hiện các chương trình đào tạo. Ngoài ra, còn có hệ thống các trường đào tạo, trung tâm đào tạo trong ngành Ngân hàng cùng thực hiện các chương trình đào tạo như: Trường Bồi dưỡng NHTMCP Công thương Việt Nam; Trung tâm đào tạo Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; Trung tâm đào tạo Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam;
Trung tâm đào tạo Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Trung tâm đào tạo Hiệp hội Ngân hàng; Trung tâm đào tạo của một số NHTMCP.
Ngoài các nội dung nêu trên, việc lựa chọn giảng viên đào tạo là nhiệm vụ hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết định sự thành công của mỗi chương
59
trình đào tạo. Hiện tại, NHNN chưa xây dựng được đội ngũ giảng viên kiêm chức hay cộng tác viên cố định, mà thường là khi dự định mở lớp hay có yêu cầu đào tạo khi đó mới tìm giảng viên, riêng trường hợp tuyển mới về các bộ phận thì phòng tổ chức sẽ phối hợp với bộ phận tiếp nhận nhân viên mới tuyển sẽ phân công người có chuyên môn, và kinh nghiệm hướng dẫn, kèm cặp, nhận xét, đánh giá. Việc lựa chọn giảng viên cho các lớp học tập trung được tiến hành thông qua phòng nhân sự, trước hết là chọn những người trong cơ quan thông qua giới thiệu của các bộ phận. Tùy theo mục đích, yêu cầu của lớp học, đối tượng học mà NHNN có đặt ra các tiêu chí lựa chọn và mời giảng viên. Chẳng hạn, tiêu chuẩn đối với giảng viên kiêm nhiệm phải là các cán bộ có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong công việc, có uy tín với đồng nghiệp, có tinh thần trách nhiệm, kỷ luật cao. Đặc biệt phải thực sự thành thạo công việc và có khả năng sư phạm nhất định...
Với giảng viên bên ngoài Ngân hàng là các giảng viên ở các trường đào tạo đại học chuyên ngành, hoặc là giảng viên được thuê của các trường chính quy, các cơ sở đào tạo, hay các cán bộ lâu năm tại các cơ quan… những giảng viên này thường được ban lãnh đạo và Vụ tổ chức của Ngân hàng lựa chọn các tiêu chí để phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo.
f) Đánh giá kết quả đào tạo
Việc đánh giá hiệu quả đào tạo của Ngân hàng Nhà nước thường tiến hành dựa trên các tiêu chí như: Sự thay đổi về chất lượng, hiệu quả lao động;
Thời gian thu hồi kinh phí đào tạo và thái độ, hành vi lao động.
Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức đánh giá theo các nội dung sau:
Một là: Đánh giá về công tác tổ chức đào tạo như việc bố trí lịch học có hợp lý không. Tài liệu cho khóa học có tốt không có đáp ứng được yêu cầu của khóa học không.
60
Hai là: Đánh giá về nội dung khóa học như mục tiêu đào tạo có rõ ràng, phù hợp với công việc không, nội dung khóa học có mang tính thực tiễn đối với công việc không, mức độ hữu ích đối với công việc như thế nào.
Ba là: Đánh giá chất lượng giảng viên như về mức độ sử dụng các phương pháp giảng dạy như thế nào, mức độ quan tâm đến người học đến đâu, kiến thức về nội dung đào tạo.
Bốn là: Đánh giá mức độ tiếp thu của học viên như về mức độ tiếp thu bài giảng, tính chuyên cần, đóng góp ý kiến và khả năng áp dụng bài giảng vào thực tế...