CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CỦA TỔ CHỨC
2.2 Tình hình công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Do đó, nhân lực của NHNN được gọi là công chức, viên chức. Công chức là những người được tuyển dụng bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan Nhà nước. Còn viên chức là những người được tuyển dụng theo hợp đồng làm việc, thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
2.2.1 Về số lƣợng công chức, viên chức
Hàng năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Bộ Ngành, địa phương, Bộ Nội vụ sẽ giao biên chế cho từng cơ quan hành chính Nhà nước. Trong bối cảnh tinh giản biên chế hiện nay, tổng số công chức, viên chức của Ngân hàng Nhà nước có giảm theo từng năm, cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Số lượng công chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Đơn vị tính: Người
TT Đơn vị Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Ban lãnh đạo NHNN 7 7 7
45
TT Đơn vị Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
2 Vụ, cục và tương đương 2.458 2.319 2.196
3 Chi nhánh tỉnh, thành phố 3.712 3.602 3.443 4 Thủ trưởng và Phó Thủ
trưởng Đơn vị sự nghiệp 24 24 24
Tổng cộng 6.201 5.952 5.670
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Ngoài công chức tại Ngân hàng Trung ương và 63 Chi nhánh, Ngân hàng Nhà nước có sử dụng biên chế viên chức tại các đơn vị sự nghiệp. Biên chế được giao của các đơn vị sự nghiệp hiện nay là 1.548 người, riêng Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam là đơn vị tự chủ tự chịu trách nhiệm về biên chế và nhân sự, số người do đơn vị xác định là 232 người; cụ thể:
Bảng 2.2. Số lượng viên chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đơn vị tính: Người
TT Đơn vị Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Viện Chiến lược Ngân hàng 44 44 44
2 Thời báo Ngân hàng 83 83 79
3 Tạp chí Ngân hàng 27 27 25
4 Trường Bồi dưỡng cán bộ NH 75 72 70
5 Học viện Ngân hàng 700 700 700
6 Trung tâm Thông tin tín dụng 232 232 232
Tổng số 1.161 1.158 1.150
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) 2.2.2 Về trình độ công chức, viên chức
2.2.2.1 Trình độ công chức Ngân hàng Nhà nước
Phần lớn công chức của NHNN được đào tạo bài bản. Có 76% cán bộ, công chức của NHNN có trình độ từ đại học trở lên. Số công chức có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo chiếm 17%, chủ yếu ở các vị trí công việc
46
giản đơn và không có yêu cầu cao về đào tạo như văn thư, bảo vệ, lái xe hoặc tạp vụ.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu công chức theo trình độ chuyên môn đào tạo (Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, năm 2017)
2.2.2.2 Về trình độ viên chức Ngân hàng Nhà nước
So với khối công chức, khối viên chức có trình độ chuyên môn trên đại học trở lên cao hơn rất nhiều (công chức: 8%, viên chức: 53%), trong đó, số viên chức có trình độ cao chủ yếu ở Trường Đại học TP Hồ Chí Minh (274 người), Học viện Ngân hàng (435 người), Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (60 người) và Viện Chiến lược Ngân hàng (25 người).
Trong đó, số lượng tiến sỹ nhiều nhất ở Học viện Ngân hàng (69 người) và Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh (54 người).
47
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu theo trình độ đào tạo của viên chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, Ngân hàng Nhà nước, năm 2017)
2.2.3 Về cơ cấu theo độ tuổi công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước
Cơ cấu công chức theo độ tuổi (Xem bảng 2.3)
Bảng 2.3. Cơ cấu độ tuổi của công chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đơn vị tính: Người
TT Độ tuổi Số lƣợng Tỷ lệ (%) Ghi chú
1 Dưới 30 1.213 22,65
2 Từ 30 đến 50 3.008 56,17
3 Từ 51 đến 60 1.134 21,18
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, năm 2017) Đối với một cơ quan quản lý nhà nước, cơ cấu độ tuổi của đội ngũ công chức nêu trên cơ bản phù hợp. Tỷ lệ 22,65% đối với công chức ở độ tuổi dưới 30 về cơ bản là dần đảm bảo được sự cân đối về độ tuổi cho các năm tiếp theo.
Cơ cấu viên chức theo độ tuổi (Xem bảng 2.4)
Bảng 2.4. Cơ cấu viên chức theo độ tuổi
48
Đơn vị tính: Người
TT Độ tuổi Số lƣợng Tỷ lệ (%) Ghi chú
1 Dưới 30 473 30,81
2 Từ 30 đến 50 864 56,29
3 Từ 51 đến 60 193 12,57
4 Trên tuổi nghỉ hưu 5 0,33
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, năm 2017) 5 người trên tuổi nghỉ hưu hiện là các giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và giảng viên có trình độ tiến sỹ công tác tại Học viện Ngân hàng, được kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
2.2.4 Về phân bổ công chức, viên chức theo đơn vị
Số lượng cán bộ công chức tại hội sở chính NHTW hiện nay là 2.203 người. Số lượng nhân sự làm việc trong khối đơn vị gián tiếp liên quan đến chức năng Ngân hàng Trung ương chiếm tỷ lệ khá cao (như Cục Quản trị 232 người), trong khi khối đơn vị nghiên cứu hoạch định chính sách và tác nghiệp (Vụ chính sách tiền tệ 56 người, Vụ tài chính kế toán 47 người…) lại đang thiếu nhân sự, thể hiện qua biểu đồ sau:
0 50 100 150 200 250 300 350
Chính sách tiền tệ Quản lý ngoại hối Thanh toán Tín dụng Dự báo Hợp tác quốc tế Kiển toán nội bộ Pháp chế Tài chính-Kế toán Tổ chức cán bộ Thi đua khen thưởngCông nghệ tin họcVăn phòng Phát hành kho quỹSở Giao dịchCục Quản trị Cơ quan TTGSNH
Series1
Biểu đồ 2.4: Bố trí nhân sự tại Hội sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
49
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, Ngân hàng Nhà nước, năm 2017)
Căn cứ nhiệm vụ chuyên môn thì nhân lực của các đơn vị trong Hội sở chính của Ngân hàng Nhà nước được chia thành 3 khối nghiệp vụ là Khối chuyên môn nghiệp vụ (chính sách) (bao gồm Vụ Dự báo Thống kê tiền tệ, Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Thanh toán, Vụ Tín Dụng các Ngành kinh tế, Viện Chiến lược); Khối Thanh tra, giám sát, kiểm toán (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Kiểm toán nội bộ) và Khối phục vụ (các đơn vị còn lại), thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nhân sự theo Khối tại hội sở chính Ngân hàng Nhà nước (Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, Ngân hàng Nhà nước, năm 2017)
Căn cứ số liệu trên, xét theo trách nhiệm thực thi chức năng nhiệm vụ của một Ngân hàng Trung ương thì khối quan trọng nhất là khối chuyên môn nghiệp vụ và thanh tra ngân hàng lại có tỷ trọng tương đối thấp (38%), trong khi đó khối phục vụ hậu cần lại chiếm tỷ trọng cao (trên 62%). Đây là một tỷ lệ cao không đáng khuyến khích vì xét trên nguyên tắc sử dụng hiệu quả nguồn lực thì số nhân sự trong lĩnh vực này không phải là khối nhân lực chủ chốt mà thuộc khối nhân lực bổ sung có thể thay thế được bằng cách thuê tổ chức dịch vụ bên ngoài đảm nhận các nhiệm vụ hậu cần và phục vụ.
Tóm lại, từ các phân tích nêu trên, có thể thấy đội ngũ công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn tương đối cao, số công chức, viên chức đào tạo trong thời kỳ trước đổi mới ngày càng giảm thay vào đó là cán bộ trẻ năng động có kiến thức rộng về kinh tế
50
thị trường và hội nhập; có độ tuổi và cơ cấu tuổi hợp lý, có thể kết hợp kiến thức mới của lớp trẻ với kinh nghiệm lâu năm của lớp trung niên. Xét về dài hạn đó là điều thuận lợi cho phát triển và quản lý nguồn nhân lực ở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tuy nhiên, chất lượng công chức, viên chức vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành và nền kinh tế, cũng như chưa thể đảm bảo cho sự phát triển ổn định và vững chắc trong quá trình hội nhập quốc tế về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, cụ thể:
- Mảng kiến thức về kinh tế, về chuyên môn ngân hàng, về kiến thức bổ trợ (tin học, ngoại ngữ) về kỹ năng tổng hợp, phân tích… (những kỹ năng mềm) của một bộ phận không nhỏ nhân lực ngân hàng còn hạn chế, cần phải đào tạo.
- Ngân hàng Nhà nước thiếu đội ngũ chuyên gia kinh tế, quản lý vĩ mô với yêu cầu sở hữu năng lực nghiên cứu, dự báo, xây dựng chiến lược, định hướng phát triển hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu ngân hàng, xây dựng chính sách vĩ mô về tiền tệ ngân hàng, thanh tra giám sát an toàn hệ thống và thanh toán.
Với tình hình công chức, viên chức như đã phân tích nêu trên, nhằm xây dựng được đội ngũ nhân lực có đầy đủ năng lực chuyên môn, kiến thức bổ trợ và các kỹ năng cần thiết khác để thực hiện tốt công việc, nhiệm vụ thiết kế các chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ được đặt ra với khối lượng lớn, yêu cầu chất lượng cao, và cần liên tục thực hiện trong một thời gian dài.