Khảo sát chương trình đào tạo: “Phân tích tín dụng và Quản trị rủi ro tín dụng”

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 71 - 78)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CỦA TỔ CHỨC

2.4 Kết quả khảo sát chương trình đào tạo tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2.4.2 Khảo sát chương trình đào tạo: “Phân tích tín dụng và Quản trị rủi ro tín dụng”

Thời gian tổ chức khóa học: 05 ngày học, từ ngày 8-12/01/2018.

Địa điểm: Trung tâm tập huấn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Đồ Sơn, Hải Phòng.

Mục tiêu của chương trình đào tạo

Nhằm trang bị kiến thức cơ bản về phân tích tín dụng, báo cáo tín dụng, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý, thanh tra, giám sát ngân hàng.

Nội dung chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo có 2 nội dung chính:

- Phân tích tín dụng và cho vay;

- Quản lý rủi ro tín dụng.

Về giảng viên

Giảng viên là Giáo sư Thomas Ankabrand và khách mời đến từ Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ.

Về đối tượng tham gia chương trình

- Danh sách học viên đăng ký tham gia chương trình: 79 - Danh sách học viên tham gia: 75 (vắng 04)

- Học viên là cán bộ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Ổn định tài chính tiền tệ và học viên làm công tác thanh tra tại Chi nhánh tỉnh, thành phố và một số Tổ chức tín dụng.

- Học viên cơ bản tham dự đúng, đủ thời gian quy định. Có một số học viên vắng tiết học vì lý do công việc có xin phép Giảng viên và quản lý lớp.

70

Học viên nêu cao tinh thần tự giác, ý thức trong học tập, chủ động và rất tích cực xây dựng bài, được giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất nhiều câu hỏi, nhiều ý kiến liên quan đến nội dung phần lý thuyết và liên hệ thực tế.

Cơ sở vật chất và các trang thiết bị học tập

Chương trình đào tạo được tổ chức tại Trung tâm tập huấn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Phòng học và nơi ở của học viên đảm bảo yêu cầu. Giải khát giữa giờ và ăn trưa được phục vụ tốt.

Kết quả học tập của học viên

Các học viên được thực hiện 01 bài kiểm tra đánh giá kiến thức trong chương trình của học phần bằng hình thức trắc nghiệm.

Kết quả bài kiểm tra như sau: điểm 9: 03 HV ; điểm 8,5: 04 HV; điểm 8:

13 HV; điểm 7,5: 18 HV; điểm 7: 29 HV; điểm 6,5: 04 HV; điểm 6: 03 HV;

điểm 5: 01 HV.

Điểm trung bình: 7,4

Qua tổng hợp, có các ý kiến đánh giá về chương trình đào tạo “Phân tích tín dụng và Quản lý rủi ro tín dụng” như sau (Tác giả phát ra 75 phiếu khảo sát, thu về 72 phiếu khảo sát, 72 phiếu khảo sát hợp lệ) (Xem bảng 2.7):

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát chương trình đào tạo “Phân tích tín dụng và Quản trị rủi ro tín dụng”

Đơn vị tính: %

Tiêu chí đánh giá chương trình Kém Yếu Trung

bình Khá Tốt Tính phù hợp của chương trình

Sự phù hợp của chương trình với mục tiêu

bồi dưỡng 0.00 0.00 2.78 61.11 36.11

Sự phù hợp của chương trình với học viên 0.00 1.39 9.72 80.56 8.33 Thời gian thực hiện chương trình 0.00 0.00 11.11 70.83 18.06 Tính khoa học của chương trình

Tính chính xác của nội dung chương trình 1.39 4.17 22.22 58.33 13.89

71

Tính cập nhật của nội dung chương trình 0.00 5.56 11.11 73.61 9.72 Tính cân đối của chương trình

Tính cân đối giữa nội dung chương trình

với thời gian khóa bồi dưỡng 5.56 9.72 22.22 47.22 15.28 Tính cân đối giữa các chuyên đề trong

chương trình 0.00 4.17 12.50 51.39 31.94

Tính cân đối giữa nội dung lý thuyết và

thực hành, thực tế 1.39 2.78 22.22 68.06 5.56

Tính ứng dụng của chương trình

Mức độ đáp ứng của chương trình với nhu

cầu của học viên 0.00 0.00 4.17 86.11 9.72

Mức độ đáp ứng của chương trình với yêu

cầu thực tiễn công việc của học viên 5.56 12.50 26.39 31.94 23.61 Hình thức của chương trình

Chương trình được trình bày khoa học 2.78 12.50 37.50 41.67 5.56 Sử dụng ngôn ngữ chính xác 1.39 15.28 27.78 48.61 6.94 Trung bình 1.50 5.67 17.48 59.95 15.39

(Nguồn: Kết quả khảo sát của học viên)

Qua kết quả khảo sát ý kiến của học viên tham gia chương trình đào tạo

“Phân tích tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng”, tác giả có các kết luận sau:

Nội dung Chương trình đào tạo được các học viên đánh giá cao, tỷ lệ đánh giá trung bình loại Khá chiếm 59,95% và loại Tốt chiếm 15,39%. Tỷ lệ này cho thấy nhìn chung học viên hài lòng về chương trình khóa học. Tỷ lệ đánh giá mức trung bình là 17,48%. Tỷ lệ đánh giá mức Yếu là 5,67% và mức Kém rất nhỏ 1,50%.

Học viên hài lòng về tính phù hợp của chương trình và tính khoa học của chương trình, trong khi nhìn chung học viên chưa hài lòng về hình thức của chương trình (64% đánh giá mức Trung bình, 27% đánh giá mức Yếu và 4% đánh giá mức Kém).

72

Học viên đánh giá chương trình là đa dạng, phù hợp với vị trí thanh tra, giám sát và ổn định tài chính, tiền tệ của cán bộ ngân hàng. Tuy nhiên, chương trình chưa được kết cấu một cách logic và thuận tiện cho học viên trong quá trình nghiên cứu. Học viên cũng chưa hoàn toàn nhất trí với cách bố trí các chuyên đề một cách rải rác và không tập trung.

Các ý kiến đánh giá cụ thể của học viên về chương trình đào tạo như sau:

- Phần lý thuyết chuẩn bị tốt; mở rộng phần thuyết trình so với tài liệu;

- Nội dung và chất lượng chương trình phong phú, đa dạng, phù hợp với mục tiêu của học viên;

- Học viện tài chính Thụy sĩ cần có khả năng kết nối và kiểm soát tốt nội dung của mỗi học phần, tránh trùng lặp nội dung; Cần hiểu rõ tổng quan và có kiến thức chuyên sâu về các nghiệp vụ ngân hàng. Đồng thời, phải có kiến thức cập nhật về hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

- Có ý kiến học viên cho rằng nội dung chương trình thiết kế mang ít tính kỹ thuật chuyên sâu – quá nhiều công thức.

* Về giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo “Phân tích tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng”:

Biểu đồ 2.9: Kết quả khảo sát đánh giá giảng viên chương trình “Phân tích tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng”

(Nguồn: Kết quả khảo sát của học viên)

73 Nhận xét:

Giảng viên của khóa học được các học viên đánh giá rất tốt. Có 18,61%

học viên đánh giá giảng viên mức Tốt và 70% học viên đánh giá mức Khá.

Đây là tỷ lệ cho thấy học viên rất hài lòng với kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy của giảng viên.

Có 3,89% đánh giá giảng viên mức Yếu và 0,83% mức Kém. Tỷ lệ chưa hài lòng về giảng viên rất thấp.

Chương trình mời các giảng viên có trình độ chuyên sâu, kinh nghiệm và phù hợp với đối tượng học viên. Thực tế chứng minh, các chuyên ngành hẹp thì một chuyên gia giảng một chuyên đề là giải pháp tốt nhất.

Các ý kiến của học viên đánh giá cụ thể về giảng viên giảng dạy chương trình “Phân tích tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng” như sau:

- Do giảng viên chương trình là chuyên gia nước ngoài, nên cần mời thêm các chuyên gia của Việt Nam để bổ sung các chính sách, kiến thức thực tiễn về Việt Nam. Đa dạng đối tượng khách mời, theo hướng bổ sung thêm các khách mời đại diện ngành/lĩnh vực tài chính-ngân hàng.

- Cần bố trí thêm thời gian cho việc thảo luận nhóm, không nhất thiết giảng viên phải trình bày như tài liệu đã chuẩn bị.

- Một số ý kiến cho rằng phương pháp trình bày của chuyên gia chưa tốt, không tạo được sự tương tác giữa giảng viên và học viên.

- Cần ra bài tập về nhà để học viên nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn bài học.

* Về cơ sở vật chất của chương trình đào tạo “Phân tích tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng”:

74

Biểu đổ 2.10: Kết quả khảo sát đánh giá cơ sở vật chất chương trình “Phân tích tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng”

(Nguồn: Kết quả khảo sát của học viên) Nhận xét:

Cơ sở vật chất của khóa học là Trung tâm tập huấn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Do vậy, học viên đánh giá cao về cơ sở vật chất phục vụ chương trình học. Đa số học viên đánh giá hài lòng về cơ sở vật chất (mức Tốt chiếm 23,15% và mức Khá chiếm 69,91%). Tổng 2 mức Khá và Tốt là 93%, còn lại học viên đánh giá các mức Trung bình (5,46%), Yếu (1,39%), không có mức Kém.

- Chất lượng phòng học, trang thiết bị học tập được trang bị tốt: Có đến 96% học viên đánh giá ở mức Khá và Tốt.

- Biên dịch tài liệu: Việc biên dịch tài liệu về cơ bản là tốt. Tuy nhiên, có 12% học viên đánh giá về nguồn tài liệu và công nghệ thông tin phục vụ học tập ở mức trung bình và 4,17% học viên đánh giá nguồn tài liệu mức Yếu.

Có ý kiến học viên cho rằng tài liệu vẫn còn một số thuật ngữ dịch chưa chính xác. Vì vậy, cần có điều chỉnh để việc biên dịch tài liệu được tổ chức tốt hơn, đảm bảo tài liệu chính xác về thuật ngữ cho các học phần tiếp theo của Chương trình. Ngoài ra, Chương trình khung và phần thông tin về chương trình chưa được dịch sang tiếng Việt.

75

Trên cơ sở khảo sát 2 chương trình đào tạo nêu trên, tác giả so sánh kết quả khảo sát của 2 chương trình (Xem bảng 2.8):

Bảng 2.8: So sánh kết quả khảo sát 02 chương trình đào tạo “Kinh tế vĩ mô và quản lý kinh tế vĩ mô” và “Phân tích tín dụng và Quản trị rủi ro tín dụng”

Đơn vị: %

Tiêu chí đánh giá

Chương trình đào tạo “Kinh tế vĩ mô và quản lý kinh tế vĩ mô”

Chương trình đào tạo “Phân tích tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng”

Kém Yếu Trung

bình Khá Tốt Kém Yếu Trung

bình Khá Tốt Tính phù hợp của

chương trình 0,83 3,3 15,8 49,2 30,8 0 0,46 7,87 70,8 20,8 Tính khoa học của

chương trình 0 0 15 40 45 0,69 4,86 16,6 67,47 11,7

Tính cân đối của

chương trình 2,5 5 26,7 50 15,8 3,48 5,55 18,9 55,5 17,5 Tính ứng dụng của

chương trình 2,5 6,25 18,7 43,7 28,8 2,78 6,25 15,3 59 16,7 Hình thức của

chương trình 2,5 17,5 23,75 47,5 8,75 2,08 13,9 32,6 45,1 6,25 Kiến thức của giảng

viên 0.00 2.50 10.00 70.00 17.50 0.00 0.00 5.56 86.11 8.33 Phẩm chất, đạo đức

nghề nghiệp của giảng viên

0.00 0.00 12.50 35.00 52.50 0.00 0.00 1.39 69.44 29.17

Trách nhiệm của

giảng viên 0.00 10.00 22.50 42.50 25.00 0.00 4.17 2.78 59.72 33.33 Phương pháp giảng

dạy của giảng viên 12.50 7.50 2.50 62.50 15.00 2.78 6.94 19.44 55.56 15.28 Phương pháp kiểm

tra, đánh giá của giảng viên

2.50 5.00 15.00 40.00 37.50 1.39 8.33 4.17 79.17 6.94

Phòng học, chất

lượng phòng học 0.00 2.50 17.5 35.0 45 0.00 0.00 4.17 83.33 12.50 Nguồn tài liệu 0.00 0.00 20.0 67.5 12.5 0.00 4.17 9.72 50.00 36.11 Công nghệ thông 5.00 17.5 12.5 17.5 47.5 0.00 0.00 2.78 76.39 20.83

76

tin phục vụ học tập

(Nguồn: Kết quả khảo sát của học viên)

Như vậy, tác giả nhận thấy kết quả chương trình đào tạo “Phân tích tín dụng và Quản trị rủi ro tín dụng” (tổ chức tại Đồ Sơn, Hải Phòng) được các học viên đánh giá cao hơn chương trình “Kinh tế vĩ mô và quản lý kinh tế vĩ mô” (tổ chức tại Phòng họp Trụ sở 25 Lý Thường Kiệt, Hà Nội) cả về nội dung chương trình, về giảng viên và cơ sở vật chất.

Cả 2 chương trình đào tạo được học viên đánh giá hài lòng (tỷ lệ đánh giá mức khá, tốt cao) trên các nội dung:

- Về tính phù hợp và tính khoa học của chương trình đào tạo;

- Về kiến thức của giảng viên, trách nhiệm của giảng viên đối với chương trình đào tạo.

Hạn chế chung của cả 2 chương trình là học viên chưa hài lòng (tỷ lệ đánh giá mức trung bình, yếu, kém cao):

- Về tính phù hợp, tính ứng dụng của chương trình đào tạo và hình thức của chương trình đào tạo;

- Về phương pháp giảng dạy của giảng viên và phương pháp kiểm tra, đánh giá của giảng viên;

- Về công nghệ thông tin phục vụ học tập; về phòng học, chất lượng phòng học.

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)