Xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm cho các chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 102 - 105)

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

3.4 Đề xuất giải pháp hoàn thiện chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3.4.1 Hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3.4.1.4 Xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm cho các chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại Ngân hàng Nhà nước

Đội ngũ giảng viên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay có từ hai nguồn. Một là bộ phận phụ trách đào tạo thuê giảng viên thỉnh giảng từ các trường Đại học chính quy hoặc các chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ trong và ngoài nước; Hai là đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm làm việc tại NHNN.

Đối với đội ngũ giảng viên thỉnh giảng thuê từ các cơ sở đào tạo và các cơ quan trong ngoài nước: Để có nguồn giảng viên thỉnh giảng, ngoài việc mời các chuyên gia trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, bộ phận phụ trách đào tạo có thể liên hệ với các Trường Đại học để tìm giảng viên thỉnh giảng cho các chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, NHNN cần tăng chính sách đãi ngộ đối với giảng viên thông qua việc tăng thù lao, tăng phụ cấp ưu đãi và các chế độ khác (về nghỉ ngơi, bố trí phương tiện đi lại…).

Đối với giảng viên kiêm nhiệm là những công chức tại NHNN – những người có trình độ chuyện môn cao, nghiệp vụ sâu nhưng có rất nhiều khó khăn cần giải quyết, như sự thiếu hụt về khả năng sư phạm, thiếu hụt về thời gian làm việc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng truyền đạt thông tin cho học viên. Để giải quyết tình trạng này, NHNN cần điều chỉnh chính sách liên quan đến hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm như ưu đãi trong việc cử đi đào tạo ở nước ngoài, được tham dự các hội thảo khoa học có liên quan đến nội dung giảng dạy, được gửi tài liệu và các ấn phẩm nghiên cứu khoa học của ngành, có chế độ về tài chính hợp lý khi tham gia gảng dạy và nghiên cứu, và các quyền lợi khác đối với đội ngũ giảng viên.

Cần phải xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm tham gia giảng dạy và nghiên cứu đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn cao và phương pháp giảng dạy tốt, có khả năng giảng dạy và cống hiến lâu dài cho Ngân hàng Nhà

101

nước Việt Nam, tự nguyện tham gia đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm; cụ thể hóa các quy định về trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong việc tham gia giảng dạy của các khóa đào tạo, bồi dưỡng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức.

Để thực hiện giải pháp này, Ngân hàng Nhà nước cũng cần xây dựng cơ chế đãi ngộ hợp lý và thỏa đáng về cả vật chất và phi vật chất nhằm khuyến khích, thu hút các công chức có trình độ của Ngân hàng Nhà nước, tạo điều kiện cho công chức có năng lực chuyên môn giỏi tham gia giảng dạy. Đơn vị chuyên môn cũng cần có trách nhiệm trong việc xác định, tạo điều kiện phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng tham gia giảng dạy các khóa học về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi, chức năng nhiệm vụ của đơn vị.

Theo tác giả, xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm tại NHNN là giải pháp tốt cho các chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Hơn ai hết họ là những người nắm vững nghiệp vụ, am hiểu sâu rộng về lĩnh vực đang làm.

Để xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm tại NHNN cho các chương trình đào tạo, chúng ta có các giải pháp sau:

Thứ nhất là giải pháp liên quan đến sử dụng công chức, viên chức:

- Quy hoạch giảng viên kiêm nhiệm tại các Vụ, Cục, Đơn vị.

- Giao công chức, viên chức được quy hoạch giảng viên chủ trì hoặc được tham gia vào các nhóm xây dựng các đề án, dự án, các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời truyền đạt lại kiến thức về lĩnh vực được đào tạo cho công chức, viên chức trong đơn vị khi được Thủ trưởng yêu cầu, truyền đạt lại kiến thức cho công chức, viên chức khác khi được Vụ Tổ chức cán bộ yêu cầu.

- Tiến hành luân chuyển vị trí việc làm để đào tạo chuyên môn nghiệp vụ toàn diện hoặc chuyên sâu. Thời gian luân chuyển có giới hạn, từ 01 đến 02 năm;

- Xem xét đưa vào danh sách quy hoạch để bổ nhiệm, đề bạt vào các vị trí lãnh đạo quản lý đối với những cán bộ có tiềm năng lãnh đạo, đóng góp

102

xuất sắc và có triển vọng phát triển; tuyên dương khen thưởng kịp thời để động viên, khuyến khích đối với cán bộ có nhiều thành tích…

Thứ hai là tăng cường chế độ làm việc theo nhóm:

- Thành lập các nhóm làm việc theo từng lĩnh vực chuyên môn và giao cho một giảng viên trong NHNN phụ trách, điều hành; Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm, trao đổi kinh nghiệm, phối hợp cùng giải quyết nhiệm vụ được giao, thông qua đó đào tạo công chức, viên chức tại các đơn vị.

- Xây dựng một số Tổ chuyên môn cho một số lĩnh vực chuyên sâu nhằm thực hiện các nhiệm vụ mang tính kỹ thuật và chuyên môn sâu, qua đó hình thành chuyên gia đầu ngành.

Thứ ba là tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học:

- Giao hoặc khuyến khích các cán bộ trong danh sách quy hoạch giảng viên lựa chọn đề tài nghiên cứu phù hợp với công tác chuyên môn từ danh mục các đề tài nghiên cứu do Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Viện Chiến lược ngân hàng xây dựng (cán bộ quy hoạch chuyên gia có thể thực hiện độc lập hoặc theo nhóm). Mỗi cán bộ quy hoạch giảng viên phải tham gia thực hiện tối thiểu 01 đề tài nghiên cứu ứng dụng/năm hoặc đề án chuyên môn/năm. Việc thẩm định, đánh giá kết quả đề tài do Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị chuyên môn phối hợp thực hiện.

- Khuyến khích những cán bộ đang được quy hoạch và đào tạo thành giảng viên kiêm nhiệm có bài viết có giá trị được đăng trên các tạp chí kinh tế ở trong và ngoài nước.

Về chính sách đối với đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm, đề tài đưa ra một số chính sách như sau:

- Giảng viên kiêm nhiệm được hưởng chế độ thù lao giảng dạy như đối với giảng viên thỉnh giảng, được hưởng nguyên lương, thưởng, bổ sung thu nhập trong thời gian tham gia giảng dạy, được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp giảng dạy;

103

- Giảng viên kiêm nhiệm được ưu tiên cử đi tham gia các khóa đào tạo để nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao phương pháp sư phạm và kỹ năng giảng dạy;

- Giảng viên kiêm nhiệm cần được đơn vị trực tiếp quản lý bố trí thời gian và các điều kiện khác để tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu và tham gia giảng dạy.

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)