Thực tiễn áp dụng pháp luật về giao kết hợp đồng lao động tại Công ty

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng lao động tại công ty TNHH miwon việt nam và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật (Trang 56 - 59)

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MIWON VIỆT NAM

2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về giao kết hợp đồng lao động tại Công ty

Công ty TNHH Miwon Việt Nam là một công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và buôn bán các sản phẩm gia vị trong ngành thực phẩm. Công ty hoạt động rộng khắp ở cả ba miền đất nước với tổng

50

số 1070 cán bộ công nhân viên tại thời điểm tháng 03/2017. Lực lượng NLĐ chia làm các nhóm: nhóm chuyên gia do Tập đoàn mẹ cử sang giữ các chức vụ chủ chốt như: Tổng giám đốc, Giám đốc chi nhánh, Giám đốc nhà máy; nhóm nhân viên văn phòng; nhóm nhân viên bán hàng; nhóm công nhân nhà máy;…

Chính vì tính đặc thù đó mà thực tiễn về giao kết HĐLĐ tại Công ty TNHH Miwon Việt Nam sẽ có những đặc trưng riêng.

Với nhóm chuyên gia do Tập đoàn mẹ cử sang lao động, Công ty hiện không giao kết HĐLĐ mà chỉ căn cứ vào quyết định bổ nhiệm của Tập đoàn mẹ, các quy định của pháp luật lao động về giao kết HĐLĐ với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam về giấy phép lao động, điều kiện để NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam để thiết lập mối quan hệ lao động giữa NSDLĐ và NLĐ. Hiện tại, ở Công ty TNHH Miwon Việt Nam có 8 chuyên gia nước ngoài lần lượt giữ các vị trí quan trọng khác nhau tại Công ty, họ đều có đủ điều kiện lao động theo quy định tại Mục 3 Chương XI BLLĐ 2012.

Với nhóm nhân viên văn phòng, nhóm nhân viên bán hàng; nhóm công nhân nhà máy được tuyển dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, NLĐ trước khi trở thành nhân viên chính thức được giao kết hợp đồng thử việc nhưng không quá 02 tháng theo quy định tại Điều 27 BLLĐ. Đa số NLĐ khi tham gia thử việc đều đáp ứng được yêu cầu mà Công ty đề ra và bắt đầu làm việc tại Công ty. Riêng nhóm nhân viên bán hàng do đặc thù công việc nên thời gian thử việc có thể rút ngắn hơn so với nhóm nhân viên văn phòng và nhóm công nhân.

Với quy mô sản xuất, và mục tiêu đẩy mạnh cung cấp hàng hóa rộng khắp trên cả nước nên số lượng NLĐ biến động qua rất nhiều đặc biệt là đội ngũ nhân viên bán hàng. Số lượng NLĐ có thể biến đổi qua từng ngày. Thời điểm cuối năm 2016, do thay đổi quy mô và phương pháp kinh doanh, Công ty tiến hành thanh lọc đội ngũ nhân viên bán hàng, thay mới khoảng 20% NLĐ làm ở vị trí nhân viên bán hàng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà Công ty không làm đúng quy định của pháp luật lao động. NLĐ khi tham gia lao động tại Công ty 100%

đều được giao kết HĐLĐ. HĐLĐ xác định, ghi nhận đúng chủ thể giao kết.

51

HĐLĐ lập thành bằng văn bản, được thể hiện bằng song ngữ Việt Hàn thể hiện đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật HĐLĐ trong đó mức lương cơ bản, các phụ cấp được thể hiện đầy đủ trong HĐLĐ. Tại Công ty TNHH Miwon Việt Nam hàng năm theo định kỳ thì tháng 3 sẽ xem xét tăng lương tùy theo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, mức lương thay đổi sẽ được lập thành phụ lục đính kèm với HĐLĐ. Đối với NLĐ khi lao động mùa vụ ngắn ngày, Công ty thường không ký kết HĐLĐ mà chỉ giao khoán công nhật, trả lương theo ngày lao động.

Khi giao kết HĐLĐ tại Công ty TNHH Miwon Việt Nam, NLĐ được tôn trọng, có thể tự do đưa ra những đề xuất kiến nghị của bản thân mong muốn được giao kết trong HĐLĐ, điều này thể hiện đúng tư tưởng của Điều 17 BLLĐ về nguyên tắc giao kết HĐLĐ. Tại thời điểm cả hai bên đều thống nhất ý trong HĐLĐ phù hợp với quy định của pháp luật thì HĐLĐ được ký kết,

Tuy nhiên, thực tế tại Công ty TNHH Miwon đang gặp khó khăn khi áp dụng Khoản 2 Điều 20 về những hành vi NSDLĐ không được làm khi giao kết, thực hiện HĐLĐ: “Yêu cầu NLĐ phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện HĐLĐ”. Vì thực tế, với bản thân là một công ty sản xuất và phân phối gia vị lớn nhất nhì cả nước, Miwon có hàng trăm nhà phân phối và các đại lý lớn nhỏ trong cả nước, đội ngũ nhân viên bán hàng là một bộ phận chủ lực trong việc đưa sản phẩm của công ty ra ngoài thị trường, chào bán đến tay người tiêu dung. Thực tế khi NLĐ mang hàng hóa của Công ty hoặc các đại lý của Công ty đi bán, khó có thể đảm bảo được họ có tư lợi và gây thiệt hại thất thoát cho hàng hóa của Công ty hay không? Năm 2016 đã có trường hợp NLĐ Nguyễn Anh T đã lợi dụng lòng tin và sơ hở của công ty mang hàng hóa của công ty đi bán và thu lợi cá nhân tới năm mươi ba triệu đồng. Điều này vừa làm thất thoát tài sản của Công ty vừa làm ảnh hưởng tới uy tín của Công ty khi bán phá giá sản phẩm ra ngoài thị trường. Đối với trường hợp này có nên nới lỏng quy định pháp luật để các doanh nghiệp có thể an tâm trao tài sản có giá trị vào tay NLĐ.

52

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng lao động tại công ty TNHH miwon việt nam và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)