Hoàn thiện quy định pháp luật về thực hiện hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng lao động tại công ty TNHH miwon việt nam và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH

3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao động

3.2.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về thực hiện hợp đồng lao động

Thứ nhất, về vấn đề bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản, Điều 158 BLLĐ quy định: “Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì NSDLĐ phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản”.

Hiện tại đã có trường hợp lao động nữ sau khi nghỉ thai sản, đã không được trở lại làm công việc cũ vì NSDLĐ bố trí người khác thay và lập luận “việc làm cũ không còn”. Hiểu như thế nào về “việc làm cũ không còn”, như vậy cần có giải thích rõ “trường hợp việc làm cũ không còn” để tránh tình trạng hiểu và thực hiện không đúng vấn đề này như đã nêu trên.

Thứ hai, về quyền tạm thời điều chuyển lao động: Quyền này của NSDLĐ xuất phát từ nhu cầu của hoạt động sử dụng lao động nói chung, của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng. Có thể nói, đây là trường hợp duy nhất pháp luật cho phép NSDLĐ được quyền đơn phương thực hiện hợp đồng khác so với thỏa thuận trong HĐLĐ mà không xuất phát từ sự vi phạm của NLĐ. Tuy nhiên để tránh sự tùy tiện và đảm bảo quyền lợi của NLĐ trong thời gian điều chuyển pháp luật đã quy định cụ thể căn cứ, thủ tục điều chuyển, giới hạn thời gian điều chuyển và quy định về bảo về tiền lương của NLĐ. Về căn cứ điều chuyển tại Khoản 1 Điều 31 BLLĐ 2012 quy định: Căn cứ để NSDLĐ được điều chuyển NLĐ là: “khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh áp dụng biện pháp ngăn ngừa khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh”. Quy định như trên còn bất cập vì ngoài các căn cứ khác được xác định rõ thì căn cứ “gặp khó khăn đột xuất do…

nhu cầu của sản xuất, kinh doanh” là chưa rõ ràng và dễ bị lạm dụng. Bởi lẽ, nhu cầu sản xuất kinh doanh là rất đa dạnh và NSDLĐ rất dễ tạo ra căn cứ này. Thực

63

tiễn cũng cho thấy đây còn là công cụ để NSDLĐ gây sức ép với NLĐ để cho họ bất mãn mà tự xin nghỉ việc. Để khắc phục hạn chế trên, pháp luật cần quy định cụ thể hơn thế nào là “nhu cầu sản xuất kinh doanh” để hai bên có căn cứ thực hiện.

Bên cạnh đó về thủ tục tạm thời điều chuyển NLĐ, khoản 2 Điều 31 BLLĐ 2012 quy định: “Khi tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ, NSDLĐ phải báo cho NLĐ biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của NLĐ”. Việc quy định thủ tục báo trước cho NLĐ là hợp lý để họ sắp xếp công việc cá nhân trước khi chuyển sang một công việc mới. Tuy nhiên, thủ tục này sẽ không khả thi dưới góc độ sử dụng lao động. Bởi vì đây là những trường hợp khó khăn đột xuất, có trường hợp xảy ra bất ngờ như thiên tai, hỏa hoạn, sự cố điện nước, thì không thể báo trước được. Thiết nghĩ, pháp luật không cần quy định nghĩa vụ báo trước khi phải tạm thời điều chuyển trong những trường hợp đột xuất như vậy.

Thứ ba, về vấn đề tạm hoãn thực hiện HĐLĐ: Phân tích quy định về các căn cứ tạm hoãn HĐLĐ cho thấy, mục đích chủ yếu của quy định này là để bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Các lý do tạm hoãn HĐLĐ hầu như xuất phát từ nguyên nhân khách quan mà NLĐ không thể thực hiện được HĐLĐ. Trong thực tế, có những trường hợp NSDLĐ phải tạm ngừng hoạt động để sửa chữa, bảo trì máy móc, nhà xưởng hoặc trường hợp do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc doanh nghiệp phải ngừng hoạt động trong một thời gian nhất định.

Rõ ràng đây cũng là những trường hợp xuất phát từ lý do khách quan mà doanh nghiệp phải ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động, nhưng pháp luật không quy định cho NSDLĐ được tạm hoãn HĐLĐ. NSDLĐ chỉ có thể tạm hoãn nếu thỏa thuận được với NLĐ. Trong trường hợp này, khả năng thỏa thuận được là rất khó

64

vì nếu NSDLĐ không sắp xếp được công việc phải trả lương ngừng việc theo quy định của luật4.

Quy định về nghĩa vụ thực hiện hợp đồng sau khi hết thời gian tạm hoãn cũng chưa hợp lý. Điều 33 BLLĐ 2012 quy định, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn HĐLĐ, NLĐ phải có mặt tại nơi làm việc và NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Sau thời gian này mà NLĐ không đến nơi làm việc thì NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, Như vậy, nếu vừa hết hạn hợp đồng, NLĐ đến nơi làm việc mà doanh nghiệp không sắp xếp công việc ngay được thì có thể phải đợi 15 ngày. Tương tự như vậy, nếu NLĐ không đến nơi làm việc khi đã hết hạn tạm hoãn HĐLĐ thì NSDLĐ cũng phải đợi 15 ngày. Trong thời gian đó, quyền lợi về việc làm, thu nhập của NLĐ hoặc nhu cầu sử dụng lao động của NSDLĐ chưa được pháp luật tính đến. Để khắc phục hạn chế này nên quy định các bên phải có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng ngay khi hết hạn tạm hoãn. Nếu NLĐ đến nơi làm việc đúng hạn mà NSDLĐ chưa sắp xếp được công việc thì phải trả lương ngừng việc. Còn nếu sau 15 ngày kể từ ngày hết hạn hợp đồng mà NLĐ không đến nơi làm việc thì NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ ngay mà không cần báo trước. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trường hợp này NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt theo điểm d khoản 1 Điều 38 BLLĐ 2012 nhưng vẫn phải báo trước cho NLĐ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 BLLĐ 2012. Quy định về nghĩa vụ báo trước của NSDLĐ trong trường hợp này là chưa hợp lý, bởi lẽ, sau khi hết hạn tạm hoãn mà NLĐ không đến thì NSDLĐ phải sắp xếp NLĐ khác thay thế. Nếu sau 15 ngày NLĐ mới đến thì doanh nghiệp vẫn phải sắp xếp công việc cho NLĐ. Để thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải báo trước cho NLĐ theo quy định của pháp

4 Theo quy định tại Khoản 3 Điều 98 BLLĐ, nếu vì lý do khách quan mà NSDLĐ không sắp xếp được công việc cho NLĐ thì phải trả lương ngừng việc. Lương ngừng việc trong trường hợp này do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

65

luật5. Trong thời gian báo trước này, nếu NSDLĐ không sắp xếp được công việc cho NLĐ thì phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 98 BLLĐ 2012.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng lao động tại công ty TNHH miwon việt nam và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)