Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc tham vấn cho bệnh nhân tâm thần tại bệnh viện tâm thần tỉnh bến tre (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CTXH TRONG VIỆC THAM VẤN CHO VỀ BỆNH NHÂN TÂM THẦN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH BẾN TRE

1.1. Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

Theo thuyết nhu cầu của Maslow, nhu cầu sẽ được chia thành năm cấp bậc nhu cầu từ thấp đến cao theo hình kim tự tháp. Ông cho rằng mỗi nhu cầu của con người đều phụ thuộc vào nhu cầu trước đó, những nhu cầu cơ bản phải được thỏa mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn.

Nhu cầu an toàn có trước nhu cầu sinh lý vì nhu cầu an toàn là an ninh cá nhân, an ninh tài chính và sức khỏe và hạnh phúc, là những nhu cầu cơ bản hơn nhu cầu sinh lý. Lo lắng về an toàn là lý do chính gây ra các rối loạn tâm thần, chẳng hạn như rối loạn lo âu, ám ảnh, trầm cảm và sang chấn tâm lý (Zheng Z và cộng sự, 2016).

Nếu như các nhu cầu cơ bản được đáp ứng, điển hình là nhu cầu về nơi ở an toàn thì rất có lợi cho việc phục hồi của bệnh nhân tâm thần vô gia cư (Henwood và cộng sự, 2015).

Cũng như bao người bình thường khác, người tâm thần cũng có các nhu cầu cơ bản để sống và tồn tại, người bệnh có nhu cầu được chăm sóc sức khỏe như mọi người để họ có thể duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần ổn định, có cuộc sống lành mạnh, chủ động tham gia các sinh hoạt hằng ngày, nhu cầu tham gia lao động, nhu cầu tham gia vui chơi giải trí, nhu cầu học tập kiến thức kỹ năng tái hòa nhập cộng đồng. Sự tham gia trợ giúp, kết nối của NVCTXH sẽ góp phần tạo dựng niềm tin cho người bệnh tâm thần trong việc đáp ứng nhu cầu của chính họ (Vũ Thị Phương Oanh, 2018).

Đối với người tâm thần và gia đình, họ rất cần được quan tâm từ các cấp các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các nhà hảo tâm, cộng đồng cùng chung tay chia sẻ, động viên, hỗ trợ người bệnh và gia đình cả về sinh kế, việc làm, kinh tế, chăm sóc sức khỏe y tế và những nhu cầu tối thiểu nhất trong cuộc sống, trong đó có sự chia sẻ không kỳ thị ( Nguyễn Quyết Chiến, 2019).

20

Tiếp cận theo nhu cầu trong làm việc trực tiếp với người bệnh sẽ giúp nhân viên CTXH hiểu rằng đối với mỗi người bệnh khác nhau, trong hoàn cảnh không giống nhau lại nảy sinh những nhu cầu khác biệt. Vì thế, vận dụng lý thuyết nhu cầu giúp nhân viên CTXH hiểu và đáp ứng nhu cầu của người tâm thần. Mặt khác, trên cơ sở lý thuyết nhu cầu, chúng tôi còn tìm hiểu xem liệu các nhu cầu của người bệnh được người chăm sóc và cán bộ làm việc với người bệnh đáp ứng được phần nào, nhu cầu nào chưa thực hiện được và nguyên nhân tại sao (Trần Thị Khuyên, 2016).

Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc, muốn được trong một nhóm cộng đồng, muốn được gia đình êm ấm, bạn bè thân hữu tin cậy. Nếu nhu cầu này không được thỏa mãn sẽ gây ra các bệnh trầm cảm, thần kinh (Dương Trí Viễn, 2017).

Khi những người đạt cảnh giới giác ngộ không thỏa mãn được những nhu cầu tinh thần, họ vấp phải những trạng thái bệnh lý tinh thần như: trầm uất, vô vọng, ghê tởm, cô đơn co cụm, và có thể chuyển sang một não thức hằn học nhất định nào đó.

Còn đối với người loạn thần kinh đã biến bất cứ những nhu cầu rất bình thường trở thành những nhu cầu quá khẩn trương như thể đấy là trung tâm có tầm quan trọng sống còn đến sự sự tồn tại của họ.

NVCTXH thông qua việc tìm hiểu những mong muốn của bệnh nhân để giúp họ đáp ứng được các nhu cầu là một hoạt động giúp ích rất nhiều trong việc điều trị . Người bệnh tâm thần họ cũng có những nhu cầu cá nhân riêng tư, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển, vì vậy NVCTXH cần xác định người bệnh tâm thần cần thỏa mãn loại nhu cầu nào trước để tạo nên cảm giác thoải mái và an toàn trong cuộc sống của họ. Khi thiếu hụt nhu cầu, con người sẽ có những hành vi khác thường, vì vậy hoạt động CTXH là những hoạt động nhằm hỗ trợ các nguồn lực bị thiếu hụt của con người để giúp họ đáp ứng nhu cầu.

Những tổn thương tâm lý mà người bệnh tâm thần gặp phải có thể do việc không đáp ứng nhu cầu dẫn đến việc mất cân bằng trong quá trình phát triển của cá nhân.

Thông qua lý thuyết nhu cầu của A. Maslow có thể giúp NVCTXH xác định được bệnh nhân đang mong muốn ở thứ bậc nhu cầu nào để từ đó lên một kế hoạch giúp đỡ và thực hiện một tiến trình tham vấn cho người bệnh.

21 1.1.2. Lý thuyết thân chủ trọng tâm

Ngoài việc tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của thân chủ thông qua lý thuyết nhu cầu của Maslow, NVCTXH muốn tạo dựng được mối quan hệ tốt và sự tin tưởng nơi bệnh nhân thì cần vận dụng lý thuyết thân chủ trọng tâm.

Theo Carl Rogers giả thiết rằng mỗi cá nhân đều sở hữu những tiềm năng riêng để họ có thể đương đầu với khó khăn và giải quyết vấn đề theo chiều hướng tích cực.

Nếu cá nhân gặp khó khăn về mặt tâm lý nhưng có nhu cầu mạnh mẽ được người khác chấp nhận, tôn trọng, nhưng do hoàn cảnh sống không lành mạnh nên họ không có điều kiện phát huy tiềm năng của mình. Vì vậy, cá nhân có thể hành động một cách sai lệch đi những chuẩn mực của xã hội. Lý thuyết này cho rằng, những hành vi kém thích nghi là do sự tập nhiễm những mẫu ứng xử sai lệch trong cuộc sống. Nhiệm vụ của NVCTXH trong quá trình trợ giúp cho người có khó khăn tâm lý, đặc biệt là người bệnh tâm thần là giúp họ tháo gỡ các rào cản trong môi trường xã hội, chấp nhận hoàn cảnh và điều chỉnh lại bản thân để vượt qua được khó khăn của chính mình.

Nhà trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm khá linh hoạt trong cách thức cấu trúc mối tương tác trị liệu. Cách thức tiêu biểu nhất của họ là gặp thân chủ trong những buổi trị liệu kéo dài khoảng một giờ, và mỗi tuần một lần. Tuy nhiên, nhà trị liệu vẫn có thể điều chỉnh công thức này tùy từng trường hợp cụ thể. Các cuộc gặp cũng có thể diễn ra tại văn phòng của nhà trị liệu hoặc ở một nơi khác.

Khi điều trị cho bệnh nhân bằng liệu pháp phục hồi chức năng, nhân viên y tế sẽ đặt bệnh nhân làm trung tâm. Mục tiêu cuối cùng là làm sao trả được bệnh nhân về xã hội. Muốn có được cách chăm sóc như vậy, thì toàn bộ hệ thống phải được xây dựng trên nguyên lý lấy người bệnh làm trung tâm, và phải coi gia đình và cộng đồng là thành tố cơ bản, lâu dài. Bên cạnh gia đình, phải có một đội ngũ đa ngành chăm sóc tại cộng đồng, vì bệnh nhân tâm thần là người có nhiều nhu cầu bị tổn thương (Trần Tuấn, 2015).

NVCTXH theo phương pháp tiếp cận này cần tạo ra một môi trường thuận lợi giúp bệnh nhân có thể thoải mái chia sẻ vấn đề đang gặp phải, giỡ bỏ những “rào cản tâm lý” giúp bệnh nhân phát hiện được những tiềm năng của bản thân và phát triển

22

tâm lý lành mạnh. Ứng dụng lý thuyết thân chủ trọng tâm trong tham vấn cho bệnh nhân cần được thực hiện trong một bầu không khí của sự quan tâm tích cực vô điều kiện, tôn trọng và chấp nhận bệnh nhân, không đánh giá hay xét đoán quá khứ và hiện tại, NVCTXH giúp đỡ bệnh nhân nhưng không áp đặt. Để thiết lập được mối quan hệ với bệnh nhân, NVCTXH cần có những cảm xúc được biểu lộ một cách chân thực, điều này sẽ làm cho bệnh nhân trung thực hơn với người làm công tác tham vấn, chia sẻ những khúc mắc khó khăn để cùng chuyên viên tham vấn phân tích và thăm dò các giải pháp.

Lý thuyết thân chủ trọng tâm của Carl Rogers nhấn mạnh đến các giá trị nhân văn và sự trải nghiệm có ý thức của từng cá nhân. Vì vậy, NVCTXH là những người biết lắng nghe chân thành không phán xét, kiên trì để giúp đỡ bệnh nhân tìm kiếm sự hiểu biết bản thân và tự chấp nhận mình. Cách nhìn lạc quan của NVCTXH và tập trung vào mối quan hệ nhân văn sẽ mang lại hiệu quả khi tham vấn cho bệnh nhân.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc tham vấn cho bệnh nhân tâm thần tại bệnh viện tâm thần tỉnh bến tre (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)