Tổng quan về khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc tham vấn cho bệnh nhân tâm thần tại bệnh viện tâm thần tỉnh bến tre (Trang 59 - 64)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THAM VẤN CHO BỆNH NHÂN TÂM THẦN 43 2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

2.2. Nhu cầu tham vấn của bệnh nhân tâm thần ngoại trú tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre

2.2.1. Tổng quan về khách thể nghiên cứu

Bảng 2.1: Đặc điểm của khách thể nghiên cứu

Đặc điểm Tần

số % P

Giới tính Nam 114 57

0,000

Nữ 86 43

Tuổi

Từ 18 đến 24 tuổi 38 19

Từ 24 đến 35 tuổi 70 35

Từ 35 đến 60 tuổi 71 35.5

Trên 60 tuổi 21 10.5

Học vấn

Tiểu học 36 18

Trung học cơ sở 40 20

Trung học phổ thông 55 28

Trung cấp 26 13

Cao đẳng/ Đại học 35 18

Sau đại học 8 4

Nghề nghiệp

Nông dân 34 17

Công nhân 46 23

Kinh doanh 32 16

Công chức nhà nước 25 13

Nội trợ 25 13

Nghề tự do 34 17

Khác 4 2

50

(Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài, tháng 9/2022)

Để tìm hiểu và đánh giá về thực trạng về những nhu cầu của người tâm thần tại Bệnh viện tâm thần tỉnh Bến Tre, đề tài đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 200 bệnh nhân tâm thần mắc các rối loạn thuộc nhóm rối loạn tâm căn, kết quả thu được thông tin cá nhân của khách thể nghiên cứu như sau: đa số giới tính của bệnh nhân là nam (57%), độ tuổi từ 24-35 tuổi (37,5%); trình độ học vấn trung học phổ thông (28%), nghề nghiệp đa số là công nhân (23%), thu nhập từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 (29%), thời gian điều trị từ 1-3 năm (37,5%), mắc các rối loạn lo âu khác nhiều nhất Thu nhập

Không có thu nhập 14 7

Dưới 2.000.000 đồng 18 9

Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000

đồng 18 9

Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000

đồng 54 27

Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000

đồng 58 29

Trên 5.000.000đ 38 19

Thời gian điều trị

Dưới 1 năm 65 32.5

Từ 1- 3 năm 75 37.5

Trên 3 năm 60 30

Mắc các rối loạn

Giai đoạn trầm cảm 32 16

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn 30 15 Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi 25 12.5

Rối loạn phân ly 4 2

Các rối loạn lo âu khác 45 22.5 Rối loạn cảm xúc lưỡng cực 28 14 Rối loạn stress sau sang chấn 28 14

Rối loạn dạng cơ thể 6 3

Khác 2 1

Hôn nhân

Chưa có gia đình 64 32

Đã có gia đình 90 45

Đã li hôn/li thân 32 16

Góa 14 7

Tổng 200 100

51

(22,5%), tình trạng hôn nhân đã có gia đình (45%). Với α= 0.05, P < α có khác biệt ý nghĩa.

Về độ tuổi cho thấy nhóm độ tuổi từ 35-60 và từ 24-35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 35.5% và 35%. Số liệu đã thể hiện thực trạng của cuộc sống hiện đại kéo theo nhiều vấn đề trong đó có số lượng người trẻ tuổi và trung niên dễ mắc các rối loạn tâm thần hơn những độ tuổi khác. Về mặt sinh lý, từ 25 tuổi trở đi, sự phát triển thể chất của con người bắt đầu dừng lại và đi xuống từ tuổi 30, vì vậy trong độ tuổi này cơ thể con người bắt đầu suy yếu các cơ quan trong cơ thể nên sức khỏe sẽ giảm sút. Bên cạnh đó, trong nhóm tuổi từ 35-60 có một giai đoạn “khủng hoảng giữa đời”

vào khoảng giai đoạn đầu của lứa tuổi trung niên, tầm từ 37-45 tuổi. Con người sẽ nảy sinh cuộc đấu tranh nội tâm trong đời sống tinh thần và bắt đầu có hiện tượng mất ngủ, thất vọng, chán chường, thờ ơ, lãnh đạm với cuộc sống do con người tĩnh tâm suy ngẫm nhìn lại mình, tự suy xét về những thành bại trong cuộc đời. Chính vì thế trong hai nhóm tuổi này dễ mắc các rối loạn tâm thần hơn so với các nhóm tuổi còn lại. Độ tuổi từ 18-24 tuổi chiếm tỷ lệ là 38 người chiếm 19% và thấp nhất là độ tuổi trên 60 tuổi có 21 người trả lời khảo sát chiếm 10.5%.

Về tiêu chí trình độ học vấn, có 55 người trả lời trình độ học vấn là trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất là 28%. Tỷ lệ người trả lời trình độ học vấn là trung học cơ sở cao thứ hai với 40 người trả lời chiếm tỷ lệ 20%. Không có sự chênh lệch nhiều giữa người có trình độ tiểu học với 36 người trả lời và cao đẳng/đại học là 35 người, tỷ lệ trung bình giống nhau là 18%. Có 26 người trả lời trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 13% và thấp nhất là trình độ sau đại học với 8 người trả lời chiếm tỷ lệ 4%. Qua nghiên cứu số liệu cho thấy rằng dù học vấn cao hay là thấp con người vẫn có thể mắc các RLTT.

Về nghề nghiệp có 46 người chiếm tỷ lệ 23% nghề nghiệp là công nhân. Lí giải cho vấn đề này, tính chất công việc của công nhân thường làm theo công đoạn, công việc nhiều và đòi hỏi thao tác phải nhanh chóng. Ngoài ra thường phải làm việc theo ca để kịp tiến độ, có lúc phải làm việc ca đêm ảnh hưởng sức khỏe thể chất rất nhiều, phần lớn thời gian của họ là ở công ty mà không có thời gian chăm sóc bản thân và gia đình. Các nhóm nghề nghiệp nông dân, kinh doanh và nghề tự do không có sự

52

chênh lệch nhiều, có 34 người nghề nghiệp là nông dân với tỷ lệ 17%, 34 người làm nghề tự do chiếm tỷ lệ là 17% và 32 người làm nghề kinh doanh có tỷ lệ là 16%.

Những người có nguồn thu nhập thấp hoặc đứng giữa ranh giới của sự nghèo đói sẽ gặp căng thẳng về mặt tâm lý hơn là người có thu nhập cao. Tuy nhiên, trong nghiên cứu thu nhập của đa số khách thể đều ở mức cao.

Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người có thu nhập từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng chiếm tỷ lệ cao nhất là 29% với 58 người trả lời. Kế đến có 54 người có thu nhập từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng chiếm tỷ lệ 27%. Có thể thấy không có sự chênh lệch nhiều giữa hai nhóm thu nhập này. Mức thu nhập trên 5.000.000đ có 38 người trả lời chiếm tỷ lệ là 19%. Có 18 người có thu nhập dưới 2.000.000 đồng và từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng chiếm tỷ lệ lần lượt là 9%.

Mức thu nhập chiếm tỷ lệ thấp nhất là không có thu nhập có 14 người, chiếm tỷ lệ là 7%. Mức thu nhập này có thể rơi vào các nhóm nghề còn lại như kinh doanh, nghề tư do, nông dân…Qua kết quả cho thấy người tâm thần mắc các rối loạn tâm căn vẫn có thể duy trì được công việc nếu tuân thủ điều trị.

Thời gian điều trị cao nhất của bệnh nhân tâm thần là từ 1- 3 năm với 75 người trả lời chiếm tỷ lệ là 37,5%. Nhìn vào số liệu cho thấy không có sự chênh lệch nhiều giữa 2 mốc thời gian điều trị còn lại, có 65 người có thời gian điều trị dưới 1 năm chiếm tỷ lệ là 32,5% và thời gian điều trị trên 3 năm có 60 người chiếm tỷ lệ là 30%.

Do chất lượng khám chữa bệnh mà Bệnh viện tâm thần Bến Tre đã được biết đến nhiều hơn trong những năm gần đây ngoài ra bệnh viện cũng đẩy mạnh truyền thông và quảng bá trên các phương tiên như báo đài, internet…Vì vậy càng ngày số lượng bệnh nhân đến khám càng đông và tuân thủ điều trị.

Đề tài nghiên cứu trên nhóm khách thể mắc các rối loạn tâm căn, bệnh nhân sẽ có khả năng trả lời được những câu hỏi nghiên cứu hơn. Từ kết quả trên cho thấy bệnh nhân mắc các rối loạn lo âu khác ở mức cao nhất với 45 người chiếm 22,5%.

Trầm cảm là bệnh lý có thể xảy ra với bất kỳ ai và gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Có 32 người được chẩn đoán là giai đoạn trầm cảm và tỷ lệ là 16%. Trong nghiên cứu có 30 người mắc rối loạn giấc ngủ không thực tổn chiếm tỷ

53

lệ là 15%. Có thể thấy hai nhóm bệnh trầm cảm và rối loạn giấc ngủ không thực tổn không có sự chênh lệch nhiều.

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực và rối loạn stress sau sang chấn chiếm tỷ lệ 14% là và có cùng 28 người trả lời. Kế đến là rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi có 25 người trả lời chiếm tỷ lệ 12,5%. Ba rối loạn này không có sự chênh lệch nhiều nhưng qua số liệu cho thấy số lượng người mắc phải cho thấy các nhóm bệnh này đang có chiều hướng gia tăng ở bệnh viện tâm thần Bến Tre.

Qua kết quả nghiên cứu các bệnh còn lại bao gồm rối loạn dạng cơ thể, rối loạn phân ly và các nhóm bệnh khác có tỷ lệ người trả lời ít nhất với tỷ lệ phần trăm lần lượt là 3%, 2%, 1%...Số lượng người mắc các rối loạn này ở bệnh viện tâm thần bến tre ít hơn các bệnh khác cũng đúng so với thực trạng chung ở Việt Nam.

Qua nghiên cứu có thể thấy rằng tình trạng người đã có gia đình chiếm lỷ lệ cao nhất với 90 người trả lời chiếm tỷ lệ 45%. Có đến gần một nửa số người đã có gia đình mắc các bệnh tâm thần cho thấy bên cạnh những hạnh phúc khi bước vào cuộc sống hôn nhân, ở những giai đoạn khác nhau của gia đình sẽ phát sinh nhiều vấn đề khiến con người gặp những căng thẳng và áp lực. Có 64 trên 200 khách thể chưa có gia đình chiếm tỷ lệ thứ 2 với 32%. Người độc thân cũng có rất nhiều vấn đề dẫn đến mắc các RLTT đặc biệt là cảm giác cô đơn. Nhóm khách thể đã li hôn/li thân xếp thứ 3 với 32 người trả lời tỷ lệ 16%. Việc tìm hiểu và đi đến hôn nhân là một việc không dễ dàng nhưng để duy trì cuộc sống gia đình ấm êm hạnh phúc còn phức tạp hơn. Xếp thấp nhất là nhóm khách thể góa với 14 người chiếm tỷ lệ 7%. Hai nhóm này chiếm tỷ lệ thấp trong nghiên cứu, nhưng dù tình trạng hôn nhân như thế nào con người cũng sẽ gặp các áp lực nhưng điều quan trọng họ có mạnh mẽ để vượt qua hay không.

Tóm lại, những bệnh nhân mắc các rối loạn tâm căn không phân biệt tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn và hoàn cảnh gia đình. Do thực trạng khám và điều trị của bệnh viện mà số lượng bệnh nhân nam nhiều hơn nữ. Hai nhóm tuổi từ 24-35 và 35- 60 dễ mắc các bệnh tâm thần nhiều nhất do các đặc điểm tâm sinh lý của hai lứa tuổi này. Trình độ học vấn trung học phổ thông và nghề nghiệp chủ yếu là công nhân với mức thu nhập từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng chiếm tỷ lệ cao nhất khi đến khám và điều trị. Đa số các bệnh nhân đã có gia đình và đã điều trị từ 1-3 năm.

54

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc tham vấn cho bệnh nhân tâm thần tại bệnh viện tâm thần tỉnh bến tre (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)