CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CTXH TRONG VIỆC THAM VẤN CHO BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH BẾN TRE
3.2. Mô hình dịch vụ tham vấn tại Bệnh viện tâm thần tỉnh Bến Tre
3.2.2. Mô hình dịch vụ tham vấn trong bệnh viện
3.2.2.3. Giải pháp xây dựng mô hình dịch vụ tham vấn
+ Lãnh đạo bệnh viện cùng nhân viên y tế cần nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của CTXH trong bệnh viện cũng như lợi ích từ mô hình mang lại.
NVCTXH không chỉ hỗ trợ bệnh nhân đáp ứng các nhu cầu mà còn hỗ trợ y bác sĩ trong quá trình khám chữa bệnh, kết nối người bệnh với nhân viên y tế, giải quyết các vấn đề xã hội trong bệnh viện góp phần giảm tải những căng thẳng áp lực của nhân viên y tế và nâng cao chất lượng và hiệu quả điều trị .
+ Bổ sung phòng CTXH gần khu khám bệnh, phòng CTXH sẽ có 4 tổ hoạt động với chức năng riêng và phối hợp với nhau trong nhiệm vụ chung của phòng CTXH.
+ Tuyển thêm nhân sự được đào tạo chính quy về CTXH và cho NVCTXH bệnh viện đi học hỏi các mô hình về CTXH ở các bệnh viện khác.
- Giải pháp về nguồn nhân lực CTXH
Hiện tại tổ CTXH bệnh viện có 7 cán bộ hoạt động kiêm nhiệm bao gồm 6 điều dưỡng và 1 chuyên viên tâm lý. Với đội ngũ nhân sự như vậy vẫn còn rất hạn chế về nhân sự và kỹ năng để hoạt động CTXH một cách chuyên nghiệp. Để xây dựng mô hình dịch vụ tham vấn đa dạng nhiều lĩnh vực như vậy thì nhiệm vụ hàng đầu phải phát triển đội ngũ điều dưỡng viên chuyên nghiệp được đào tạo chuyên sâu về nghề CTXH các kỹ năng giải quyết vấn đề và hỗ trợ tâm lý, có thể tuyển thêm nhân sự có chuyên môn CTXH để góp phần phát triển mô hình này theo hướng chuyên nghiệp.
Ngoài ra để CTXH thật sự phát triển trong bệnh viện, cần có sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện về nghề CTXH và có sự phối hợp giữa bác sĩ, điều dưỡng và NVCTXH trong công tác đáp ứng các nhu cầu cho người bệnh. Mô hình dịch vụ tham vấn với nhiều lĩnh vực hỗ trợ cho bệnh nhân nên NVCTXH phải thật am tường nhiều kiến thức để giải quyết những nhu cầu cho bệnh nhân kịp thời.
81
- Đối với tổ thông tin và hướng dẫn: NVCTXH phải có kỹ năng chào hỏi và chỉ dẫn tận tình, có các kiến thức về bảo hiểm y tế và các thủ tục hành chánh khác, NVCTXH cần chủ động và khéo léo xử lý các tình huống bệnh nhân không hài lòng hay xảy ra mâu thuẫn với nhân viên y tế.
- Đối với tổ cung cấp kiến thức và giáo dục sức khỏe: Bên cạnh những kiến thức về bệnh tật, nhân viên phụ trách tổ này cần phải am tường rất nhiều kiến thức khác như: cách chăm sóc bản thân khi điều trị bệnh, cách xử lý tác dụng phụ của thuốc, tư vấn việc kết hôn mang thai, di truyền sau hôn nhân, cách lên kế hoạch sau khi điều trị…
- Đối với tổ hỗ trợ tâm lý: Đây là một hoạt động khó vì đòi hỏi chuyên viên phải có nhiều kiến thức, kỹ năng về tham vấn tâm lý, được đào tạo chuyên nghiệp như các chuyên viên tâm lý hoặc chuyên viên CTXH có thể đảm đương vai trò này.
- Đối với tổ tư vấn các dịch vụ xã hội: NVCTXH cần phải có kiến thức đầy đủ và chính xác về các dịch vụ xã hội tại địa phương hoặc có thể rộng hơn để cung cấp cho thân chủ được biết, cũng có thể hướng dẫn thân chủ được sử dụng những dịch vụ đó khi thân chủ có nhu cầu. Ngoài ra, NVCTXH phải làm cầu nối để kết nối thân chủ đến những dịch vụ xã hội đó. Vì vậy, để làm việc hiệu quả ngoài việc nhân viên tham vấn cần phải thường xuyên cập nhật kiến thức về các dịch vụ xã hội mà còn phải có sự kết nối với những dịch vụ ấy để có thể giúp thân chủ khi họ cần.
Để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho mô hình này, cần có những khóa tập huấn ngắn hạn, dài hạn về ngành CTXH và hoạt động CTXH trong bệnh viện cho cán bộ điều dưỡng, giúp họ hiểu biết nhiều hơn vai trò trách nhiệm của mình để áp dụng vào thực tiễn. Các chuyên viên tâm lý hoặc có tuyển thêm nhân sự chuyên ngành CTXH cũng phải được tập huấn về CTXH trong bệnh viện cùng với những kiến thức, kỹ năng như đã được phân chia theo hoạt động theo từng tổ.
- Biện pháp về chính sách xã hội
Phát triển CTXH trong bệnh viện nói chug và mô hình về dịch vụ tham vấn tại Bệnh viện Tâm thần nói riêng sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả trong việc hỗ trợ cho người bệnh và giúp bệnh viện hoạt động chuyên nghiệp hơn. Chính vì thế, cần nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo các cơ sở y tế và các nhân viên y tế về vai trò của
82
ngành CTXH trong bệnh viện. Bộ Y tế cần phối hợp với các Bộ, ngành liên quan như Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, Bộ Giáo dục - Đào tạo… để có những chủ trương chính sách để đội ngũ NVCTXH được trở thành một bộ phận do Bộ Y tế quản lý về nhân lực có biên chế. Ngoài ra, NVCTXH cần được taọ cơ hội và điều kiện để được trao dồi chuyên môn và học hỏi các mô hình của các bệnh viện trong và ngoài nước để phát huy được hiệu quả của CTXH trong bệnh viện.
83
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Xuất phát từ những nhu cầu tham vấn của bệnh nhân, trong chương này học viên đã nêu lên một số giải pháp về nâng cao vai trò của NVCTXH trong việc tham vấn cho bệnh nhân về quy trình khám chữa bệnh, cung cấp kiến thức, giáo dục, hỗ trợ tâm lý và về các dịch vụ xã hội. Bên cạnh đó đưa ra những kiến nghị về việc xây dựng mô hình dịch vụ tham vấn tại bệnh viện với tổ chức và cơ cấu hoạt động dựa trên những nhu cầu của bệnh nhân. Cuối cùng từ việc đưa ra những chức năng nhiệm vụ học viên đưa ra một số giải pháp xây dựng mô hình dịch vụ tham vấn đối với bệnh viện, đối với NVCTXH và các biện pháp về chính sách xã hội.
84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ