Đặc điểm rối loạn tâm căn

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc tham vấn cho bệnh nhân tâm thần tại bệnh viện tâm thần tỉnh bến tre (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CTXH TRONG VIỆC THAM VẤN CHO VỀ BỆNH NHÂN TÂM THẦN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH BẾN TRE

1.4. Lý luận về Vai trò của Nhân viên CTXH trong việc tham vấn cho Bệnh nhân tâm thần

1.4.2. Đặc điểm rối loạn tâm căn

Đề tài nghiên cứu trên những nhóm bệnh nhân mắc các rối loạn tâm căn vì họ đủ khả năng để trả lời các câu hỏi liên quan đến đề tài nghiên cứu, bệnh nhân vẫn còn ý thức được tình trạng bệnh lý của mình, không có những triệu chứng loạn thần.

Nhóm bệnh nhân này có thể khai thác được những nhu cầu của họ khi đến khám và điều trị góp phần thúc đẩy vai trò tham vấn của NVCTXH và kiến nghị một mô hình dịch vụ tham vấn tại Bệnh viện tâm thần tỉnh Bến Tre.

Tâm căn là tất cả những dạng rối loạn cảm xúc mà không có những triệu chứng loạn thần:

27

Tâm căn là triệu chứng rối loạn, bệnh hoạn về mặt tâm lý, nhưng nó không làm hư hại khả năng nhận biết thực tại của chủ thể, mặc dù những triệu chứng của nó có thể rất trầm trọng.

Những triệu chứng thường thấy: lo âu, trầm cảm, chuyển di/chuyển dạng (Hysterical).

Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (PLBQT- 10F) về các rối loạn tâm thần và hành vi các rối loạn bệnh tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể được xếp chung vào một nhóm lớn vì lý do lịch sử đã kết hợp chúng vào quan niệm bệnh tâm căn (neurosis) và do có sự kết hợp với một tỷ lệ quan trọng (tuy chưa rõ rệt) các rối loạn này với nguyên nhân tâm lý. Quan niệm bệnh tâm căn đã không được giữ lại như một nguyên lý cấu tạo chủ yếu, nhưng cần phải xem xét việc nhận định dễ dãi các rối loạn được coi là bệnh tâm căn như một số người vẫn còn muốn sử dụng nó theo thuật ngữ thông dụng.

Các rối loạn bệnh tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể bao gồm F40 Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi

F40.0 Ám ảnh sợ khoảng trống F40.1 Ám ảnh sợ xã hội

F40.2 Ám ảnh sợ đặc hiệu (riêng lẻ) F40.8 Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ khác

F40.9 Rối loạn lo âu ám ảnh sợ, không biệt định F41 Các rối loạn lo âu khác

F41.0 Rối loạn hoảng sợ [lo âu kịch phát từng giai đoạn]

F41.1 Rối loạn lo âu lan toả

F41.2 Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm F41.3 Các rối loạn lo âu hỗn hợp khác F41.8 Các rối loạn lo âu biệt định khác F41.9 Rối loạn lo âu, không biệt định F42 Rối loạn ám ảnh nghi thức

F42.0 Những ý tưởng hoặc nghiền ngẫm ám ảnh chiếm ưu thế F42.1 Các hành vi nghi thức chiếm ưu thế [các nghi thức ám ảnh]

28

F42.2 Các ý tưởng và các hành vi ám ảnh hỗn hợp F42.8 Rối loạn ám ảnh nghi thức khác

F42.9 Rối loạn ám ảnh nghi thức, không biệt định

F43 Phản ứng với stress trầm trọng và rối loạn sự thích ứng F43.0 Phản ứng stress cấp

F43.1 Rối loạn stress sau sang chấn F43.2 Các rối loạn sự thích ứng

F43.8 Phản ứng khác với stress trầm trọng

F43.9 Phản ứng với stress trầm trọng, không đặc hiệu F44 Các rối loạn phân ly [chuyển di]

F44.0 Quên phân ly F44.1 Trốn nhà phân ly F44.2 Sững sờ phân ly

F44.3 Rối loạn lên đồng và bị xâm nhập F44.4 Rối loạn vận động phân ly

F44.5 Co giật phân ly

F44.6 Tê và mất cảm giác phân ly

F44.7 Rối loạn phân ly [chuyển di] hỗn hợp F44.8 Rối loạn phân ly [chuyển di] khác

F44.9 Rối loạn phân ly [chuyển di], không biệt định F45 Rối loạn dạng cơ thể

F45.0 Rối loạn cơ thể hoá

F45.1 Rối loạn dạng cơ thể không biệt định F45.2 Rối loạn nghi bệnh

F45.3 Loạn chức năng thần kinh tự trị dạng cơ thể F45.4 Rối loạn đau dạng cơ thể dai dẳng

F45.8 Rối loạn dạng cơ thể khác

F45.9Rối loạn dạng cơ thể, không biệt định F48 Các rối loạn tâm căn khác

F48.0 Bệnh suy nhược thần kinh

29

F48.1 Hội chứng giải thể nhân cách-tri giác sai thực tại F48.8 Rối loạn tâm căn biệt định khác

F48.9 Rối loạn tâm căn, không biệt định

Đặc điểm rối loạn tâm căn theo Nguyễn Minh Tuấn (2004)

Các rối loạn tâm căn là một nhóm nhiều rối loạn có căn nguyên tâm lý, bao gồm những rối loạn nào là tùy theo cách phân loại của từng trường phái.

Có tỷ lệ cao trong dân số (3%-5%).

Nhẹ về mặt triệu chứng học nhưng tiến triển kéo dài và phức tạp do phụ thuộc vào nhiều nhân tố (nhân cách, stress, môi trường xã hội…).

Bệnh nhân tâm căn không mất tiếp xúc với thực tại.

Bệnh nhân ý thức được tình trạng bệnh lý của mình.

Có mối quan hệ giữa rối loạn và nhân cách tiền bệnh lý do đó có thể hiểu được những rối loạn này về mặt tâm lý.

Các triệu chứng giống tâm căn cũng có thể gặp trong các bệnh lý khác như trong các bệnh loạn thần, bệnh thực tổn…

Nhân cách tâm căn có thể tồn tại độc lập mà không có các rối loạn tâm căn kèm theo.

Trong lâm sàng luôn phải trả lời câu hỏi: rối loạn tâm căn này thuộc bệnh lý tâm căn chính thức hay thuộc một rối loạn tâm thần thực tổn khác.

Có thể kết hợp nhiều liệu pháp trong điều trị các bệnh tâm căn nhưng liệu pháp tâm lý là liệu pháp cơ bản nhất và quan trọng nhất.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc tham vấn cho bệnh nhân tâm thần tại bệnh viện tâm thần tỉnh bến tre (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)