Vai trò của NVCTXH trong tham vấn

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc tham vấn cho bệnh nhân tâm thần tại bệnh viện tâm thần tỉnh bến tre (Trang 45 - 53)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CTXH TRONG VIỆC THAM VẤN CHO VỀ BỆNH NHÂN TÂM THẦN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH BẾN TRE

1.4. Lý luận về Vai trò của Nhân viên CTXH trong việc tham vấn cho Bệnh nhân tâm thần

1.4.8. Vai trò của NVCTXH trong tham vấn

Theo Nguyễn Thị Nguyệt (2016), Nhân viên CTXH trong chăm sóc SKTT sẽ có những vai trò sau:

+ Vai trò là người hỗ trợ tâm lý:

NVCTXH trong bệnh viện sẽ đóng vai trò là những người hỗ trợ tâm lý người bệnh, người nhà bệnh nhân và hệ thống nhân viên y tế. Họ đến với các bệnh nhân tâm thần mức độ nhẹ (như trầm cảm, mất ngủ, rối loạn tâm lý nhẹ…), lắng nghe các tâm tư, nguyện vọng của bệnh nhân, giúp bệnh nhân gỡ được những nút thắt trong chuyện tình cảm và cuộc sống của mình. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân trầm cảm cũng chịu những áp lực, lo lắng từ cuộc sống và bệnh tật của mình, nếu không có sự hỗ trợ về tâm lý thì người bệnh tâm thần không biết chia sẻ những khó khăn của mình với ai.

Họ mất niềm tin vào cuộc sống và kết quả là bệnh tật của họ không những không thuyên giảm mà còn mắc nhiều chứng nặng hơn. Vì vậy rất cần NVCTXH đóng vai trò là những người hỗ trợ người bệnh về mặt tâm lý.

36

Đối với những bệnh nhân có biểu hiện tâm lý kiểm soát được, NVCTXH hỗ trợ các bệnh nhân tăng cường sự hiểu biết về chính bản thân mình hay còn gọi là sự củng cố năng lực của thân chủ.

+ Vai trò là người giáo dục, hướng dẫn

NVCTXH là người đầu tiên tiếp đón bệnh nhân khi họ vào viện và nhiệm vụ của họ là hướng dẫn người bệnh làm các thủ tục khám chữa, chỉ dẫn nơi khám và các bước để bệnh nhân có thể nhập viện một cách nhanh chóng và chính xác. Tiếp theo NVCTXH sẽ giới thiệu về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện cho người bệnh. Cung cấp thông tin tư vấn cho người bệnh khi có chỉ định chuyển tuyến, chữa bệnh hoặc xuất viện. Giáo dục bệnh nhân về mục đích, vai trò của NVCTXH trong bệnh viện để nâng cao hiểu biết cho người bệnh về CTXH. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng để nâng cao hoạt động CTXH và hướng đến xây dựng đội ngũ NVCTXH chuyên nghiệp trong tương lai. Giúp bệnh nhân hiểu về căn bệnh mắc phải và các biện pháp điều trị, cũng như kết quả của các biện pháp điều trị khác nhau. NVCTXH nên giải thích cho họ phác đồ điều trị một cách cặn kẽ để giảm tải áp lực đối với hệ thống nhân viên y tế và giúp bệnh nhân hiểu được tiến trình trị liệu một cách đúng đắn và chính xác nhất.

+ Vai trò là người kết nối, trung gian

NVCTXH giúp kết nối các bệnh nhân với các dịch vụ hay nguồn lực của nhóm, tổ chức, gia đình, cộng đồng có thể hỗ trợ người bệnh. NVCTXH đóng vai trò là cầu nối giữa đối tượng cần trợ giúp với các dịch vụ hỗ trợ khác, với các nhà tài trợ, với đoàn hội tại địa phương, các trung tâm y tế.

Vai trò trung gian của các NVCTXH còn được thể hiện ở việc gắn kết các bệnh nhân với nhau, giúp họ tạo nên những nhóm đồng đẳng để cùng chia sẻ, động viên, giúp đỡ nhau vượt qua bệnh tật. NVCTXH kết nối giữa bệnh nhân - người nhà bệnh nhân và hệ thống y bác sỹ thông qua hoạt động tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử, hòm thư góp ý kiến bệnh viện.

+ Vai trò là người biện hộ

Biện hộ là hướng đến thể hiện được mối quan tâm của những thân chủ không có quyền lực đối với các cá nhân có quyền lực và các cấu trúc xã hội NVCTXH biện

37

hộ làm việc với bệnh nhân khi mà bệnh nhân và người nhà của họ không thể hành động theo ý mình và họ cần giải thích các nhu cầu của mình cho các thành viên khác trong gia đình và đội ngũ nhân viên y tế.

Tác giả Ngô Thị Phương Linh (2017) đã đưa ra những vai trò đa dạng của NVCTXH như sau:

Cung cấp dịch vụ CTXH: đưa ra nhiều hoạt động khác nhau như hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày, giải quyết các vấn đề tâm lý, vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa tinh thần, hỗ trợ khám chữa bệnh (nhắc nhở bệnh nhân và gia đình của họ về cách sử dụng thuốc, cách trị liệu đúng cách, sắp xếp lịch thăm khám)

Nhân viên CTXH khuyến khích, động viên, cổ vũ bệnh nhân tham gia các hoạt động thể dục, thể thao tự rèn luyện sức khỏe, tạo điều kiện để bệnh nhân và gia đình của họ tham gia vào các buổi sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ dưỡng sinh tại cộng đồng hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ.

Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình các liệu pháp thư giãn hợp lý để phòng, chữa trị và phòng ngừa các rối loạn tâm thần thông qua những vai trò như: nhận biết, phát hiện sớm những người có dấu hiệu, nguy cơ bị rối loạn tâm thần trong địa bàn mình phụ trách; hỗ trợ khẩn cấp khi người bị bệnh có dấu hiệu tự sát hoặc có hành vi nguy hiểm đến người xung quanh; tư vấn, động viên người có vấn đề về bệnh tâm thần đi đến cơ sở y tế để khám điều trị kịp thời cũng như hướng dẫn quy trình tuân thủ việc điều trị, chăm sóc về mặt y tế; kết nối người bị bệnh tâm thần và gia đình với các dịch vụ xã hội để giải quyết vấn đề việc làm, vay vốn làm ăn; biện hộ cho người bị bệnh tâm thần và gia đình họ có quyền lợi hợp pháp, có quyền được sống trong môi trường an toàn, có các dịch vụ an sinh thiết yếu để đảm bảo sức khỏe và tinh thần.

Từ những vai trò của NVCTXH trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần mà các tác giả đã nghiên cứu, tôi xin đưa ra các vai trò của NVCTXH trong tham vấn như sau:

- Vai trò tham vấn về quy trình khám chữa bệnh: NVCTXH sẽ là người tiếp đón bệnh nhân và có vai trò hướng dẫn người bệnh về các bước trong quy trình khám chữa bệnh như lấy số thứ tự, mua sổ khám bệnh, hướng dẫn sử dụng bảo hiểm y tế, hướng dẫn làm giấy xác nhận, giấy nghỉ ốm, nơi khám bệnh, nơi lấy thuốc…Cung

38

cấp thông tin, giới thiệu về các dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện, hướng dẫn quy trình làm các chỉ định cận lâm sàng cho người bệnh.

- Vai trò tham vấn cung cấp kiến thức, giáo dục: NVCTXH sẽ là người giáo dục những kiến thức liên quan đến bệnh tật như: giải thích về phát đồ điều trị, cách sử dụng thuốc, chăm sóc bản thân, thực hiện các liệu pháp phục hồi chức năng, liệu pháp lao động tại nhà.

- Vai trò tham vấn hỗ trợ tâm lý: Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bệnh nhân sẽ được NVCTXH hỗ trợ về mặt tâm lý như lắng nghe các tâm tư, nguyện vọng, hỗ trợ điều chỉnh hành vi, cảm xúc tiêu cực, giải quyết những lo lắng của bệnh nhân để vượt qua được sự căng thẳng, khủng hoảng duy trì hành vi tích cực đảm bảo chất lượng cuộc sống. Đôi khi quá trình hỗ trợ tâm lý có thể là một phương pháp điều trị không cần phải sử dụng thêm thuốc. Những nan đề hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân thường xoay quanh các vấn đề như: gia đình, tình yêu, hôn nhân, công việc, học tập, phát hiện các tiềm năng của bệnh nhân để khích lệ động viên họ trong khi điều trị…

- Vai trò tham vấn về các dịch vụ xã hội: Qua quá trình thăm khám, NVCTXH sẽ phát hiện ra những mong muốn của bệnh nhân để kết nối họ với các nguồn lực sẵn có tại địa phương, những dịch vụ xã hội để giải quyết vấn đề việc làm, vay vốn, các trường hợp cơ nhỡ, những chính sách dành cho người tâm thần tại địa phương để họ có thêm sức mạnh trong giải quyết vấn đề.

1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre được thành lập vào ngày 02 tháng 7 năm 2004 theo Quyết định số 2570/2004/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, chính thức đi vào hoạt động vào ngày 22 tháng 6 năm 2009. Công trình xây dựng Bệnh viện Tâm thần được khởi công từ tháng 01 năm 2006 tọa lạc tại ấp II, xã Hữu Định - huyện Châu Thành - tỉnh Bến Tre, cách trung tâm thành phố Bến Tre 4 km về hướng bắc, với tổng mức đầu tư trên 30 tỷ đồng, từ vốn ngân sách địa phương và chương trình y tế quốc gia của Bộ Y tế. Tổng diện tích mặt bằng 1.5 hecta, trong đó các công trình xây dựng hoàn chỉnh gồm 02 khu: khu hành chính và khu điều trị;

Tiền thân của Bệnh viện là khoa Tâm thần thuộc Bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu; khi mới thành lập quy mô của bệnh viện 150 giường kế hoạch, với 94 biên

39

chế. Những năm tháng đầu đi vào hoạt động, bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn như:

Cơ sở vật chất không phù hợp với chuyên ngành tâm thần, trang thiết bị thiếu, vị trí nằm ở xa trục đường giao thông chính nên việc đi lại của người bệnh không được thuận tiện, nhận thức của người dân về bệnh thâm thần còn thấp, đội ngũ viên chức, lao động còn trẻ, chưa được đào tạo về chuyên khoa… Trước những khó khăn đó, bệnh viện đã không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng điều trị, tạo điều kiện thuận lợi cho viên chức, lao động đi học, đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng. Năm 2014, Bệnh viện được UBND tỉnh phê duyệt sửa chữa lớn nâng cấp Bệnh viện và xây dựng khu nhà dành cho các hoạt động liệu pháp phục hồi chức năng cho người bệnh. Đến nay Bệnh viện Tâm thần Bến Tre là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của tỉnh.

- Về cơ cấu tổ chức:

Bệnh viện có 04 phòng chức năng: Phòng Kế hoạch Tổng hợp; Phòng Tổ chức - Hành chánh quản trị; Phòng Tài chính kế toán và Phòng Điều dưỡng. Có 09 khoa lâm sàn: Khoa Khám bệnh, khoa Hồi sức Cấp cứu, khoa Phục hồi chức năng, khoa Dược, Khoa Dinh dưỡng tiết chế và 04 khoa điều trị nội trú, số giường bệnh thực kê 240/220 giường kế hoạch. Tổng số cán bộ, nhân viên hiện có:118 (Biên chế: 92; Hợp đồng: 26); Trong đó 16 bác sĩ (CKII: 01: CKI: 03), 17 y sĩ, 03 cử nhân tâm lý, 47 điều dưỡng-kỹ thuật viên, 05 dược sĩ trung học, 02 dược sĩ đại học, cán bộ khác: 30.

- Về cơ sở vật chất:

Cơ sở vật chất và trang thiết bị cơ bản đáp ứng cho công tác khám và điều trị của bệnh viện. Nhà làm việc gồm có 02 khu: Một khu dành cho các khoa điều trị bệnh nội trú; một khu dành cho khoa hồi sức cấp cứu, khoa khám điều trị ngoại trú và các khoa, phòng chức năng. Trang thiết bị y tế: Máy shock điện, máy ghi điện não, máy ghi lưu huyết não, máy ghi điện tim, Monitor theo dõi liên lục, máy tạo oxy....

- Các thành tựu nổi bật và định hướng phát triển của Bệnh viện Tâm thần Bến Tre

+ Thành tựu nổi bật của bệnh viện

Được sự quan tâm của UBND Tỉnh Bến Tre và lãnh đạo Sở Y tế Bến Tre, Bệnh viện Tâm thần Bến Tre được thành lập vào ngày 02 tháng 7 năm 2004 theo Quyết

40

định số 2570/2004/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, chính thức đi vào hoạt động vào ngày 22 tháng 6 năm 2009. Tiền thân của Bệnh viện là khoa Tâm thần thuộc Bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu; khi mới thành lập quy mô của bệnh viện 150 giường kế hoạch Tập thể viên chức lao động Bệnh viện Tâm thần đã nỗ lực phấn đấu trong những năm qua, tạo được niềm tin cho người dân khi đến khám, chữa bệnh kết quả đạt được như sau:

Kết quả hoạt động khám chữa bệnh từ năm 2011 đến năm 2017

Tỷ lệ thực hiện phân tuyến kỹ thuật đạt hơn 40% đảm bảo công tác chăm sóc, điều trị cho người bệnh trong và ngoài tỉnh. Trong những năm qua, bệnh viện luôn chú trọng công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Có 360 lượt viên chức, lao động tham gia các khóa đào tạo dài hạn, ngắn hạn, đặc biệt 12 viên chức được đào tạo trình độ sau đại học. Có 65 đề tài, sáng kiến được công nhận và áp dụng có hiệu quả tại bệnh viện. Trong năm 2017 bệnh viện đã tổ chức thành công Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành tâm thần, đã huy động được các chuyên gia đầu ngành và các bệnh viện báo cáo và ứng dụng các công trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành tâm thần. Song song với công tác điều trị, Bệnh viện cũng rất quan tâm đến sự phục hồi chức năng giúp bệnh nhân thuận lợi khi tái hoà nhập cộng đồng. Hiện tại, Bệnh viện đã triển khai ứng dụng được nhiều kĩ thuật mới, trắc nghiệm tâm lý, các liệu pháp văn hóa, liệu pháp âm nhạc, liệu pháp thể dục, lao động, hội họa v.v…

+ Định hướng hoạt động trong thời gian tới:

41

Thực hiện thành công mục tiêu chiến lược của bệnh viện theo Nghị quyết Đại hội Đảng viên Chi bộ Bệnh viện Tâm thần Bến Tre (2022 - 2025). Tiếp tục giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng; thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo để xây dựng thành công một bệnh viện quy chuẩn, chuyên nghiệp, có uy tín trong cả nước; hoàn thiện công tác quản lý, chuyên môn, không ngừng cải tiến chất lượng, bảo đảm an toàn và nâng cao hiệu quả phục vụ người bệnh; bảo đảm đời sống cán bộ viên chức được từng bước nâng cao. Các giải pháp chính:

- Tiếp tục phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

- Phát triển các dịch vụ khám và điều trị chuyên khoa.

- Tăng cường quản lý kinh tế y tế, chống lãng phí, hạn chế thất thoát, đặc biệt là hạn chế xuất toán BHYT và thất thu từ các bệnh nhân.

42

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, học viên đã trình bày một số vấn đề lý luận về vai trò của nhân viên CTXH trong việc tham vấn tâm lý cho bệnh nhân tâm thần như các lý thuyết ứng dụng trong hoạt động CTXH với người tâm thần bao gồm lý thuyết nhu cầu của Maslow và lý thuyết thân chủ trọng tâm của Carl Roger. Xây dựng các khái niệm liên quan đến đề tài để làm rõ về khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài. Các khái niệm cụ thể là: khái niệm về bệnh nhân tâm thần, bệnh nhân tâm thần ngoại trú, nhân viên CTXH, tham vấn tâm lý, vai trò của nhân viên CTXH, nhu cầu tham vấn của bệnh nhân tâm thần ngoại trú, vai trò của nhân viên CTXH trong tham vấn cho bệnh nhân tâm thần ngoại trú; một số lý luận về vai trò của nhân viên CTXH trong tham vấn cho bệnh nhân tâm thần.

Như vậy, chương 1 phân tích về hệ thống cơ sở lý luận chính là nền tảng và thang đo để tác giả đi vào phân tích và nghiên cứu thực trạng vai trò của nhân viên CTXH trong việc tham vấn cho bệnh nhân tâm thần tại Bệnh viện tâm thần tỉnh Bến Tre.

43

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc tham vấn cho bệnh nhân tâm thần tại bệnh viện tâm thần tỉnh bến tre (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)