CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CTXH TRONG VIỆC THAM VẤN CHO VỀ BỆNH NHÂN TÂM THẦN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH BẾN TRE
1.2. Các khái niệm liên quan
Theo Từ điển xã hội học Oxford, vai trò là một khái niệm then chốt trong lý thuyết xã hội học. Nó nhấn mạnh những kỳ vọng trong xã hội gắn với những vị thế hay vị trí nhất định trong xã hội và nó phân tích sự vận hành của những kỳ vọng ấy (Bùi Thế Cường và cộng sự, 2012).
Có quan điểm cho rằng: “Một vai trò là tập hợp các mong đợi, các quyền và những nghĩa vụ được gán cho một địa vị cụ thể. Những sự mong đợi này xác định các hành vi của con người được xem như là phù hợp và không phù hợp đối với người chiếm giữ một địa vị” (Phạm Tất Dong và cộng sự, 2001). Theo quan điểm này tương ứng với từng địa vị cụ thể sẽ có những vai trò được đưa ra. Những quyền và nghĩa vụ này giúp phân biệt được vai trò của cá nhân trong từng địa vị khác nhau.
1.2.2. Khái niệm CTXH
Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2010) CTXH là một dạng hoạt động chuyên môn nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời CTXH thúc đẩy môi trường xã hội tạo cơ hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ giúp cá nhân, gia đình và cộng
23
đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, qua đó đảm bảo nền an sinh cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Tác giả Nguyễn Hồi Loan (2015) đã đưa ra khái niệm CTXH là một hoạt động thực tiễn xã hội, được thực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định và được vận hành trên cơ sở văn hóa truyền thống của dân tộc, nhằm trợ giúp cá nhân và các nhóm người trong việc giải quyết các nan đề trong đời sống của họ, vì phúc lợi và hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội”.
1.2.3. Khái niệm Nhân viên CTXH
Theo Hiệp hội quốc tế nhân viên CTXH IASSW thì NVCTXH là những người hoạt động trong nhiều lĩnh vực, được đào tạo chính quy và cả bán chuyên nghiệp, được trang bị các kiến thức và kỹ năng trong CTXH để trợ giúp các đối tượng yếu thế nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn.
Tác giả Lê Hải Thanh (2011) cho rằng NVCTXH là những người được đào tạo một cách chuyên nghiệp về CTXH mà hành động của họ nhằm mục đích tối ưu hóa sự thực hiện vai trò của con người trong mọi lĩnh vực đời sống của cá nhân, nhóm và cộng đồng.
Theo tác giả Nguyễn Thị Thùy (2019) NVCTXH là người được đào tạo một cách bài bản về mặt chuyên môn và các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. NVCTXH không chỉ hướng vào các nhóm đối tượng yếu thế mà còn xây dựng những chương trình, những giải pháp chiến lược nhằm bảo vệ cả cộng đồng dân cư. Họ luôn đặt lợi ích của thân chủ lên cao nhất và cố gắng giúp đỡ thân chủ đạt được mục tiêu mà họ đặt ra. Tuy nhiên, NVCTXH chỉ là người cùng thảo luận và giải thích các phương án có điểm nào tốt, điểm nào hạn chế, còn quyết định cuối cùng vẫn thuộc về thân chủ chứ NVCTXH không làm hộ làm thay.
24
Từ những khái niệm về Nhân viên CTXH ở trên, nhận thấy khái niệm theo tác giả Nguyễn Thị Thùy là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của NVCTXH trong việc hỗ trợ cho nhóm người yếu thế là bệnh nhân tâm thần.
1.2.4. Khái niệm Tham vấn
Có rất nhiều những khái niệm về tham vấn, tôi đưa ra một vài khái niệm tiêu biểu để từ đó có thể rút ra cách hiểu về tham vấn cho đề tài:
Tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2010) thì cho rằng tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó người thực hiện tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực nhằm giúp đối tượng nhận thức cảm xúc, suy nghĩ, hành vi, về vấn đề và nguồn lực, qua đó tự xác định giải pháp có hiệu quả. Như vậy tham vấn và CTXH đều là hoạt động trợ giúp con người giải quyết vấn đề. Tham vấn như là một công cụ và có vai trò quan trọng đối với lĩnh vực hoạt động của CTXH.
Theo tác giả Trần Thị Minh Đức (2009) đưa ra khái niệm tham vấn là một quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn và kĩ năng tham vấn, có các phẩm chất đạo đức của nghề tham vấn và được pháp luật thừa nhận) với thân chủ (còn gọi là khách hàng - người đang có vấn đề khó khăn về tâm lí muốn được giúp đỡ). Thông qua các kĩ năng trao đổi và chia sẻ tâm tình (dựa trên các nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp), thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình. Thuật ngữ tham vấn mô tả chính xác bản chất của nghề trợ giúp là giúp người khác đang có khó khăn tâm lí mà không hướng họ theo ý mình.
Từ những định nghĩa về tham vấn đã nêu, tôi nhận thấy định nghĩa của tác giả Trần Thị Minh Đức được xem là phù hợp nhất để sử dụng trong các nghiên cứu của đề tài và thưc hành nghề nghiệp về tham vấn ở Việt Nam.
1.2.5. Khái niệm Bệnh nhân tâm thần
Dưới góc nhìn của y học: Người bệnh tâm thần là những người mắc bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm lý và tinh thần, bệnh cơ thể…làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại.
25
Dưới góc nhìn của xã hội: Người bệnh tâm thần là người bị bệnh về tâm lý hoặc hành vi cá biệt gây ra đau khổ, mất khả năng cư xử và phát triển như người bình thường. Những người rối loạn tâm thần vẫn có những quyền nhất định và việc bắt giữ người bệnh tâm thần mà không có căn cứ là vi phạm nhân quyền (Trần Thị Khuyên, 2016).
Theo Vũ Văn Tuấn (2017) đã đưa ra khái niệm người tâm thần là người bị mất hoặc suy giảm về thần kinh tâm thần, trí tuệ, rối loạn các hành vi và các kỹ năng sống.
Người tâm thần là những người gặp các vấn đề liên quan đến rối loạn não bộ khiến cho họ bị rối loạn và không thực hiện được các chức năng xã hội như những người khác. Các quá trình cảm giác, tri giác, tư duy, ý thức bị sai lệch khiến người bệnh tâm thần có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong không phù hợp với thực tại, với môi trường xung quanh. (Đề án 1215 của Thủ tướng chính phủ, 2011)
Khái niệm về bệnh nhân tâm thần của tác giả Trần Thị Khuyên theo tôi là phù hợp nhất với đề tài vì khái niệm đã đề cập đến những vấn đề mà tôi dự định sẽ nghiên cứu, khái niệm làm sáng tỏ được hai góc nhìn khác nhau về bệnh nhân tâm thần.