CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THAM VẤN CHO BỆNH NHÂN TÂM THẦN 43 2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
2.2. Nhu cầu tham vấn của bệnh nhân tâm thần ngoại trú tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre
2.2.2. Nhu cầu tham vấn của bệnh nhân tâm thần ngoại trú
Người tâm thần cũng có các nhu cầu cơ bản để sống và tồn tại, được chăm sóc sức khỏe như mọi người để có thể duy trì sức khỏe, cuộc sống lành mạnh, chủ động tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Sự hỗ trợ của NVCTXH sẽ góp phần tạo dựng niềm tin và mở ra nhiều cơ hội mới cho người tâm thần.
Để đánh giá được nhu cầu của bệnh nhân, tôi đã tiến hành nghiên cứu những mong muốn của họ thông qua bốn nhóm nhu cầu: nhu cầu được hướng dẫn về quy trình khám chữa bệnh, nhu cầu cung cấp kiến thức, giáo dục, nhu cầu hỗ trợ tâm lý và nhu cầu về các dịch vụ xã hội, với tổng điểm trung bình chung như sau:
Bảng 2.2 Nhu cầu của bệnh nhân
(Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài, tháng 9/2022)
Qua bảng tổng hợp các nhu cầu trên cho thấy nhu cầu về hỗ trợ tham vấn tâm lý và nhu cầu dịch vụ xã hội có điểm trung bình chung cao nhất là 4.25, độ lệch chuẩn lần lượt là 0.36 và 0.51. Qua đó cho thấy các nhu cầu này được bệnh nhân quan tâm nhiều hơn. Nhóm bệnh nhân rối loạn tâm căn thường sẽ kèm theo những lo lắng, căng thẳng nên họ sẽ mong muốn được hỗ trợ tâm lý. Trong những năm gần đây đã có nhiều chính sách dành cho người tâm thần, bệnh nhân cũng mong muốn được tiếp cận với các dịch vụ để được thụ hưởng các chính sách. Ngoài ra, nhu cầu được hướng dẫn về quy trình khám chữa bệnh có điểm trung bình chung là 4.23 và độ lệch chuẩn là 0.41; nhu cầu về giáo dục có điểm trung bình chung là 4.22 và độ lệch chuẩn là 0.36.
STT Nhu cầu Điểm
trung bình
Độ lệch chuẩn
Thứ bậc 1 Nhu cầu được hướng dẫn về quy trình
khám chữa bệnh 4.23 0.41 2
2 Nhu cầu cung cấp kiến thức, giáo dục 4.22 0.36 3
3 Nhu cầu hỗ trợ tâm lý 4.25 0.36 1
4 Nhu cầu dịch vụ xã hội 4.25 0.51 1
55
Kết quả khảo sát bệnh nhân về mong muốn được hỗ trợ những gì khi đến khám và điều trị tại Bệnh viện tâm thần Bến Tre thì kết quả thu được như sau:
Bảng 2.3: Nhu cầu được hướng dẫn về quy trình khám chữa bệnh
STT
Nhu cầu được hướng dẫn về quy trình khám chữa bệnh
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Thứ bậc 1 Hướng dẫn lấy số thứ tự và nơi nộp sổ khám bệnh 4.22 0.42 8 2 Hướng dẫn mua sổ và đóng tiền khám bệnh đối với
bệnh nhân không sử dụng bảo hiểm 4.18 0.72 10 3 Hướng dẫn khu vực dành cho đối tượng ưu tiên 4.26 0.53 4 4 Hướng dẫn về loại bảo hiểm y tế để chi trả cho việc
điều trị 4.33 0.52 2
5
Hướng dẫn cách xin giấy chuyển tuyến và giấy tờ tùy thân hoàn tất thủ tục sử dụng bảo hiểm y tế đúng tuyến
4.40 0.55 1
6 Hướng dẫn việc xin giấy xác nhận hưởng trợ cấp
xã hội 4.24 0.69 6
7 Hướng dẫn làm giấy nghỉ ốm 4.02 0.89 12
8 Hướng dẫn khu vực chờ để khám bệnh 4.23 0.62 7 9 Hướng dẫn làm các trắc nghiệm tâm lý khi được
chỉ định 4.28 0.70 3
10 Hướng dẫn làm các xét nghiệm (xét nghiệm máu,
đo điện tim, điện não đồ, lưu huyết não) 4.25 0.74 5
11 Hướng dẫn đi nhận thuốc 4.13 0.57 11
12 Hướng dẫn nơi mua thuốc đối với bệnh nhân
không sử dụng bảo hiểm 4.21 0.79 9
Điểm trung bình chung 4.23 0.41 (Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài, tháng 9/2022)
56
Bảng 2.4 Tỷ lệ % nhu cầu hướng dẫn về quy trình khám chữa bệnh của bệnh nhân tâm thần
Mức độ Tần số Tỷ lệ % Rất không đúng - -
Không đúng - -
Phân vân 8 4
Đúng 51 25.5
Rất đúng 141 70.5
Tổng 200 100
Nhìn từ bảng trên cho thấy nhu cầu cao nhất trong quy trình khám chữa bệnh là được hướng dẫn cách xin giấy chuyển tuyến và giấy tờ tùy thân hoàn tất thủ tục sử dụng bảo hiểm y tế đúng tuyến chiếm tỷ lệ trung bình là 4.40. Qua khảo sát cho thấy thu nhập của người tâm thần trên 5.000.000 đồng chiếm tỷ lệ ít nhất mà bệnh tâm thần thường phải điều trị lâu dài mới có thể ổn định được tình trạng bệnh. Vì vậy nếu không sử dụng bảo hiểm sẽ rất tốn kém. Thực tế làm việc tại phòng khám nhận thấy bệnh nhân thường xin giấy chuyển tuyến và giấy tờ tùy thân không đúng với quy định nên chậm trễ trong việc sử dụng bảo hiểm, nên nhu cầu được hướng dẫn thủ tục sử dụng bảo hiểm chiếm tỷ lệ cao để càng sớm có thể giảm được chi phí điều trị. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng quan tâm đến những mức hưởng của bảo hiểm y tế để tiện chi trả cho việc điều trị. Tùy vào loại bảo hiểm bệnh nhân sẽ được thanh toán 100%, 95%, 80% chi phí khám chữa bệnh. Vì vậy, mong muốn được hướng dẫn về loại bảo hiểm y tế để chi trả cho việc điều trị chiếm tỷ lệ trung bình cao thứ 2 là 4.33. Khi được hỏi ý kiến để phát triển vai trò tham vấn về quy trình khám chữa bệnh, chị N.T.H.P (Nhân viên CTXH) đã đưa ra đề xuất: Cần có nhân viên chuyên trách CTXH trực tiếp tại khoa khám, tham vấn kịp thời cho người bệnh khi cần thiết. NVCTXH nắm rõ các thủ tục hành chính hưởng bảo hiểm y tế, thủ tục khám xác nhận hưởng trợ cấp xã hội…
Các trắc nghiệm tâm lý ở bệnh viện mới được thêm vào danh mục kỹ thuật gần đây, nên đây vẫn là một họat động còn khá mới mẻ đối với bệnh nhân. Mong muốn
57
được hướng dẫn làm các trắc nghiệm tâm lý khi được chỉ định chiếm tỷ lệ trung bình xếp thứ 3 là 4.28.
Kế đến là mong muốn được hướng dẫn khu vực dành cho đối tượng ưu tiên chiếm tỷ lệ trung bình là 4.26. Bệnh nhân cũng có mong muốn biết những ai thuộc đối tượng ưu tiên và khu vực chờ khám để được khám nhanh chóng hơn.
Bên cạnh chỉ định về thực hiện các trắc nghiệm tâm lý, bác sĩ cũng thường hay chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm (xét nghiệm máu, đo điện tim, điện não đồ, lưu huyết não). Bệnh nhân có nhu cầu được hướng dẫn tận tình về nơi làm các xét nghiệm, các thủ tục hành chánh khác, nhu cầu này chiếm tỷ lệ là 4.25.
Bệnh nhân tâm thần là đối tượng được nhận các trợ cấp xã hội tùy theo loại bệnh do đó bệnh nhân phải quan tâm đến nhu cầu này nhiều nhưng qua kết quả cho thấy tỷ lệ trung bình ở mức trung bình là 4.24.
Các nhu cầu tiếp theo là hướng dẫn khu vực chờ để khám bệnh và hướng dẫn lấy số thứ tự và nơi nộp sổ khám bệnh với tỷ lệ trung bình lần lượt là 4.23 và 4.22.
Đây là hai nhu cầu của bệnh nhân khi mới bước vào khu khám bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mới đến khám lần đầu, nếu như được hướng dẫn tận tình, lần sau đến tái khám họ sẽ đỡ mất thời gian trong việc tìm kiếm sự hướng dẫn.
Đối với những bệnh nhân không sử dụng bảo hiểm thì họ có hai mong muốn là hướng dẫn nơi mua thuốc và hướng dẫn mua sổ và đóng tiền khám bệnh với tỷ lệ trung bình là 4.21 và 4.18. Thủ tục hành chánh cũng như nơi mua thuốc của bệnh nhân không sử dụng bảo hiểm hoàn toàn khác với bệnh nhân có bảo hiểm, đặc biệt thuốc tâm thần là thuốc chuyên khoa nên bệnh nhân thường gặp khó khăn trong việc tìm nhà thuốc. Đa số bệnh nhân ở bệnh viện đều được hướng dẫn sử dụng bảo hiểm nên đối tượng không sử dụng bảo hiểm ít hơn nên nhu cầu này cũng ở mức thấp.
Có thể nơi lãnh thuốc kế bên khu khám, bệnh nhân có thể dễ dàng tìm nơi nhận thuốc nên nhu cầu này chiếm tỷ lệ trung bình ở mức thấp là 4.13.
Việc hướng dẫn làm giấy nghỉ ốm phải được quan tâm nhiều để có thể được hưởng những chế độ ở nơi làm việc nhưng đây lại là một nhu cầu chiếm tỷ lệ trung bình thấp nhất là 4.02.
Tỷ lệ nhu cầu hướng dẫn về quy trình khám chữa bệnh của bệnh nhân tâm thần
58
đạt rất cao, mức đúng và rất đúng chiếm tỷ lệ 96%, còn lại là ý kiến phân vân 4%.
Phỏng vấn sâu chị L.K.T (Nhân viên CTXH) đưa ra ý kiến: Nên có một bàn hướng dẫn đặt trước cửa khoa khám và có một NVCTXH để đón tiếp bệnh nhân, chỉ dẫn bệnh nhân từ lúc mới vào bệnh viện về quy trình khám chữa bệnh, tìm hiểu nhu cầu đến khám của bệnh nhân cần, sau đó có những hướng dẫn phù hợp.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy trong quy trình khám chữa bệnh, bệnh nhân có rất nhiều nhu cầu cần được sự hướng dẫn của NVCTXH nhằm giúp người bệnh dễ dàng khám, điều trị và phục hồi bệnh. Bệnh nhân khi vào khám chữa bệnh phải tuân thủ thủ tục qua nhiều bước. Từ việc lấy số để được khám sau đó bệnh nhân tiến hành các xét nghiệm lâm sàng, các trắc nghiệm tâm lý…do bác sỹ chỉ định, vì vậy đôi khi khiến người bệnh cảm thấy lúng túng. Nếu có sự hướng dẫn của NVCTXH quá trình khám chữa bệnh được nhanh chóng hơn và người bệnh cũng thấy hài lòng về chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện.
Bảng 2.5: Nhu cầu được cung cấp kiến thức, giáo dục
STT Cung cấp kiến thức, giáo dục
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Thứ bậc 1 Tư vấn về thời gian điều trị 4.13 0.52 13
2 Tư vấn cách uống thuốc 4.20 0.43 11
3 Tư vấn các tác dụng phụ của thuốc 4.25 0.43 7 4 Tư vấn cách xử lý tác dụng phụ của thuốc 4.27 0.45 5 5 Tư vấn cách chăm sóc bản thân trong quá
trình điều trị bệnh 4.41 0.51 1
6 Tư vấn lợi ích của việc tuân thủ điều trị 4.27 0.51 5 7 Tư vấn tác hại của việc không tuân thủ
điều trị 4.24 0.56 8
8 Tư vấn phương pháp điều trị dùng thuốc
và không dùng thuốc hoặc kết hợp cả 2 4.35 0.54 2 9 Tư vấn về phương pháp điều trị tâm lý 4.26 0.53 6 10 Tư vấn về thời gian tái khám 4.23 0.53 9
59
11 Tư vấn về thời gian uống thuốc để không
ảnh hưởng đến công việc 4.25 0.54 7
12 Tư vấn học nghề phù hợp với bản thân 4.08 0.73 14 13 Tư vấn việc kết hôn, mang thai và những
vấn đề di truyền sau hôn nhân 4.01 0.82 16 14 Tư vấn về việc dùng thuốc khi mang thai 4.05 1.00 15 15 Tư vấn về việc dùng thuốc khi đang điều
trị các bệnh khác 4.35 0.59 2
16 Tư vấn việc học tập khi đang điều trị 4.00 0.97 17 17 Tư vấn về việc làm khi đang điều trị 4.16 0.75 12 18 Tư vấn cách chăm sóc bản thân khi kết
thúc điều trị 4.21 0.52 10
19 Tư vấn các hoạt động lao động tại nhà 4.31 0.58 4 20
Tư vấn cho người nhà về cách chăm sóc và sống chung với người mắc các rối loạn tâm thần
4.27 0.47 5
21 Hỗ trợ lên kế hoạch cho cuộc sống sau khi
kết thúc điều trị 4.34 0.57 3
Điểm trung bình chung 4.22 0.36
(Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài, tháng 9/2022)
Bảng 2.6 Tỷ lệ % nhu cầu cung cấp kiến thức, giáo dục của bệnh nhân tâm thần Mức độ Tần số Tỷ lệ %
Rất không đúng - -
Không đúng - -
Phân vân 2 1
Đúng 44 22
Rất đúng 154 77
Tổng 200 100
60
Có rất nhiều lĩnh vực bệnh nhân cần được tư vấn cung cấp kiến thức. Kiến thức thì luôn luôn vô tận, tuy nhiên trong giới hạn của nghiên cứu, tôi xin đưa ra những khía cạnh mà NVCTXH sẽ hỗ trợ chia sẻ và truyền đạt và thông tin đến bệnh nhân như sau:
Người bệnh có nhu cầu tư vấn cách chăm sóc bản thân trong quá trình điều trị bệnh, nhân viên y tế sẽ tư vấn cách sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống…để bệnh nhân có sức khỏe thể chất lẫn tinh thần tốt hơn, nhu cầu này chiếm tỷ lệ cao nhất là 4.41. Sẽ có những thắc mắc của bệnh nhân nằm ngoài chuyên môn của các y bác sĩ, lúc này rất cần những người am tường về nhiều kiến thức khác nhau để nhanh chóng thông tin đến bệnh nhân. Theo chị T.T.N (chuyên viên tâm lý): Nên chia ra về những kiến thức khác nhau để những nhân sự chuyên về lĩnh vực nào sẽ dễ dàng cung cấp thông tin đến người bệnh, ví dụ như giáo dục về bệnh và cách uống thuốc, kiến thức về phục hồi chức năng, kiến thức về các kỹ năng xã hội .
Nhiều bệnh nhân còn phải đang uống thuốc điều trị bệnh khác hoặc đang mắc bệnh nền họ sẽ rất quan tâm về việc uống thuốc có ảnh hưởng gì không hoặc nên phân chia thời gian uống như thế nào nên nhu cầu tư vấn về việc dùng thuốc khi đang điều trị các bệnh khác chiếm tỷ lệ trung bình khá cao là 4.35. Phỏng vấn sâu chị T.T.P (Nhân viên điều dưỡng) cho rằng nên phát triển vai trò tham vấn cung cấp kiến thức, giáo dục: Khi bác sĩ khám bệnh và nhân viên điều dưỡng hỗ trợ nhập toa sẽ không có nhiều thời gian để giải thích hết những thắc mắc liên quan đến bệnh tật. Nếu như có một bộ phận NVCTXH để giáo dục sức khỏe và cung cấp các kiến thức về những vấn đề liên quan đến cách uống thuốc, tác dụng phụ của thuốc, tuân thủ điều trị.…đôi khi những kiến thức NVCTXH chia sẻ cho bệnh nhân sẽ giúp họ đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn.
Một vấn đề mà bệnh nhân quan tâm chiếm tỷ lệ tương đương là tư vấn về phương pháp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc hoặc kết hợp cả 2, vì do đặc thù mỗi bệnh, có những bệnh nhân sẽ chỉ điều trị bằng phương pháp tham vấn tâm lý cũng mang lại hiệu quả điều trị mà không cần dùng thuốc. Nghiên cứu của Mayer- Amberg N và cs (2016) cũng cho thấy hiệu quả khi can thiệp giáo dục tâm lý song
61
song với việc dùng thuốc, thời gian bệnh nhân nằm viện được rút ngắn và mang lại nhiều sự hài lòng cho bệnh nhân và người nhà
Bệnh nhân cũng quan tâm rất nhiều đến việc hỗ trợ lên kế hoạch cho cuộc sống sau khi kết thúc điều trị, nhu cầu này chiếm tỷ lệ trung bình là 4.34. Đây là một công việc mà NVCTXH ở nước ngoài hay lên kế hoạch để hỗ trợ bệnh nhân. Nghiên cứu của Grob MC và cộng sự (1982) khi khảo sát nhu cầu của bệnh nhân tâm thần và người nhà của họ cho thấy nhân viên xã hội là những người đáp ứng nhu cầu cần thiết của bệnh nhân như: cung cấp thông tin cho gia đình về sự tiến triển trong quá trình điều trị, hỗ trợ gia đình giải quyết các thủ tục của bệnh viện và giúp lập kế hoạch chăm sóc sau khi xuất viện. Một số bệnh nhân sẽ cảm thấy mặc cảm, tự ti khi mình mắc bệnh tâm thần, sự hỗ trợ này không chỉ giúp họ đạt được hiệu quả điều trị mà giúp họ định hình được tương lai của mình.
Kế đến là tư vấn các hoạt động lao động tại nhà chiếm tỷ lệ trung bình là 4.31.
Kết quả khá bất ngờ khi bệnh nhân lại quan tâm đến nhu cầu này nhiều vì đa số bệnh nhân đều có công việc làm ổn định. Hoạt động lao động tại nhà thường dành cho những bệnh nhân không có việc làm và không thể ra môi trường bên ngoài làm việc, các nhân viên y tế sẽ hướng dẫn họ các hoạt động tại nhà như một cách giúp họ phục hồi chức năng. Nghiên cứu của Đỗ Thúy Lan (2003) trên bệnh nhân tâm thần phân liệt đã cho thấy hiệu quả trong việc tái hòa nhập gia đình và cộng đồng bằng liệu pháp phục hồi chức năng tâm lý xã hội và liệu pháp lao động.
Có đến 3 lĩnh vực cung cấp kiến thức có tỷ lệ trung bình bằng nhau là 4.27 bao gồm tư vấn cách xử lý tác dụng phụ của thuốc, tư vấn lợi ích của việc tuân thủ điều trị, tư vấn cho người nhà về cách chăm sóc và sống chung với người mắc các rối loạn tâm thần. Khi uống thuốc nếu có những tác dụng phụ bệnh nhân sẽ không tránh khỏi những hoang mang lo lắng, nếu được giải thích và cách để xử lý các tác dụng phụ họ sẽ an tâm hơn trong việc điều trị. Rất nhiều bệnh nhân nhận thấy triệu chứng thuyên giảm nên ngưng điều trị và một thời gian sau lại tái phát nên việc tư vấn về các lợi ích của việc tuân thủ điều trị là rất cần thiết để đem lại hiệu quả điều trị và chất lượng khám chữa bệnh. Gia đình cũng sẽ góp phần giúp bệnh nhân thuyên giảm các triệu chứng nếu chấp nhận và được giải thích về tình trạng bệnh, cách chăm sóc người
62
bệnh. Khi phỏng vấn sâu về các nhu cầu của bệnh nhân khi khám bệnh và hướng giải quyết các nhu cầu đó thì anh Đ.M.T (Bác sĩ) chia sẻ: Bệnh nhân hay hỏi về cách uống thuốc, chăm sóc bản thân, phục hồi chức năng tại nhà, thủ tục hưởng trợ cấp xã hội.…Lúc bệnh ít anh sẽ giải thích nhưng bệnh đông thì không thể để bệnh nhân khác chờ lâu được nên quá trình giải thích đôi khi chưa kỹ lắm
Phương pháp điều trị tâm lý tại bệnh viện mới được người dân biết đến trong những năm gần đây, nhu cầu được biết về phương pháp điều trị này như thế nào, thời gian bao lâu, chi phí như thế nào chiếm tỷ lệ trung bình là 4.26.
Bệnh nhân cũng cần được biết về các tác dụng phụ của thuốc và tư vấn về thời gian uống thuốc để không ảnh hưởng đến công việc, hai nhu cầu này chiếm tỷ lệ trung bình là 4.25. Bệnh nhân hay cảm thấy lo lắng khi uống thuốc bị một số tác dụng phụ như cứng hàm, ngủ nhiều, tiết nước bọt…nên nếu được giải thích bệnh nhân sẽ dễ dàng tuân thủ điều trị hơn. Nhiều người vừa làm vừa điều trị bệnh nên họ rất quan tâm đến việc uống thuốc vào giờ nào không gây buồn ngủ hoặc các tác dụng phụ khác của thuốc để đủ tỉnh táo làm việc.
Bên cạnh việc tư vấn về lợi ích của tuân thủ điều trị, bệnh nhân cũng cần biết thêm về việc không tuân thủ điều trị sẽ gây nên những hậu quả như thế nào để họ có thể sắp xếp công việc, thời gian để tiếp tục điều trị, nhu cầu này chiếm tỷ lệ trung bình là 4.24.
Một vấn đề bệnh nhân quan tâm nữa là về thời gian tái khám, nhu cầu chiếm tỷ lệ trung bình là 4.23. Đối với bệnh nhân sử dụng bảo hiểm thời gian tái khám sẽ khắc khe hơn phải đi đúng ngày hoặc sau ngày tái khám, chỉ đi sớm đối với trường hợp bệnh diễn biến. Nhiều người không biết thông tin này nên đi sớm nhưng theo quy định sẽ không được lãnh thuốc. Tư vấn về ngày tái khám sẽ đỡ mất thời gian cho người bệnh cũng như nhân viên y tế đỡ phải giải thích lại khi bệnh nhân đến khám sớm.
Sau khi kết thúc điều trị, ngoài việc mong muốn tư vấn về kế hoạch tương lai, người bệnh cũng có nhu cầu tư vấn cách chăm sóc bản thân để bắt đầu lên kế hoạch cho một hành trình mới vừa khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần, theo kết quả khảo sát nhu cầu chiếm tỷ lệ trung bình là 4.21.