Giải pháp nâng cao vai trò của Nhân viên CTXH trong việc tham vấn

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc tham vấn cho bệnh nhân tâm thần tại bệnh viện tâm thần tỉnh bến tre (Trang 82 - 86)

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CTXH TRONG VIỆC THAM VẤN CHO BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH BẾN TRE

3.1. Giải pháp nâng cao vai trò của Nhân viên CTXH trong việc tham vấn

Ở các bệnh viện trên thế giới, vai trò của NVCTXH đã được khẳng định từ rất lâu và hoạt động mang tính chuyên nghiệp. Các NVCTXH là một đội ngũ không thể thiếu được bên cạnh đội ngũ y bác sĩ và điều dưỡng của bệnh viện. Hoạt động CTXH rất đa dạng và đã đóng góp những vai trò nhất định trong việc giảm bớt áp lực công việc cho đội ngũ nhân viên y tế cũng như hỗ trợ, tư vấn cho các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Ở các bệnh viện tại Mỹ, vai trò của NVCTXH được thể hiện qua việc cung cấp các dịch vụ như: Lượng định tâm lý xã hội, tham vấn cho bác sĩ và các nhà chuyên môn khác; quản lý trường hợp; giới thiệu, điều phối tài nguyên; tham mưu về kế hoạch xuất viện của bệnh nhân và theo dõi bệnh nhân sau khi ra viện; tham vấn cá nhân và gia đình, chăm sóc sức khỏe tại gia đình và cộng đồng. Các hoạt động của CTXH không chỉ đơn thuần là công việc từ thiện hoặc hỗ trợ về vật chất nữa mà còn đóng góp quan trọng trong quá trình chuyên nghiệp hóa lĩnh vực CTXH, góp phần không nhỏ vào công cuộc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ người dân.

Để phát triển ngành CTXH trong bệnh viện ở Việt Nam trong thời gian tới, NVCTXH đóng vai trò là nhân viên tâm sinh học trong việc khuyến khích, động viên, trao quyền…cho bệnh nhân và để họ tự quyết định các vấn đề về sức khỏe từ đó làm gia tăng sự hài lòng của bệnh nhân và nâng cao hiệu quả điều trị , rút ngắn thời gian điều trị và giúp bệnh viện cung cấp những dịch vụ có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người bệnh.

Người tâm thần thuộc nhóm người yếu thế trong xã hội và rất cần sự giúp đỡ của NVCTXH.

3.1.1. Vai trò tham vấn về quy trình khám chữa bệnh

Trong quy trình khám chữa bệnh có rất nhiều vấn đề cần bệnh nhân mong muốn nhận sự hỗ trợ từ NVCTXH, từ hướng dẫn lấy số thứ tự đến việc tư vấn các thủ tục hành chánh, hướng dẫn làm các xét nghiệm đến việc hướng dẫn lãnh thuốc. Việc giải đáp hết thắc mắc của bệnh nhân từ lúc vào khám đến khi ra về là một việc không hề

73

dễ dàng, nhiều vấn đề không nằm trong chuyên môn nên phải cần sự phối hợp của những bộ phận khác. Đội ngũ nhân viên y tế sẽ khó có thể đáp ứng được hết nhu cầu của bệnh nhân vào những ngày bệnh đông vì không có nhiều thời gian để giải thích, sẽ có nhiều vấn đề phát sinh như: sự thiếu hụt thông tin khi bệnh nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh dẫn đến sự không hài lòng về chất lượng khám chữa bệnh; cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều cảm thấy mệt mỏi nên khó tránh khỏi những căng thẳng và hiểu lầm khiến mối quan hệ giữa bệnh nhân và nhân viên y tế trở nên xa cách và làm ảnh hưởng chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện, lúc này NVCTXH sẽ là cầu nối cải thiện mối quan hệ giữa nhân viên y tế và bệnh nhân.

NVCTXH vẫn là kiêm nhiệm nên còn công việc khác ở các khoa, do đó cũng không có nhiệm vụ để tiếp đón và hướng dẫn bệnh nhân khi mới vào khám bệnh.

Công việc này do điều dưỡng phòng khám phụ trách, vào những ngày bệnh đông thì khó có thể phục vụ hết những nhu cầu của bệnh nhân.

Trong vai trò này, NVCTXH không chỉ có vai trò tiếp đón, hướng dẫn, giải quyết những nhu cầu mà còn trợ giúp các bác sĩ và điều dưỡng trong công tác khám chữa bệnh được nhanh chóng hơn. Quy trình khám chữa bệnh sẽ bắt đầu từ việc hướng dẫn lấy số thứ tự và nơi nộp sổ khám bệnh, sau đó hướng dẫn mua sổ và đóng tiền khám bệnh đối với bệnh nhân không sử dụng bảo hiểm. Khi nhận thấy đối tượng ưu tiên sẽ hướng dẫn khu vực chờ khám để thụ hưởng các dịch vụ ưu tiên. Bên cạnh đó còn rất nhiều những vấn đề phát sinh trong quy trình khám chữa bệnh như: hướng dẫn về loại bảo hiểm y tế để chi trả cho việc điều trị, cách xin giấy chuyển tuyến và giấy tờ tùy thân hoàn tất thủ tục sử dụng bảo hiểm y tế đúng tuyến, việc xin giấy xác nhận hưởng trợ cấp xã hội, hướng dẫn làm giấy nghỉ ốm, khu vực chờ để khám bệnh, làm các trắc nghiệm tâm lý khi được chỉ định, làm các xét nghiệm (xét nghiệm máu, đo điện tim, điện não đồ, lưu huyết não), hướng dẫn đi nhận thuốc cũng như nơi mua thuốc đối với bệnh nhân không sử dụng bảo hiểm.

Ở những bệnh viện lớn, vì số lượng bệnh nhân quá đông nên từng khu vực sẽ có những bàn hướng dẫn để đội ngũ NVCTXH làm công tác tiếp đón và hướng dẫn bệnh nhân thực hiện quy trình khám chữa bệnh. Vì vậy, để phát triển vai trò tham vấn về quy trình khám chữa bệnh, cần có NVCTXH thực hiện nhiệm vụ này.

74

3.1.2. Vai trò tham vấn cung cấp kiến thức, giáo dục

Trong quá trình khám chữa bệnh, bệnh nhân sẽ có rất nhiều thắc mắc về bệnh tật và những vấn đề liên quan khác như thuốc, phương pháp điều trị, cách chăm sóc bản thân, tư vấn các vấn đề về việc học, việc làm, hôn nhân... khi đang điều trị và còn rất nhiều vấn đề khác nữa mà các bác sĩ sẽ không có nhiều thời gian để cung cấp thông tin đến bệnh nhân.

Có rất nhiều nội dung để cung cấp kiến thức cho bệnh nhân, NVCTXH cần phải được đào tạo chuyên sâu hơn về những lĩnh vực. Đa số bệnh nhân hay có nhu cầu (kết quả từ bảng khảo sát) như: các thông tin liên quan đến bệnh tật (diễn tiến của bệnh, nguyên nhân bệnh và các triệu chứng bất thường), cách chăm sóc bản thân trong quá trình điều trị, cung cấp thông tin về các phương pháp điều trị tại bệnh viện…

Từ đó NVCTXH giúp bệnh nhân hiểu về căn bệnh của họ và các biện pháp điều trị cũng như giải thích phác đồ điều trị một cách cặn kẽ để bệnh nhân hiểu, vừa góp phần giảm tải áp lực đối với hệ thống nhân viên y tế vừa giúp bệnh nhân hiểu và tuân thủ điều trị. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng cần được cung cấp các kiến thức như: thời gian điều trị, cách uống thuốc, các tác dụng phụ của thuốc, cách xử lý tác dụng phụ của thuốc, lợi ích của việc tuân thủ điều trị, thời gian tái khám, thời gian uống thuốc để không ảnh hưởng đến công việc, tư vấn học nghề phù hợp với bản thân, tư vấn việc kết hôn, mang thai và những vấn đề di truyền sau hôn nhân, tư vấn về việc dùng thuốc khi mang thai, tư vấn các hoạt động lao động tại nhà, hỗ trợ lên kế hoạch cho cuộc sống sau khi kết thúc điều trị…

Sẽ có những thắc mắc của bệnh nhân nằm ngoài chuyên môn của các y bác sĩ, lúc này rất cần những người am tường về nhiều kiến thức khác nhau để nhanh chóng thông tin đến bệnh nhân.

Phát triển vai trò tham vấn cung cấp kiến thức, giáo dục bệnh nhân sẽ được giải đáp những thắc mắc nhanh chóng không những giúp ích cho quá trình điều trị mà còn cảm thấy hài lòng về chất lượng khám chữa bệnh. Trên thế giới cũng có các nghiên cứu về vai trò cung cấp kiến thức, giáo dục của NVCTXH như nghiên cứu của Matsea TC (2017) đã xem xét các chiến lược của NVCTXH để hỗ trợ bệnh nhân như: giáo dục, chiến dịch nâng cao nhận thức, tạo cơ hội cải thiện sức khỏe và hỗ trợ họ thường

75

xuyên. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng để nâng cao hoạt động CTXH và hướng đến xây dựng đội ngũ NVCTXH chuyên nghiệp trong tương lai. Giúp bệnh nhân hiểu về căn bệnh mắc phải và các biện pháp điều trị, cũng như kết quả của các biện pháp điều trị khác nhau. NVCTXH nên giải thích cho họ phác đồ điều trị một cách cặn kẽ để giảm tải áp lực đối với hệ thống nhân viên y tế và giúp bệnh nhân hiểu được tiến trình trị liệu một cách đúng đắn và chính xác nhất. Giáo dục người nhà bệnh nhân về cách chăm sóc bệnh nhân, hướng dẫn cách động viên tinh thần người bệnh và người nhà.

3.1.3. Vai trò tham vấn hỗ trợ tâm lý

Hỗ trợ tâm lý là một phần không thể thiếu trong điều trị cho các bệnh nhân thuộc nhóm rối loạn tâm căn. NVCTXH lắng nghe và trợ giúp những bệnh nhân vượt qua vấn đề của họ. NVCTXH không chỉ giáo dục, hướng dẫn cho bệnh nhân mà còn hỗ trợ tâm lý cho họ trong quá trình điều trị. Ngoài ra, NVCTXH cũng trợ giúp các bác sĩ khai thác thêm thông tin về bệnh nhân để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị, hỗ trợ tinh thần cho người bệnh có thể tuân thủ điều trị.

Trong những năm gần đây, phương pháp trị liệu tâm lý đã được biết vì đã mang lại hiệu quả song song với việc dùng thuốc. Tuy nhiên, lĩnh vực này hiện tại bệnh viện chỉ có các chuyên viên tâm lý đã được đào tạo về tham vấn tâm lý mới có được những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu để hỗ trợ bệnh nhân. Vì vậy, để phát triển vai trò tham vấn hỗ trợ tâm lý, NVCTXH cần phải được đào tạo các kiến thức về tham vấn tâm lý mới có thể phục vụ các nhu cầu của người bệnh.

Trong công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ không có đủ thời gian để tìm hiểu những thông tin liên quan đến bệnh nhân cũng như không đủ chuyên môn để tham vấn hỗ trợ tâm lý. Ngoài công tác hướng dẫn về quy trình khám chữa bệnh và giáo dục các kiến thức, các bác sĩ mong muốn NVCTXH thực hiện vai trò hỗ trợ tâm lý giải quyết những lo lắng cho người bệnh, tạo cho họ sức khỏe tinh thần thoải mái để có thể đương đầu với các vấn đề của cá nhân và xã hội liên quan đến bệnh tật góp phần làm thuyên giảm các triệu chứng, rút ngắn thời gian điều trị.

3.1.4. Vai trò tham vấn về các dịch vụ xã hội

Thông qua quá trình tiếp nhận và thăm khám, nhân viên y tế sẽ phát hiện ra những mong muốn của bệnh nhân giúp họ kết nối với các dịch vụ hay nguồn lực của

76

nhóm, tổ chức, gia đình, cộng đồng có thể hỗ trợ người bệnh. NVCTXH sẽ là người đầu tiên tiếp đón bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Họ giới thiệu và hướng dẫn người bệnh sử dụng các chính sách, dịch vụ phù hợp của bệnh viện ví dụ như: Điều trị nội hay ngoại trú, các loại hình chăm sóc tại bệnh viện và chính sách về bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội của nhà nước đối với từng loại hình điều trị tại bệnh viện.

Bên cạnh đó để khôi phục các chức năng cho bệnh nhân (xã hội, nghề nghiệp, giao tiếp, giải trí…), NVCTXH liên kết họ đến với các nhóm trợ giúp tại cộng đồng hoặc những nguồn lực sẵn có tại địa phương.

Hiện nay, ngoài cộng đồng vẫn còn nhiều người tâm thần có hoàn cảnh cơ nhỡ hoặc khó khăn, NVCTXH sẽ phát hiện và giới thiệu họ đến với những dịch vụ như bệnh viện, trung tâm bảo trợ xã hội. Đối với bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, NVCTXH sẽ giúp họ kết nối với nhà tài trợ, nhà hảo tâm để đảm bảo cuộc sống cũng như sức khỏe cho họ, thực hiện an sinh xã hội.

Tuy nhiên, những dịch vụ xã hội dành cho người tâm thần thì đa dạng và NVCTXH phải là người am hiểu về các dịch vụ để có thể giới thiệu và kết nối đến bệnh nhân.

Phát triển vai trò tham vấn về các dịch vụ xã hội là hết sức cần thiết trong việc đảm bảo cuộc sống cho người tâm thần và giúp họ có sức khỏe tinh thần tốt hơn, an tâm để tuân thủ điều trị.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc tham vấn cho bệnh nhân tâm thần tại bệnh viện tâm thần tỉnh bến tre (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)