Phân loại Bệnh tâm thần

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc tham vấn cho bệnh nhân tâm thần tại bệnh viện tâm thần tỉnh bến tre (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CTXH TRONG VIỆC THAM VẤN CHO VỀ BỆNH NHÂN TÂM THẦN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH BẾN TRE

1.4. Lý luận về Vai trò của Nhân viên CTXH trong việc tham vấn cho Bệnh nhân tâm thần

1.4.3. Phân loại Bệnh tâm thần

Phân loại bệnh tâm thần theo ICD 10 bao gồm 10 nhóm

Nhóm 1: Rối loạn tâm thần thực thể bao gồm rối loạn tâm thần triệu chứng (F00-F09)

Bao gồm những RLTT có chung căn nguyên rõ rệt là bệnh ở não, chấn thương hoặc thương tổn khác dẫn tới rối loạn chức năng não.

Ví dụ: Mất trí trong bệnh Alzheimer, mất trí trong bệnh mạch máu, mất trí trong bệnh lý khác, mất trí không biệt định, RLTT do tổn thương, rối loạn chức năng não và bệnh lý cơ thể, …

30

Nhóm 2: F10-F19 các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần

Bao gồm nhiều rối loạn đa dạng có mức độ trầm trọng khác nhau, nhưng tất cả đều được cho là sử dụng một hay nhiều chất tác động tâm thần.

Ví dụ: RLTT do rượu, các RLTT và hành vi do sử dụng các chất có thuốc phiện, các RLTT và hành vi do sử dụng cần sa, các RLTT và hành vi do sử dụng các chất gây ảo giác.

Nhóm 3: F20-29 bệnh tâm thần phân liệt, các rối loạn loại phân liệt và các rối loạn hoang tưởng

Bệnh tâm thần phân liệt là rối loạn thường gặp nhất và quan trọng nhất của nhóm này. Đa số các rối loạn hoang tưởng có lẽ sẽ không liên quan với bệnh tâm thần phân liệt mặc dù có thể khó phân biệt chúng về mặt lâm sàng, đặc biệt trong các giai đoạn đầu.

Ví dụ: Bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn loại phân liệt, rối loạn hoang tưởng dai dẳng, các rối loạn phân liệt cảm xúc,..

Nhóm 4: F30-F39 rối loạn khí sắc (cảm xúc)

Trong những rối loạn này, rối loạn cơ bản là một sự thay đổi khí sắc hay cảm xúc thường chuyển sang trầm cảm (có hay không có lo âu kèm theo) hoặc chuyển sang hưng phấn. Đa số những rối loạn này có khuynh hướng tái diễn và khởi đầu các giai đoạn của từng cá nhân thường có liên quan đến các sự kiện hoặc hoàn cảnh gây stress.

Ví dụ: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn trầm cảm, rối loạn trầm cảm tái diễn, các rối loạn khí sắc dai dẳng, các rối loạn cảm xúc khác.

Nhóm 5: F40-F49 các rối loạn tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (PLBQT- 10F) về các rối loạn tâm thần và hành vi các rối loạn bệnh tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể được xếp chung vào một nhóm lớn vì lý do lịch sử đã kết hợp chúng vào quan niệm bệnh tâm căn (neurosis) và do có sự kết hợp với một tỷ lệ quan trọng (tuy chưa rõ rệt) các rối loạn này với nguyên nhân tâm lý.

31

Ví dụ: Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ, các rối loạn lo âu khác, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, các rối loạn dạng cơ thể,…

Nhóm 6: F50- F59 các hội chứng hành vi kết hợp với các rối loạn sinh lý và các tác nhân tố cơ thể

Ví dụ: các rối loạn ăn uống, các rối loạn giấc ngủ không thực tổn, lạm dụng các chất không gây nghiện, các rối loạn hành vi và tâm thần kết hợp với thời kỳ sinh đẻ, không phân loại ở nơi khác.

Nhóm 7: F60-69 các rối loạn nhân cách và hành vi ở người thành niên

Bao gồm các loại trạng thái và mô hình hành vi có ý nghĩa lâm sàng với khuynh hướng dai dẳng và biểu hiện những đặc trưng lối sống cá nhân và phương thức quan hệ với bản thân và với những người khác. Một số trạng thái và mô hình hành vi này xuất hiện sớm trong quá trình phát triển cá nhân như là hậu quả của nhân tố thể chất và kinh nghiệm xã hội trong khi những cái khác được tập nhiễm về sau trong cuộc sống.

Ví dụ: Các rối loạn nhân cách đặc hiệu, rối loạn nhân cách khác và hỗn hợp, Biến đổi nhân cách lâu dài không thể gán cho tổn thương não hoặc bệnh não, Các rối loạn thói quen và xung động, Các rối loạn phân định giới tính,…

Nhóm 8: F70-79 chậm phát triển tâm thần

Chậm phát triển tâm thần là một trạng thái phát triển bị ngừng trệ hay không đầy đủ của trí tuệ, nó được đặc trưng chủ yếu bằng tật chứng về kỹ năng thể hiện trong thời kỳ phát triển, nó tham gia vào mức độ thông minh chung, nghĩa là các khả năng nhận thức, ngôn ngữ, vận động và các năng lực xã hội. Chậm phát triển tâm thần có thể kèm theo hay không kèm theo một rối loạn cơ thể hoặc tâm thần khác.

Ví dụ: Chậm phát triển tâm thần mức độ nhẹ, Chậm phát triển tâm thần mức độ vừa, Chậm phát triển tâm thần năng, Chậm phát triển tâm thần trầm trọng, Chậm phát triển tâm thần khác, Chậm phát triển tâm thần không biệt định

Nhóm 9: F80-89 các rối loạn về phát triển tâm lý Bắt buộc phải bắt đầu ở lứa tuổi trẻ bé hay trẻ lớn

Suy giảm hay chậm trễ trong sự phát triển các chức năng có liên quan chặt chẽ đến sự chín muồi sinh học của hệ thần kinh trung ương

32

Một sự phát triển liên tục không có những thời kỳ thuyên giảm và tái phát là những nét đặc trưng cho nhiều rối loạn tâm thần.

Ví dụ: Các rối loạn đặc hiệu về phát triển lời nói và ngôn ngữ, Các rối loạn đặc hiệu về phát triển kỹ năng ở trường, rối loạn đặc hiệu sự phát triển chức năng vận động, RL đặc hiệu hỗn hợp của sự phát triển,..

Nhóm 10: F90-F98 các rối loạn hành vi và cảm xúc thường khởi phát ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên

Nhóm rối loạn này có đặc trưng là khởi bệnh sớm, sự kết hợp của một hành vi hoạt động quá mức, kém kiểm tra với thiếu chú ý rõ rệt và thiếu kiên trì trong công việc và những đặc điểm hành vi trên lan tỏa trong một số lớn hoàn cảnh và kéo dài với thời gian.

Ví dụ: Các rối loạn tăng động, các rối loạn hành vi, các rối loạn hỗn hợp hành vi và cảm xúc khác, các rối loạn hoạt động xã hội khởi phát đặc biệt ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên, các rối loạn về tic, rối loạn tâm thần không biệt định, cách khác.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc tham vấn cho bệnh nhân tâm thần tại bệnh viện tâm thần tỉnh bến tre (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)