Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2014 – 2016

Một phần của tài liệu Ths phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội (Trang 64 - 72)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –

3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2014 – 2016

Trong giai đoạn 2014 – 2016, hoạt động kinh doanh của BIDV – Chi nhánh Hà Nội đã có bước phát triển tốt, năm sau luôn có sự tăng trưởng so với năm trước. Quy mô hoạt động không ngừng được mở rộng;

số lượng khách hàng mở tài khoản và sử dụng các dịch vụ tại Chi nhánh ngày càng tăng.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức đối với hoạt động của BIDV - Chi nhánh Hà Nội nhưng được sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Cấp uỷ - Ban lãnh đạo Chi nhánh, sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của Chính quyền địa phương, đồng thời với sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể cán bộ, viên chức Chi nhánh, BIDV - Chi nhánh Hà Nội đã phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh được giao.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu chính của BIDV - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2014 – 2016

(ĐVT: tỷ đồng)

STT

Năm

Chỉ tiêu

2014 2015 2016

So sánh 2015/2014

So sánh 2016/2015

Giá trị

Tốc độ tăng trưởng

(%)

Giá trị

Tốc độ tăng trưởng

(%)

1 Tổng tài sản 2.995 3.280 4.631 285 9,52 1.351 41,19

2 Huy động vốn cuối kỳ 2.869 3.082 4.073 213 7,42 991 32,15 3 Huy động vốn bình quân 2.450 2.960 3.480 510 20,82 520 17,57

4 Tổng dư nợ 1.516 1.908 2.649 392 25,86 741 38,84

5 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,4 0,81 0,4 -1 -42,14 0 -50,62

6 Lợi nhuận ròng trước thuế 62,6 80,19 102,3 18 28,10 22 27,57

7 Thu dịch vụ ròng 15,7 23,3 25 8 48,41 2 7,30

8 Số lao động 98 102 106 4 4,08 4 3,92

9 Doanh thu 128,9 165,5 236,2 36,6 128,39 70,7 142,72

10 Tổng chi phí 66,3 85,31 133,9 19,01 128,67 48,59 156,96 (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Hà Nội)

Nhìn chung các chỉ số đều tăng qua các năm, tổng tài sản năm 2016 tăng 9,52% so với năm 2014, năm 2016 tăng 41,19% so năm 2015. Nguồn vốn huy động cuối kỳ và bình quân đều có sự tăng trưởng so với năm trước, đặc biệt năm 2016 có sự tăng trưởng cao (huy động vốn cuối kỳ tăng trưởng 32,15% so năm 2015 và huy động vốn bình quân tăng trưởng 17,57% so năm 2015). Nguồn vốn huy động của Chi nhánh không những đã đáp ứng nhu cầu tín dụng cho khách hàng mà còn đóng góp hỗ trợ công tác nguồn vốn chung của toàn ngành, đến cuối năm 2016 huy động vốn cuối kỳ đạt 4.073 tỷ đồng,

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

tăng trưởng 42% so năm 2014 và huy động vốn bình quân đạt 3.480 tỷ đồng tăng trưởng 42,04% so với năm 2014. Mặc dù định biên lao động tại Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Hà Nội tăng không nhiều nhưng kết quả kinh doanh của Chi nhánh liên tục tăng qua các năm, lợi nhuận trước thuế từ 62,6 tỷ đồng năm 2014, tăng lên 102,3 tỷ đồng năm 2016.

3.1.3.2 Kết quả một số hoạt động kinh doanh chủ yếu a. Hoạt động huy động vốn

Bảng 3.2. Kết quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2014 – 2016

(ĐVT: tỷ đồng)

Stt

Năm Chỉ tiêu

2014 2015 2016

So sánh 2015/2014

So sánh 2016/2015 Giá

trị

Tăng/

Giảm (%)

Giá trị

Tăng/

Giảm (%) 1

Huy động vốn từ

KHDN 1.068 878 1.105 -190 -17,79 227 25,85

2

Huy động vốn từ

KHCN 1.801 2.204 2.968 403 22,38 764 34,66

Tổng 2.352 2.869 4.073 517 21,98 1.204 41,97 (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - BIDV - Chi nhánh Hà Nội) Trong bối cảnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã dần ổn định, bắt đầu cần vốn để sản xuất và kinh doanh, trong khi đó nguồn vốn tại nhiều Ngân hàng là khan hiếm, một số Ngân hàng có hiện tượng cầm chừng trong hoạt động tín dụng. Song bằng nhiều giải pháp linh hoạt, trong đó có phát hành kỳ phiếu, mở rộng mạng lưới huy động vốn, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trên mọi mặt, BIDV - Chi nhánh Hà Nội vẫn đảm bảo duy trì được nguồn vốn ổn định, tăng trưởng cao, đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng, ngoài ra còn điều

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

chuyển vốn về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam để điều hoà vốn toàn ngành.

Mặt khác, huy động vốn đóng một vai trò vô cùng quan trọng cả về trước mắt và lâu dài đối với hoạt động của một NHTM, bởi nó quyết định quy mô tài sản có và góp phần quan trọng tạo ra lợi nhuận. Xác định được điều đó, Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Hà Nội coi việc khai thác, huy động tối đa các nguồn vốn tiềm tàng trong dân cư và tổ chức kinh tế là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động của mình.

Trong hoạt động huy động vốn BIDV - Chi nhánh Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp linh hoạt như: Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, có áp dụng ưu đãi về lãi suất, tăng cường quảng bá sản phẩm dịch vụ, tiết kiệm chi phí, áp dụng công nghệ hiện đại, tăng cường hơn việc chăm sóc khách hàng với những khách hàng có số dư tiền gửi lớn, nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn. Điều đó được thể hiện ở sự tăng trưởng nguồn vốn qua các năm:

Mặc dù tình hình nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2016, gặp khá nhiều khó khăn vì biến động của kinh tế trong nước cũng như thế giới nhưng kết quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Hà Nội vẫn đạt được những kết quả rất khả quan. Tổng nguồn vốn huy động đều tăng qua các năm, năm 2014 đạt 2.352 tỷ đồng, năm 2015 đạt 2.869 tỷ đồng tăng trưởng 21,98% so năm 2014, năm 2016 đạt 4.073 tỷ đồng tăng trưởng 41,97% so năm 2015.

Trong tổng nguồn huy động của Chi nhánh, nguồn vốn huy động dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao so với nguồn vốn huy động từ KHDN và định chế tài chính. Trong những năm qua Chi nhánh đã chú trọng đến phát triển nguồn huy động từ dân cư (dịch vụ huy động bán lẻ), do đó nguồn vốn huy động từ dân cư luôn có sự tăng trưởng mạnh hàng năm; năm 2014 nguồn huy động dân cư là 1.801 tỷ đồng, năm 2015 là 2.204 tỷ đồng tăng 22,38% so năm 2014, năm 2016 là 2.968 tỷ đồng, tăng 34,6% so năm 2015; Nguồn vốn huy động từ các tổ chức,

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

doanh nghiệp tăng trưởng thấp và không ổn định; cụ thể là trong năm 2014, nguồn huy động này có sự tăng trưởng cao là do Chi nhánh huy động được một số khoản tiền gửi của khách hàng định chế tài chính; tuy nhiên sang năm 2016 nguồn huy động này lại giảm thấp. huy động vốn từ KHDN năm 2014 là 1.068 tỷ đồng, năm 2015 là 878 tỷ đồng, giảm 190 tỷ đồng so năm 2014, năm 2016 là 1.105 tỷ đồng, tăng 227 tỷ đồng so năm 2015.

Nhìn chung, tình hình huy động vốn trong giai đoạn 2014 – 2016 chịu nhiều biến động của thị trường tiền tệ, cơ chế cạnh tranh của các Ngân hàng. Với sự chủ động, nhạy bén trong hoạt động kinh doanh, việc áp dụng đồng bộ, kịp thời các giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn, nguồn vốn huy động của Chi nhánh đều có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt kế hoạch. Kết quả này đã góp phần nâng cao tính chủ động về nguồn vốn đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Hà Nội

Hình 3.2. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2014 – 2016

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - BIDV - Chi nhánh Hà Nội)

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

b. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản của BIDV và hiện nay vẫn đóng góp một phần lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Do vậy BIDV - Chi nhánh Hà Nội rất coi trọng công tác tín dụng, đảm bảo hoạt động tín dụng tăng trưởng và an toàn, hiệu quả.

Bảng 3.3. Kết quả tín dụng giai đoạn 2014 – 2016 tại Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Hà Nội

(ĐVT: tỷ đồng)

STT

Năm

Chỉ tiêu

2014 2015 2016

So sánh 2015/2014

So sánh 2016/2015

Giá trị

Tăng/

Giảm (%)

Giá trị

Tăng/

Giảm (%)

1 Tổng dư nợ: 1.516 1.908 2.649 392 25,86 741 38,84

- Cho vay KHDN 1.100 1.350 1.904 250 22,73 554 41,04

- Cho vay KHCN 416 558 745 142 34,13 187 33,51

2

Tỷ lệ nợ xấu

nhóm II/TDN (%) 6,78 5,27 0,7 -2 -22,27 -5 - 86,72

3 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,4 0,81 0,4 -1 -42,14 0 - 50,62

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - BIDV - Chi nhánh Hà Nội)

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Hình 3. 3. Cơ cấu cho vay trong tổng dư nợ tại Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2014 – 2016

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - BIDV - Chi nhánh Hà Nội) Qua bảng 3.3 cho thấy, trong những năm qua dư nợ tín dụng tăng đều qua các năm, năm 2014 là 1.516 tỷ đồng, năm 2015 là 1.908 tỷ đồng tăng 25,86% so năm 2014, năm 2016 là 2.649 tỷ đồng, tăng 38,84% so năm 2015. Hoạt động tín dụng theo đúng định hướng của Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đó là phục vụ khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân hộ gia đình; tăng trưởng bền vững đảm bảo chất lượng tín dụng, tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh trên tổng dư nợ luôn đạt trên 80%. Số lượng khách hàng duy trì hoạt động tín dụng thường xuyên trên tại Chi nhánh là các khách hàng Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế có uy tín, hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Nhìn chung trong giai đoạn 2014 – 2016, hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã có sự tăng trưởng cả về đối tượng khách hàng, dư nợ, lĩnh vực,

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

ngành nghề. Với sự có mặt của các Ngân hàng TMCP mới được thành lập trên địa bàn, nên thị phần tín dụng bị chia nhỏ, mặt khác nhiều ngân hàng tham gia đồng tài trợ các dự án lớn ngoài địa bàn tỉnh Hà Nội như Viettinbank (600 tỷ đồng), VCB (400 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Hàng Hải (300 tỷ đồng)

…. (Nếu loại trừ các khoản dư nợ đồng tài trợ ngoài địa bàn của các NHTM thì tỷ lệ dư nợ BIDV - Chi nhánh Hà Nội chiếm khoảng 9,7%/tổng dư nợ của các NHTM trên địa bàn).

Bên cạnh việc mở rộng tín dụng thì viêc nâng cao chất lượng tín dụng luôn được quan tâm chú trọng. Trong hoạt động tín dụng, quy trình tín dụng được tuân thủ triệt để, các món vay đều được kiểm tra trước, trong và sau khi vay. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh luôn duy trì ở mức rất thấp so với quy định của NHNN.

Có thể nói những nỗ lực trong những năm qua của Chi nhánh Hà Nội trong công tác tín dụng góp phần chuyển dịch cơ cấu khách hàng, đẩy mạnh phát triển tín dụng bán lẻ, cơ cấu dư nợ theo hướng an toàn, hiệu quả hơn.

c. Hoạt động khác

Bên cạnh nỗ lực đẩy mạnh mảng dịch vụ truyền thống, Chi nhánh Hà Nội còn luôn triển khai các sản phẩm dịch vụ mới như thanh toán thẻ tín dụng quốc tế (VISA, Master), Homebanking, Smart@ccount, Western Union, Kiều hối... Đặc biệt, chất lượng dịch vụ của Chi nhánh luôn được khách hàng đánh giá cao về phong cách chuyên nghiệp, xử lý nhanh chóng, chính xác, an toàn với một đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, năng động tạo hình ảnh một ngân hàng hiện đại. Hoạt động dịch vụ được đa dạng hoá nhằm phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng góp phần tăng thu dịch vụ với tốc độ cao.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Một phần của tài liệu Ths phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)