1.1. Giới thiệu các công trình nghiên cứu 1.1.1. Luận án tiến sĩ
Đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Ngoại Thương: “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Phạm Thu Hương bảo vệ năm 2012 đã trình bày được những vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án đã đưa ra 3 hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là chỉ tiêu về số lượng, về chất lượng và về tỷ lệ tăng trưởng. Cùng với đó là phát triển được mô hình các nhân tố tác động tới sự tiếp nhận của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng điện tử. Tác giả làm rõ tác động của các cam kết trong lĩnh vực ngân hàng tới phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Cuối cùng, tác giả đã giúp chỉ ra 5 bài học kinh nghiệm, 4 kết quả đạt được, 6 hạn chế còn tồn tại để đưa ra 4 kiến nghị cho chính phủ và ngân hàng nhà nước nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.
Đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Thái Nguyên liên kết với trường Tổng hợp Southern Luzon: “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ mobile banking tại Hà Nội, Việt Nam” của tác giả Vũ Mạnh Cường bảo vệ năm 2013. Từ nghiên cứu về việc sử dụng dịch vụ mobile banking tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, tác giả đã xác định 5 yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vụ mobile banking trên địa bàn Hà Nội bao gồm: sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với dịch vụ có ảnh hưởng nhất theo chiều hướng tích cực, cảm nhận về tính dễ sử dụng có ảnh hưởng mạnh thứ hai theo chiều hướng tích cực, cảm nhận về tính hữu dụng có ảnh hưởng mạnh thứ ba theo chiều hướng tích cực, cảm nhận rủi ro về xã hội và an toàn có ảnh hưởng theo hướng tiêu cực mạnh nhất, cảm nhận rủi ro thao tác và tài chính có ảnh hưởng theo hướng tiêu cực yếu nhất. Luận án cung cấp
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
các giải pháp để cải thiện các dịch vụ, giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng trong việc sử dụng các dịch vụ, các chính sách nâng cao nhận thức và nâng cao sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với việc sử dụng các dịch vụ mobile banking.
Đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, trường đại học Tài Chính: “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng thương mại ở Việt Nam” của tác giả Trịnh Thanh Huyền bảo vệ năm 2012 đã hệ thống hóa, hoàn thiện và bổ sung các vấn đề lý luận về thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng thương mại. Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt với một hệ các tiêu chí đánh giá sự phát triển của hoạt động thanh toán, cả về định tính và định lượng. Thông qua việc phân tích thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại ở Việt Nam theo từng nhân tố cấu thành hệ thống thanh toán cũng như quản lý rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt để đánh giá những kết quả đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại theo từng mặt, từng tiêu chí cụ thể. Từ đó, đưa ra đánh giá chung về mức độ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay.
1.1.2. Luận văn thạc sĩ
Đề tài luận văn thạc sĩ, trường đại học Kinh Tế Quốc Dân: “Phát triển dịch vụ mobile banking tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp” của tác giả Nguyễn Thị Sơn Bình bảo vệ năm 2016 đã đưa ra 4 công thức để tính chỉ tiêu phản ánh sự phát triển dịch vụ mobile banking trong ngân hàng bao gồm: sự thay đổi số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ, sự thay đổi số lượng dịch vụ, tốc độ tăng trưởng thu phí dịch vụ và sự thay đổi số lượt khiếu nại về chất lượng dịch vụ. Từ việc phân tích số liệu thực trạng phát triển dịch vụ mobile banking tại đơn vị, tác giả đã chỉ ra các kết quả đạt được và nguyên nhân hạn chế.
Cùng với đó luận văn đã đưa ra 5 giải pháp, 2 kiến nghị rất thiết thực và khả thi.
Đề tài luận văn thạc sĩ, trường đại học Kinh Tế Quốc Dân: “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Nam Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Thu Phương bảo vệ năm 2017 đã đưa ra định nghĩa về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử cũng như các nội dung về công tác
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Luận văn đã phân tích các yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Dựa vào 3 tiêu chí đánh giá kết quả phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là tăng trưởng quy mô cung ứng dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch và nâng cao năng lực kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử để đánh giá kết quả thực hiện tại đơn vị. Từ đó đưa ra các đề xuất, các nhóm giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietinbank.
Đề tài luận văn thạc sĩ, trường đại học Kinh Tế - TP.HCM: “Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile banking của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh” của tác giả Ngô Thị Bảo Yến, bảo vệ năm 2013. Với việc nghiên cứu các mô hình lý thuyết về ra quyết định của khách hàng kết hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng điện tử, tác giả đã xác định các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. Dựa trên kết quả nghiên cứu định lượng kết hợp với các lý thuyết tổng hợp, tác giả đã đề xuất được các giải pháp đối với các ngân hàng thương mại tại TP.HCM và một số kiến nghị đến cơ quan quản lý khác trong tương lai.
Đề tài luận văn thạc sĩ, trường đại học Kinh tế - TPHCM: “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử qua mạng thông tin di động (Mobile banking)” của tác giả Nguyễn Nguyễn Như Ý, bảo vệ năm 2007. Tác giả đưa ra bức tranh tổng quan về nền kinh tế điện tử toàn cầu. Đồng thời giới thiệu chi tiết giải pháp Telemoney, những thành tựu nổi bật của giải pháp này khi ứng dụng vào thanh toán điện tử qua mạng di động. Bằng việc nghiên cứu thực tiễn các dịch vụ ngân hàng điện tử qua mạng thông tin di động tại Việt Nam tác giả đã đề xuất những giải pháp cụ thể ở tầm vĩ mô về cách thức kết nối giữa ngân hàng, công ty viễn thông và khách hàng nhằm tạo bước nhảy vọt về mạng lưới khách hàng cũng như tạo được tiếng vang lớn trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
1.1.3. Bài báo khoa học
Bài báo khoa học “Thực trạng phát triển Mobile banking ở Việt Nam” trên báo Công nghệ ngân hàng số 63 ra tháng 06/2011 của tác giả Nguyễn Minh Sáng thuộc Đại học Ngân hàng TP.HCM đã chỉ ra được lợi thế về chi phí cho mỗi giao dịch so với các kênh cung cấp sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng. Bài báo đã phân tích được các hình thái của mobile banking cũng như phân tích được những hạn chế còn tồn tại của mobile banking tại Việt Nam.
Bài báo khoa học “Ngân hàng số - hướng phát triển mới cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” đăng trên tạp chí ngân hàng số 21 ra ngày 02/12/2016 của tác giả Vũ Hồng Thanh đã chỉ ra được sự cần thiết phải triển khai ngân hàng số tại Việt Nam thông qua những phân tích về lợi nhuận của ngân hàng và sở thích của khách hàng. Tác giả đưa khái niệm ngân hàng số và phân tích bốn nội dung chính của ngân hàng số là: các kênh kết nối với khách hàng, tự động hóa, hỗ trợ ra quyết định và đổi mới sáng tạo. Bài báo cũng đã chỉ ra các xu hướng ngân hàng số trên thế giới và Châu Á, cùng với đó là kinh nghiệm triển khai ngân hàng số ở 1 số quốc gia. Thực trạng và xu thế ngân hàng số tại thị trường Việt Nam với các phân tích sắc bén về tiềm năng khách hàng và xu thế cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng của các tổ chức không phải ngân hàng. Cuối cùng tác giả đã đưa ra được chiến lược và 5 bài học phát triển ngân hàng số.
Bài báo khoa học “Ngân hàng qua điện thoại cho người có thu nhập thấp – khả năng thực hiện tại Đồng bằng sông Cửu Long” đăng trên tạp chí ngân hàng số ra ngày 03/01/2018 của tác giả PGS.TS Hạ Thị Thiều Dao đã nêu ra 5 yếu tố cần nghiên cứu để có thể phát triển dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động. Nghiên cứu cũng đã phân tích những thực trạng về đặc điểm nhà cung cấp, đặc điểm khách hàng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả cũng đã đưa ra được 5 gợi ý nhằm đưa dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động đến người dân đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi hơn.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
1.2. Định hướng nghiên cứu của luận văn
Đề tài của luận văn là không trùng lặp với các công trình luận văn, luận án đã công bố ở trong và ngoài nước.
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Nội dung phát triển dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động là gì? Tiêu chí nào được sử dụng để đánh giá kết quả phát triển dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động tại ngân hàng thương mại?
Câu hỏi 2: Thực trạng dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động tại MB như thế nào?
Câu hỏi 3: Những giải pháp chủ yếu nào nhằm phát triển hơn nữa dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động tại MB?
1.2.2. Định hướng trả lời các câu hỏi nghiên cứu
Tác giả sẽ tìm hiểu về cơ sở lý thuyết của phát triển dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động và các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá kết quả phát triển ngân hàng qua điện thoại di động ở các ngân hàng thương mại thông qua các nghiên cứu khoa học đã được xây dựng trước đó.
Dựa trên việc thu thập và phân tích số liệu qua các năm về dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động tại MB để đánh giá thực trạng công tác phát triển dịch vụ.
Sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia kết hợp cùng các nghiên cứu khoa học khác để đưa ra những giải pháp khả thi nhằm phát triển hơn nữa dịch vụ mobile banking tại MB.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
CHƯƠNG 2