1.7.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (NHTMCP Quân Đội) (gọi tắt là Ngân hàng Quân Đội – viết tắt MB) được thành lập vào ngày 04/11/1994 theo giấy phép số 0054/NH – GP, do Ngân hàng nhà nước cấp ngày 14/09/1994 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060297, do sở Kế hoạch – đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/09/1994 (sửa đổi ngày 27/12/2002) dưới hình thức là ngân hàng cổ phần, chuyên kinh doanh về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng với số vốn gần 20 tỷ đồng, 25 nhân sự và một điểm giao dịch duy nhất tại 28A Điện Biên Phủ Hà Nội.
Thực hiện hai mục tiêu: phục vụ cho các doanh nghiệp Quân Đội làm kinh tế và khai thác dịch vụ ngân hàng đối với mọi thành phần trong nền kinh tế thị trường.
Mười năm đầu (1994 – 2004), là giai đoạn mang tính “mở lối” định hình phương châm hoạt động, xác định chiến lược kinh doanh và xác định thương hiệu.
Kiên định với mục tiêu và tầm nhìn dài hạn, MB áp dụng linh hoạt các giải pháp hợp lý để từng bước tích luỹ kinh nghiệm và năng lực tài chính, từng bước khẳng định vai trò và có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế, góp phần thực hiện nhiệm vụ kinh tế - quốc phòng của Quân Đội. MB đã vững vàng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và là ngân hàng cổ phần duy nhất có lãi trong năm này; năm 2004 tròn 10 năm thành lập, tổng vốn huy động của MB tăng gấp trên 500 lần, tổng tài sản trên 7.000 tỷ đồng, lợi nhuận trên 500 tỷ và khai trương trụ sở mới tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Giai đoạn 2005 – 2009, giai đoạn này đánh dấu bước chuyển mình quan trọng, tạo nền tảng để vươn lên phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo.
Trong giai đoạn này, MB áp dụng một loạt các giải pháp đổi mới tổng thể từ mở
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
rộng quy mô hoạt động, phát triển mạng lưới, đầu tư công nghệ, tăng cường nhân sự, hướng mạnh về khách hàng với việc tách bạch chức năng quản lý và chức năng kinh doanh giữa Hội sở và Chi nhánh, tổ chức lại đơn vị kinh doanh theo nhóm khách hàng cá nhân, khách hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ… có thể nói giai đoạn 2005 – 2009 đã tạo cơ sở vững chắc để MB đẩy mạnh triển khai các sáng kiến chiến lược sau này, góp phần đưa MB trở thành một trong những định chế tài chính hàng đầu Việt Nam hiện nay. Năm 2009, đánh dấu 15 năm phát triển, MB vinh dự nhận Huân chương lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.
Năm 2010 là bước ngoặt quan trọng đưa MB ghi dấu ấn trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam sau này. MB bắt đầu nghiên cứu xây dựng chiến lược giai đoạn 2011 – 2015, với kỳ vọng đưa MB vào TOP 3 ngân hàng TMCP không do nhà nước nắm cổ phần chi phối. Đây cũng là giai đoạn hết sức khó khăn của nền kinh tế. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành Ngân hàng thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ, nhiều ngân hàng suy giảm lợi nhuận, thậm chí phải sát nhập, bán lại với giá 0 đồng. Trong bối cảnh đó MB kiên định với chiến lược phát triển bền vững, an toàn đã vươn lên dẫn đầu về nhiều chỉ tiêu tài chính quan trọng, hoàn thành mục tiêu TOP 3 trước 2 năm - vào năm 2013. Với những thành quả đạt được, năm 2014 MB vinh dự đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhất. Đến năm 2015, tiếp tục được Phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lao Động.
Năm 2016 là bước đệm chuyển giao giữa hai giai đoạn chiến lược 2011-2015 và 2017-2021. Trong năm này, MB tiếp tục thành lập hai công ty thành viên mới trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ là MB ageas Life và tài chính tiêu dùng là Mcredit, kiện toàn mô hình tập đoàn tài chính đa năng. Những nền tảng vững chắc MB đã xây dựng trong những năm qua sẽ tạo đà phát triển vững chắc cho MB trong giai đoạn mới.
Năm 2017, đây là năm mở đầu quan trọng của giai đoạn chiến lược mới 2017-2021, trong đó MB định hướng tầm nhìn “Trở thành Ngân hàng thuận tiện
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
nhất” với mục tiêu đến năm 2021 sẽ nằm trong Top 5 hệ thống Ngân hàng Việt Nam về hiệu quả kinh doanh và an toàn. Năm 2017, MB đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, bứt phá trong hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu kinh doanh của ngân hàng cũng đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Với kết quả này, MB nằm trong nhóm dẫn đầu về lợi nhuận trong các ngân hàng TMCP không có vốn chi phối của nhà nước. Đồng thời, MB cũng thực sự ghi nhiều dấu ấn trong hoạt động kinh doanh nhờ sự thay đổi quyết liệt trong điều hành và quản trị ngân hàng, năng suất lao động bình quân năm tăng hơn 20% mức tăng ấn tượng, chưa từng có trong những năm qua.
Sau hơn 23 năm phát triển, MB khẳng định vị thế của một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, với các chỉ số hiệu quả luôn nằm trong nhóm dẫn đầu thị trường. Tính đến 31/12/2017, Ngân hàng Quân Đội có 1 trụ sở chính, 91 chi nhánh (trong đó có 2 chi nhánh ở nước ngoài tại Lào và Campuchia), và 176 phòng giao dịch, 1 văn phòng đại diện ở Nga. Đi đôi với việc mở rộng địa bàn hoạt động, Ngân hàng Quân Đội luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm dịch vụ, đã cung cấp các loại hình sản phẩm dịch vụ đa dạng, đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng trong nền kinh tế.
Trên cơ sở kế thừa những nền tảng, giá trị được tạo dựng từ chiến lược giai đoạn trước, Ngân hàng Quân Đội đã xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2017- 2021 nhằm tạo sự bứt phá và vươn lên tầm cao mới với:
Tầm nhìn: trở thành Ngân hàng thuận tiện nhất.
Mục tiêu: đến năm 2021 sẽ nằm trong top 5 Ngân hàng Việt Nam về hiệu quả kinh doanh.
Chiến lược phát triển: 4 chuyển dịch chiến lược then chốt: Ngân hàng số, Củng cố quan hệ khách hàng, Quản trị rủi ro vượt trội và Quản lý hiệu quả hoạt động các công ty thành viên.
Phương châm: Đổi mới, Hợp tác, Hiện đại hoá và Phát triển bền vững dựa trên 3 trụ cột “Ngân hàng cộng đồng, Ngân hàng chuyên nghiệp theo ngành, Ngân hàng số”, 2 nền tảng “Quản trị rủi ro vượt trội và Năng lực thực thi nhanh”.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Ngân hàng Quân Đội tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, nguồn nhân lực, nhằm nâng cao năng lực cốt lõi của ngân hàng, tăng cường năng lực quản trị, năng lực tài chính, chú trọng cơ chế tạo động lực phát triển và tối ưu hoá sức mạnh tập đoàn.
Trong thời gian tới, với xu hướng ứng dụng mạnh mẽ Công nghệ số vào lĩnh vực ngân hàng sẽ đòi hỏi năng lực quản trị rủi ro tiếp tục nâng cao để đảm bảo quản trị hiệu quả những rủi ro phát sinh từ mô hình kinh doanh mới. Trước những thách thức này, Ngân hàng Quân Đội đã xác định rõ hoạt động quản trị rủi ro trong giai đoạn tới không chỉ hướng tới tuân thủ Basel II theo yêu cầu của ngân hàng nhà nước, mà còn đảm bảo vị thế vượt trội trên thị trường.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
1.7.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân Đội
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn 2017 – 2021
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Ghi chú:
Đường nét liền thể hiện sự chỉ đạo thống nhất từ Hội đồng Quản trị tới Ban điều hành và các Khối/phòng/ban của Hội sở.
Đường nét đứt thể hiện mối quan hệ chỉ đạo gián tiếp từ Hội đồng Quản trị và ban điều hành thông qua các Khối/phòng/ban của Hội sở tới các chi nhánh.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của MB. Hội đồng quản trị quản lý MB theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, các quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Tổng giám đốc MB là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định. Tổng giám đốc do Thống đốc Ngân hàng nhà nước bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản trị. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ.
Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị thành lập, là bộ phận giúp việc cho Hội đồng quản trị, thực hiện chức năng kiểm soát, kiểm toán với hoạt động của Ban điều hành và toàn bộ hoạt động của ngân hàng theo quy định hiện hành và điều lệ MB.
1.7.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn 2013 – 2017
1.7.3.1. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của MB 5 năm qua đã tăng trưởng đáng kể, các chỉ tiêu hoạt động được cải thiện.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của MB 2013-2017
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
KQ Sv
2013 KQ Sv 2014 KQ Sv 2015 KQ Sv 2016 Tổng tài sản 180,381 200,489 11,1% 221,042 10.3% 256,259 15,9% 313,878 22.5%
Vốn chủ sở
hữu 15,707 17,148 9,2% 23,183 35,2% 26,588 14,7% 28,191 6%
Huy động
vốn 136,089 167,609 23,2% 181,565 8.2% 194,812 7,3% 220,176 13%
Dư nợ
cho vay 87,743 100,569 14,6% 115,500 19.6% 150,738 24% 184,188 22.2%
Tỷ lệ nợ xấu 2.45% 2.73% 1.62% 1.32% 1.2%
Lợi nhuận
trước thuế 3,022 3,174 5% 3,221 1.5% 3,651 13.3% 5,355 46.7%
Thu nhập từ các hoạt động dịch vụ
973 1408 44.7% 1,527 8.45% 1,298 -15% 3,223 148%
Chi phí hoạt
động 2,746 3,114 13.4% 3,449 10.8% 4,175 21% 5,999 43.7%
Chi phí dự
phòng rủi ro 1,892 2,019 6.7% 2,102 4.11% 2,030 -3.4% 3,252 60.2%
LNT từ hoạt động KD trước DPRR
4,914 5,193 5.7% 5,323 2.5% 5,681 6.7% 7,867 38.5%
Nguồn: Báo cáo tài chính của MB qua các năm Quy mô hoạt động tăng đều qua các năm, riêng 2017 vốn điều lệ lên tới 18,155 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đã lên đến 28,191 tỷ đồng, tổng tài sản lên tới 313,878 tỷ đồng, hoàn thành 111,7% kế hoạch, tăng 22.5% so với năm 2016. Dư nợ cho vay đạt 184,188 tỷ đồng, hoàn thành 101.3% kế hoạch, tăng 22.2% so với năm
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
2016. Huy động vốn đạt 220,176 tỷ đồng, hoàn thành 104.2% kế hoạch, tăng 13%
so với năm 2016. Kết quả kinh doanh năm 2017 ấn tượng với doanh thu tăng trưởng 41% so với 2016; lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 46.7% vượt hơn 24% so với kế hoạch đặt ra và so với năm 2016 mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế gấp hơn 2.5 lần – đây là mức tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây; các chỉ tiêu đo lường hiệu quả như ROE ~ 16.1%, ROA ~ 1,5%; chất lượng tín dụng kiểm soát tốt, nợ xấu ở mức 1.21% thấp hơn so với năm 2016, đã vượt xa mục tiêu duy trì nợ xấu dưới 1.5% mà ngân hàng đề ra. MB hiện nằm trong nhóm có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hệ thống, thấp hơn so với nợ xấu trung bình toàn ngành ngân hàng (khoảng 2.48%) và là 1 trong 3 ngân hàng mua lại toàn bộ trái phiếu VAMC trước hạn. MB đang thể hiện tính đúng đắn trong chiến lược kinh doanh và hiệu quả kinh doanh vượt trội của mình.
Vốn hoá thị trường tăng gấp 2 lần so với năm 2016, xếp hạng tín nhiệm tăng từ mức B lên B+ (Fintch Rating) trong năm 2017.
Không chỉ tăng trưởng về tổng mức lợi nhuận, MB cũng đã tăng khá mạnh chỉ tiêu năng suất lao động (Doanh thu/số lượng lao động bình quân). Theo đó, chỉ tiêu này trung bình năm 2017 đạt 230.08 triệu đồng tăng 20.78% so với thời điểm 31/12/2016. Nhờ yếu tố này, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên MB cũng đã tăng lên mức 25.85 triệu đồng/tháng cao hơn 26.72% so với mức 20.4 triệu đồng/tháng năm 2016. Để cải thiện được năng suất lao động ngân hàng đã nâng cao chất lượng quản trị, chất lượng hệ thống công nghệ thông tin.
Năm 2017, MB đã hoàn chỉnh và bước đầu triển khai thành công chiến lược giai đoạn 2017–2021 với tầm nhìn “Trở thành ngân hàng thuận tiện nhất”, phương châm: “Đổi mới, hiện đại, hợp tác, bền vững”, hướng đến mục tiêu “Top 5 các ngân hàng thương mại về hiệu quả kinh doanh và an toàn”.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
1.7.3.2. Hoạt động huy động vốn
Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn của MB từ 2013–2017 Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
KQ KQ Sv
2013 KQ Sv
2014 KQ KQ Sv 2013 KQ Tiền gửi và vay
các TCTD khác 26,787 21,415
- 20.05
%
28,659 33.8% 26,953 -6% 46,101 71%
Tiền gửi của
khách hàng 136,089 167,609 23.2% 181,565 8.3% 194,812 7.3
% 220,176 13.1
% Phát hành giấy
tờ có giá 2,000 2,000 0% 2,450 22.5% 2,367
- 3.4
%
6,022 154%
Nguồn: Báo cáo thường niên MB qua các năm Năm 2017, thực hiện nhiều giải pháp huy động và cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực, MB tiếp tục duy trì được sự ổn định và tăng trưởng bền vững qua các năm.
Kết quả này tạo nguồn vốn đầu vào ổn định cho việc thực hiện cho vay, tạo ra độ chênh lệch thu – chi ổn định bền vững để MB có cơ sở đầu tư tốt cho dịch vụ mobile banking, bên cạnh đó khi sử dụng dịch vụ mobile banking lại tác động tương hỗ trong việc huy động vốn mà đặc biệt là các sản phẩm mới như gửi tiết kiệm số, chuyển khoản, thanh toán hoá đơn… đã khuyến khích kênh huy động này phát triển cũng như tạo động lực cho dịch vụ mobile banking ngày càng phát triển.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
1.7.3.3. Hoạt động tín dụng
Bảng 3.3: Tình hình cho vay của MB từ 2013–2017
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
KQ KQ Sv
2013 KQ Sv
2014 KQ Sv
2015 KQ Sv 2016 Theo thời hạn vay:
Nợ ngắn hạn
63,66
5 62,167 -2.40% 62,311 0.23% 74,063 15.20% 191,99
1 159.20%
Nợ trung hạn
12,39
7 18,712 51% 23,886 27.70% - - 29,174 -
Nợ dài hạn 11,21
6 18,699 66.70% 33,758 80.50% - - 47,501 - Theo chất lượng nợ vay:
Nợ đủ tiêu chuẩn
81,23
3 94,349 16.10% 115,62
4 22.50% 144,55
6 25% 176,17
9 21.90%
Nợ nhóm 2 3,899 2,484 -36.3% 2,382 -4.10% 1,905 -20% 3,175 66.70%
Nợ xấu từ
nhóm (3-5) 2,146 2,745 27.90% 1,950 -29% 1,987 1.90% 2,218 11.60%
Nguồn: Báo cáo thường niên MB qua các năm Đây là hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù, môi trường kinh doanh khó khăn, chất lượng doanh nghiệp suy giảm, nhưng MB đã bám sát định hướng, chính sách tín dụng của ngân hàng nhà nước, ngoài việc đặt ra quy định nội bộ kiểm soát chặt chẽ chất lượng nợ, MB luôn cố gắng để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, nhằm mục tiêu kinh doanh và an toàn vốn.
Trong những năm 2017, ngân hàng tiếp tục bám sát chỉ đạo của chính phủ và ngân hàng nhà nước về việc tập trung tín dụng để thực hiện chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo chủ trương của chính phủ và các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
MB đã chủ động tiết giảm mạnh chi phí, liên tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ và hỗ trợ các doanh nghiệp sớm khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, MB đã dành khối lượng vốn hàng trăm ngàn tỷ đồng để cho vay với lãi suất ưu đãi khu vực kinh tế mà chính phủ khuyến khích như: nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao. Tích cực thu xếp vốn cho vay với lãi suất thấp, giải ngân các dự án trọng điểm. Đến 31/12/2017, hoạt động tín dụng của MB tăng trưởng đáng kể với số dư nợ tín dụng là 184,188 tỷ đồng tăng trưởng 22% so với năm 2016, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành ngân hàng.
Chất lượng tín dụng luôn được MB chú trọng kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ nghiêm túc về phân loại nợ theo quy định của ngân hàng nhà nước. Tại thời điểm 31/12/2017, tỷ lệ nợ xấu/Dư nợ cho vay nền kinh tế là 1.2% thấp hơn mức bình quân toàn ngành.
1.7.3.4. Hoạt động dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động
Trong thời gian qua, MB đã phát triển dịch vụ mobile banking với nhiều tính năng, đáp ứng cơ bản các nhu cầu chuyển tiền và thanh toán cho khách hàng. Điển hình như sau:
- Truy vấn thông tin tài khoản: cho phép khách hàng thông qua mobile banking có thể xem được số dư của tất cả tài khoản của mình bao gồm: tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm, khoản vay… Khách hàng cũng có thể sao kê các biến động của tất cả các tài khoản của mình. Đặc biệt, khách hàng có thể đặt lệnh nhận sao kê qua email với định kỳ là lần biến động, ngày, tháng. Khi đó, hệ thống sẽ định kỳ gửi các thông tin biến động tài khoản vào địa chỉ email do khách hàng chỉ định.
- Chuyển tiền: cho phép khách hàng sử dụng mobile banking để thực hiện các lệnh chuyển tiền giữa các tài khoản của khách hàng, chuyển tiền vào tài khoản hoặc thẻ người khác trong hệ thống MB, chuyển tiền nhanh 24/7 tới ngân hàng khác, chuyển tiền liên ngân hàng qua hệ thống Citad,… Đặc biệt, khách hàng có thể
Luận văn thạc sĩ Kinh tế