CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
1.11. Định hướng phát triển của ngân hàng giai đoạn 2017–2025
1.11.1.1. Cơ hội từ sự phát triển kinh tế - xã hội
Nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ mobile banking đối với phát triển thương mại, chính phủ, ngân hàng nhà nước và các cơ quan ban ngành đã nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như định hướng phát triển, qua đó tạo cơ hội cho dịch vụ mobile banking phát triển.
Dịch vụ mobile banking đang ngày càng được quan tâm và sử dụng rộng rãi.
Nhu cầu mua bán hàng trực tuyến ngày càng gia tăng kéo theo sự gia tăng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng trực tuyến, cụ thể là dịch vụ mobile banking. Nhu cầu của khách hàng về thanh toán, chuyển tiền mọi lúc mọi nơi ngày càng tăng.
Qua đánh giá người tiêu dùng hiện nay, phần lớn sở thích của họ vẫn là tiếp cận và trao đổi với các ngân hàng thông qua hệ thống email, mobile banking, internet banking, thanh toán tiền trực tuyến thay vì đến trụ sở hay chi nhánh. Hiện nay, trong tổng số hơn 96 triệu dân, 70% dân số trẻ dưới 35 tuổi, thu nhập trung bình của người dân tăng trưởng nhanh và tỷ lệ sử dụng internet, điện thoại thông minh cao, sóng di động đã phủ tới cả vùng sâu vùng xa…
1.11.1.2. Cơ hội từ quá trình toàn cầu hoá
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế cũng mang lại nhiều cơ hội cho dịch vụ mobile banking phát triển trên phạm vi quốc tế thông qua thừa nhận giá trị pháp lý của giao dịch điện tử, miễn thuế cho các các sản phẩm số hoá truyền qua phương tiện điện tử, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ thông tin cá nhân, thừa nhận lẫn nhau các công nghệ chữ ký điện tử, cho đến khuyến khích áp dụng các thủ tục hải quan điện tử và các biện pháp thuận lợi hoá thương mại khác trong khu vực mậu dịch tự
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
do. Bên cạnh đó, việc thu hút các nguồn vốn ODA cho các dự án hiện đại hoá hệ thống ngân hàng cũng tạo cơ hội cho dịch vụ mobile banking phát triển. Trong thời gian tới, tầm nhìn 2020 của phát triển khoa học công nghệ ngân hàng là: đổi mới, nâng cao hiệu quản lý khoa học và công nghệ ngành; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ
khoa học thúc đẩy quá trình hiện đại hóa ngành ngân hàng; tập trung phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu đồng thời chú trọng mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ nhằm chia sẻ trao đổi thông tin kinh nghiệm trong lĩnh vực.
1.11.1.3. Thách thức về phía chính phủ
Thứ nhất, thách thức trong công tác quản lý, do đặc thù của kênh phân phối điện tử, các dịch vụ mobile banking có thể được cung cấp bất cứ khi nào và ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Điều này khiến cho ngân hàng cũng như khách hàng dễ dàng thoát khỏi sự điều chỉnh và giám sát của chính phủ.
Thứ hai, thách thức trong chính sách vĩ mô, phát triển dịch vụ mobile banking khiến cho chi phí giao dịch tài chính giảm đáng kể. Do đó, ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với sự di chuyển của các luồng vốn cũng bị suy giảm theo.
Trong bối cảnh các giao dịch tài chính điện tử gia tăng thì việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt như Việt Nam hiện nay sẽ không phải là việc đơn giản.
1.11.1.4. Thách thức về phía ngân hàng
Thứ nhất, sự thay đổi của mô hình kinh doanh, thay đổi về văn hóa kinh doanh sẽ khiến cho ngân hàng cần phải chuyển mình để bắt nhịp theo xu hướng mới thật nhanh để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Thứ hai, cân bằng quyền lực trên thị trường có xu hướng nghiêng về khách hàng do công nghệ giúp cho khách hàng có nhiều thông tin hơn về ngân hàng cũng như các dịch vụ ngân hàng được cung cấp trên thị trường.
Thứ ba, cạnh tranh trên thị trường mạnh mẽ hơn do phát triển dịch vụ mobile banking giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận với thông tin dịch vụ so với thị trường truyền thống, rào cản đối với các đối thủ khi xâm nhập thị trường cũng như sự trung thành của khách hàng cũng thấp hơn.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Thứ tư, phát triển mạnh mẽ của các kênh điện tử trên phạm vi toàn cầu, đã tạo ra môi trường không biên giới cho hoạt động mobile banking. Điều đó khiến ngân hàng phải chú trọng nhiều đến mức độ ổn định, công tác kiểm tra an ninh, chứng thực khách hàng, bảo vệ dữ liệu, các thủ tục kiểm toán theo vết, đảm bảo tính riêng tư của khách hàng.
Thứ năm, ứng dụng công nghệ thông tin làm tăng tính phức tạp kỹ thuật trong quá trình vận hành dẫn đến ngân hàng phụ thuộc hơn vào các nhà cung cấp dịch vụ internet, công ty truyền thông và các đối tác công nghệ khác.
Mặc dù hiện nay ngân hàng đã tham gia hệ thống giao dịch liên ngân hàng và liên thông kết nối các dịch vụ như ATM, POS… tuy nhiên nhìn xa hơn về khả năng phát triển liên thông Mobile banking của ngân hàng để một khách hàng bất kỳ của ngân hàng này cũng có thể sử dụng dịch vụ Mobile banking của ngân hàng khác sẽ cần một khoảng thời gian dài nữa mới có thể thực hiện.
1.11.2. Định hướng phát triển chung
Định hướng phát triển của ngân hàng giai đoạn 2017–2021 với tầm nhìn
“Trở thành ngân hàng thuận tiện nhất”, phương châm: “Đổi mới, hiện đại, hợp tác, bền vững”, hướng đến mục tiêu “Top 5 các ngân hàng thương mại về hiệu quả kinh doanh và an toàn.
Năm 2018, MB đặt mục tiêu hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch, bám sát phương châm, mục tiêu, trụ cột chiến lược phát triển 2017–2021. Với các giải pháp chiến lược tập trung trên 2 nền tảng, 3 trụ cột, MB tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực cốt lõi của ngân hàng, tăng cường quan hệ khách hàng, mở rộng các lĩnh vực thanh toán và quản trị rủi ro vượt trội.
1.11.3. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động
Trước nhất, cần tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cán bộ ngân hàng về nhận thức và phải coi ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong chiến lước phát triển và đổi mới
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
hoạt động Ngân hàng, là phương tiện chủ lực để rút ngắn khoảng cách phát triển so với ngân hàng các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Thứ hai, thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng phải lựa chọn công nghệ tiên tiến, hiện đại, hệ thống mở, hướng đến tự động hoá và phù hợp với lộ trình phát triển ngân hàng hiện đại; tuân thr các chuẩn mực quốc tế nhằm đổi mới toàn diện các ngân hàng.
Thứ ba, tích cực đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có, đồng thời tuyển dụng mới cả về số lượng lẫn chất lượng đủ khả năng đón nhận chuyển giao các công nghệ mới.
Và cuối cùng, cần tăng cường hợp tác về lĩnh vực công nghệ với các hãng sản xuất công nghệ, các tổ chức tài chính, ngân hàng khu vực và thế giới. Đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ nhiều mặt: tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm… của các nước và tổ chức quốc tế để từng bước đưa công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin vào ngân hàng Việt Nam đến trình độ cao.