CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH
1.2. Tổ chức thực hiện dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của chính quyền cấp tỉnh
1.2.3. Nội dung tổ chức thực hiện dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của chính quyền cấp tỉnh
Tổ chức thực hiện dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của chính quyền cấp tỉnh là quá trình triển khai Dự án trên địa bàn tỉnh thành những kết quả thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy chính quyền tỉnh nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, giảm đói nghèo và giảm bớt khoảng cách phát triển giữa các vùng, các dân tộc.
Quá trình tổ chức thực hiện dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của chính quyền cấp tỉnh bao gồm những nội dung sau:
Hình 1.2: Sơ đồ các giai đoạn của quá trình tổ chức thực hiện dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất của chính quyền cấp tỉnh
Nguồn: Giáo trình Chính sách kinh tế-xã hội, ĐHKTQD năm 2012 và tổng hợp của tác giả
Giai đoạn 2:
Chỉ đạo thực hiện Dự án
Giai đoạn 1:
Chuẩn bị thực hiện dự án
- Xây dựng bộ máy tổ chức thực hiện dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của chính quyền cấp tỉnh.
- Lập các kế hoạch triển khai thực hiện dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất.
- Ra các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất.
- Tổ chức tập huấn triển khai thực hiện dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất.
Giai đoạn 2:
Chỉ đạo thực hiện dự án
- Truyền thông dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất.
- Thực hiện các kế hoạch.
- Vận hành ngân sách.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan.
- Đàm phán và giải quyết xung đột
- Xây dựng và vận hành hệ thống dịch vụ hỗ trợ
- Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi.
- Tiến hành giám sát, đánh giá sự thực hiện dự án.
- Điều chỉnh chương trình, kế hoạch.
- Đưa ra các sáng kiến hoàn thiện, đổi mới.
Giai đoạn 3:
Giám sát và đánh giá sự thực hiện
dự án
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Như vậy, quá trình tổ chức thực hiện dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của chính quyền cấp tỉnh là quá trình đưa Dự án vào thực hiện thông qua hoạt động của cơ quan hành chính cấp tỉnh. Quá trình này gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị thực hiện, chỉ đạo thực hiện, giám sát và đánh giá sự thực hiện.
1.2.3.1. Chuẩn bị thực hiện dự án
Nhiệm vụ của giai đoạn này là đảm bảo nguồn lực trong các hình thái cơ cấu, đặc biệt là cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực để triển khai chính sách.
a) Xây dựng bộ máy tổ chức thực hiện dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất Xây dựng bộ máy tổ chức thực hiện dự án là hoạt động quan trọng để tổ chức thực hiện dự án thành công. Bộ máy tổ chức thực hiện dự án phải đảm bảo về mặt chính trị, pháp luật và có sự tham gia của các sở, ngành liên quan. Đúng về cơ cấu, đủ về số lượng và có năng lực đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh.
* Cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện dự án của chính quyền cấp tỉnh:
Cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của chính quyền cấp tỉnh bao gồm các cơ quan thuộc chính quyền và các cơ quan liên quan có mối quan hệ phối hợp với nhau, chịu trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ nhất định trong quá trình thực hiện dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất trên địa bàn tỉnh.
Cơ cấu tổ chức thực hiện dự án của chính quyền cấp tỉnh bao gồm: HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn của tỉnh (các sở, ban, ngành), Ban quản lý dự án tỉnh, UBND các huyện, Phòng GD&ĐT các huyện, các trường THCS và các cơ quan liên quan khác, trong đó:
- HĐND tỉnh có nhiệm vụ: thông qua ngân sách thực hiện (nguồn ngân sách đối ứng của tỉnh), giám sát sự thực hiện dự án.
- UBND tỉnh có nhiệm vụ: Xây dựng và kiện toàn bộ máy tổ chức thực hiện dự án; phê duyệt kế hoạch thực hiện, phê duyệt ngân sách đối ứng địa phương; chỉ đạo các sở, ngành phối hợp thực hiện dự án, chỉ đạo lồng ghép việc thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tại địa phương; tổ chức huy động các nguồn lực để thực hiện các chỉ tiêu của dự án.
- Ban quản lý dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất các tỉnh: Ban quản lý dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất cấp tỉnh là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của dự án trên địa bàn tỉnh.
- Sở Giáo dục và Đào tạo: Là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong tổ chức thực hiện các hoạt động của dự án tại tỉnh. Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm: xây dựng kế
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch; chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các trường THCS phối hợp và thực hiện dự án theo các nội dung được phân cấp, kiểm tra, đôn đốc thực hiện dự án; báo cáo tình hình thực hiện dự án với HĐND, UBND tỉnh, Ban quản lý dự án trung ương, Bộ GD&ĐT và các các Bộ, ngành có liên quan theo qui định.
- Sở Nội vụ: Chủ trì tham mưu UBND tỉnh về nhân sự, cơ cấu bộ máy tổ chức thực hiện Dự án ở cấp tỉnh.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án xây dựng và mua sắm thiết bị; chủ trì tham mưu phân bổ vốn đối ứng nguồn ngân sách tỉnh.
- Sở Tài chính: Chủ trì tham mưu việc cân đối, bố trí vốn nguồn chi thường xuyên hàng năm cho các hoạt động để thực hiện dự án; thẩm định và phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.
- Sở Xây dựng: Chủ trì tham mưu về quản lý dự án đầu tư, quản lý chất lượng công trình xây dựng; thẩm định thiết kế và dự toán các công trình xây dựng.
- Nhân sự thực hiện dự án:
Nhân sự thực hiện dự án là các cán bộ, công chức, viên chức của HĐND, UBND và các sở, ngành thuộc bộ máy chính quyền cấp tỉnh, cán bộ chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo và lãnh đạo các trường THCS. Nhân sự thực hiện dự án phải có năng lực chuyên môn, các kỹ năng về lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, có năng lực đánh giá, giám sát sự thực hiện Dự án, năng lực quản lý sự thay đổi và đổi mới.
b) Lập kế hoạch triển khai thực hiện dự án
Căn cứ vào quyết định phê duyệt dự án và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các cơ quan trong bộ máy thực hiện dự án của chính quyền cấp tỉnh phải lập kế hoạch triển khai thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch cần phải có các nội dung như: thời gian thực hiện, mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn và các công việc cần thực hiện. Các kế hoạch cần lập theo thời gian là: Kế hoạch thực hiện dự án của các tỉnh trong giai đoạn 5 năm, kế hoạch thực hiện hàng năm. Kế hoạch thực hiện dự án là một công cụ quan trọng để quản lý và thực hiện dự án.
- Nội dung của kế hoạch thực hiện từng giai đoạn và kế hoạch thực hiện hàng năm bao gồm:
+ Mục tiêu của dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất cho từng giai đoạn hoặc mục tiêu cụ thể hàng năm. Mục tiêu phải được xác định cụ thể, xuất phát từ nhu cầu của các đối tượng được hưởng thụ, tránh trường hợp đầu tư không đúng những nơi
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
có nhu cầu, công trình xây dựng xong không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, như vậy sẽ không đạt hiệu quả cao và thiếu tính bền vững.
+ Giải pháp cụ thể trong từng kế hoạch: Trong kế hoạch cần xác định rõ những công việc cụ thể cần phải thực hiện để hoàn thành được mục tiêu đề ra và xác định nhu cầu kinh phí, các giải pháp để tổ chức thực hiện các công việc đó.
- Các căn cứ để xây dựng kế hoạch:
+ Căn cứ vào kế hoạch tổng thể của dự án và các mục tiêu của dự án (đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt), kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo hàng năm và giai đoạn của tỉnh, điều kiện cụa thể của địa phương để xác định mục tiêu hàng năm và mục tiêu cho từng giai đoạn.
+ Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của các tỉnh. Đây là căn cứ quan trọng để lập kế hoạch thực hiện dự án, trong quy hoạch đã xác định các mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể của từng năm, từng giai đoạn.
+ Các chính sách của địa phương, các định mức kinh tế kỹ thuật của nhà nước.
- Quy trình xây dựng kế hoạch:
Trên cơ sở kế hoạch của Ban quản lý dự án trung ương, Ban quản lý dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của các tỉnh phối hợp với các sở, ngành của tỉnh, UBND các huyện để xây dựng kế hoạch giai đoạn 2008-2014, giai đoạn 2015-2020 và kế hoạch hàng năm. Kế hoạch hàng năm được xây dựng dựa trên kế hoạch giai đoạn. Cụ thể qui trình xây dựnh kế hoạch như sau:
+ Căn cứ vào kế hoạch tổng thể và mục tiêu của dự án, Ban quản lý dự án tỉnh hướng dẫn các trường lập kế hoạch gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp và báo cáo UBND huyện, UBND huyện xem xét và trình Ban quản lý dự án tỉnh.
+ Ban quản lý Dự án tỉnh tổng hợp kế hoạch của các huyện, cân đối giữa nhu cầu và nguồn lực của tỉnh và nguồn kinh phí của dự án dự kiến phân bổ cho tỉnh, trên cơ sở các mục tiêu của dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch và kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh để xây dựng kế hoạch từng giai đoạn và kế hoạch hàng năm trình Hội đồng nhân tỉnh thông qua và UBND tỉnh phê duyệt.
Ngoài các kế hoạch theo giai đoạn và kế hoạch hàng năm nói trên, chính quyền các tỉnh còn phải lập các kế hoạch khác triển khai dự án, như:
- Kế hoạch truyền thông dự án.
- Kế hoạch ngân sách cho thực hiện dự án.
- Kế hoạch cung cấp các dịch vụ hỗ trợ triển khai dự án.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
- Kế hoạch giám sát và đánh giá sự thực hiện dự án.
c) Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện dự án
Căn cứ các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và Ban quản lý Dự án Trung ương, chính quyền cấp tỉnh có nhiệm vụ ban hành các văn bản triển khai thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh. Các văn bản này là cơ sở cho các cơ quan liên quan trong bộ máy tổ chức thực hiện dự án của tỉnh thực hiện. Ngoài ra, Sở GD&ĐT, Ban quản lý dự án các tỉnh còn ban hành các văn bản hướng dẫn các huyện, Phòng GD&ĐT, trường THCS xây dựng kế hoạch, thực hiện từng nội dung cụ thể. Các văn bản triển khai thực hiện dự án gồm: văn bản thành lập, ban hành qui chế hoạt động của Ban quản lý dự án tỉnh; văn bản phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án, phê duyệt danh mục đầu tư xây dựng; văn bản đôn đốc, chỉ đạo thực hiện; văn bản về giám sát, đánh giá kết quả thực hiện dự án; văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch, hướng dẫn về lựa chọn cán bộ, giáo viên tham gia tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực;
văn bản hướng dẫn về các tiêu chí lựa chọn học sinh nghèo, học sinh DTTS được ở
nội trú và hưởng hỗ trợ gạo, học bổng; văn bản hướng dẫn tiếp nhận, bảo quản sử dụng công trình, trang thiết bị đảm bảo đúng mục đích và hiệu quả; văn bản hướng dẫn về giám sát đầu tư của cộng đồng, hướng dẫn truyền thông...
d) Tập huấn triển khai dự án
Để trang bị cho cán bộ chịu trách nhiệm thực hiện dự án những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tổ chức triển khai thực hiện dự án hiệu quả, Ban quản lý Dự án tỉnh tổ chức tập huấn, phổ biến cho tất cả các cán bộ chịu trách nhiệm thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh. Nội dung chủ yếu của tập huấn là tập trung vào các kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn về lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng giám sát và đánh giá, kỹ năng xây dựng báo cáo, kiến thức về mua sắm đấu thầu, quản lý tài chính và xây dựng cơ bản, kỹ năng tổ chức truyền thông và các biện pháp triển khai kế hoạch hiệu quả …
Các hình thức tổ chức tập huấn chủ yếu là: tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn, tổ chức hội nghị, hội thảo, tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm các mô hình thực hiện tốt dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất tại các địa phương trong và ngoài tỉnh để
nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong bộ máy tổ chức thực hiện dự án.
1.2.3.2. Chỉ đạo thực hiện dự án của chính quyền cấp tỉnh
Chỉ đạo thực hiện dự án là giai đoạn thứ hai của quá trình tổ chức thực hiện dự án sau khi đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa dự án vào thực tiễn. Chỉ
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
đạo thực hiện dự án bao gồm các nội dung sau:
a) Truyền thông và tư vấn
Công tác truyền thông và tư vấn có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu của dự án. Mục tiêu của các hoạt động truyền thông và tư vấn nhằm giúp cho các cơ quan, ban, ngành và cộng đồng người dân hiểu biết về nội dung và mục tiêu của dự án, để nhận được sự đồng thuận và hỗ trợ của các cơ quan, ban, ngành và người dân trong việc tổ chức thực hiện dự án.
Các hoạt động truyền thông chủ yếu là: tổ chức chiến dịch tuyên truyền để
phổ biến thông tin về nội dung, mục tiêu và ý nghĩa của dự án, tầm quan trọng của dự án đối với sự phát triển giáo dục THCS ở những vùng khó khăn nhất.
b) Tổ chức thực hiện các kế hoạch triển khai dự án
Tổ chức thực hiện kế hoạch là quá trình tiến hành các hoạt động để thực hiện và hoàn thành các kế hoạch đã lập ra. Ban quản lý Dự án tỉnh sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các kế hoạch của dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất trên địa bàn tỉnh, đó là các kế hoạch về đầu tư xây dựng cơ bản; kế hoạch cung cấp trang thiết bị; kế hoạch hỗ trợ gạo và tổ chức bữa ăn cho học sinh; kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực giáo viên các trường THCS; kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng; kế hoạch nâng cao năng lực lập kế hoạch, năng lực quản lý cho bán bộ quản lý và hiệu trưởng các trường THCS.
Để thực hiện tốt các kế hoạch, đảm bảo về tiến độ, chất lượng và đúng mục tiêu, cần có các chế độ chính sách đãi ngộ, khuyến khích để tạo động lực cho cán bộ, công chức trong bộ máy thực hiện dự án của chính quyền cấp tỉnh như: phụ cấp kiêm nhiệm, chế độ khen thưởng.
c) Vận hành ngân sách
Bất cứ một chính sách, chương trình hay dự án nào cũng chỉ thực tốt khi được bố trí đầy đủ nguồn lực về tài chính theo yêu cầu để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đối với dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất, nhu cầu về kinh phí chủ yếu để chi trả cho các hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ quản lý và giáo viên, các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, hỗ trợ học bổng và lương thực cho học sinh. Việc vận hành ngân sách thực chất là hoạt động quản lý, sử dụng kinh phí để thực hiện và hoàn thành các kế hoạch đã đề ra.
Nguồn vốn để thực hiện dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất gồm hai nguồn chính là vốn vay ADB và ngân sách nhà nước. Do vậy việc quản lý và sử dụng
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp