CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN
3.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk giai đoạn đến năm 2020
3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện về chỉ đạo thực hiện Dự án
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
3.2.2.1. Hoàn thiện hoạt động truyền thông
Trong giai đoạn 2008-2014 hoạt động tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa và các mục tiêu của Dự án nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc các cấp chính quyền và người dân, để tạo được sự đồng thuận và hỗ trợ trong việc tổ chức thực hiện Dự án, được thực hiện chưa đạt hiệu quả cao. Để
hoàn thiện hoạt động tuyên truyền trong giai đoạn đến năm 2020, Chính quyền tỉnh Đắk Lắk cần:
- Chỉ đạo Ban điều hành Dự án xây dựng kế hoạch và nội dung truyền thông tổng thể cho cả giai đoạn và cho từng năm, giao trách nhiệm cho Ban điều hành Dự án tỉnh là đầu mối tổ chức sự phối hợp giữa Ban quản lý Dự án tỉnh và các đơn vị liên quan, các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh và huyện tổ chức các hoạt động tuyên truyền theo kế hoạch. Ban điều hành Dự án tỉnh là đơn vị trực tiếp theo dõi, giám sát các hoạt động tuyên truyền trên địa bàn tỉnh, trong đó phân công cụ thể
trách nhiệm cho từng thành viên phụ trách theo dõi, giám sát theo địa bàn.
- Chỉ đạo Ban quản lý Dự án tỉnh tiếp tục lồng ghép hoạt động tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa và mục tiêu của Dự án trong hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của giáo dục tại các trường THCS, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm sinh hoạt văn hóa của các xã, thôn.
- Về nội dung tuyên truyền: phổ biến các hoạt động và mục tiêu của Dự án, tập trung vào đánh giá tầm quan trọng của Dự án đối với việc phát triển giáo dục THCS cho các vùng khó khăn nhất nói riêng và của tỉnh Đắk Lắk nói chung. Bổ sung các kết quả thực hiện giai đoạn 2008-2014 đã làm thay đổi điều kiện giảng dạy, sinh hoạt và cảnh quan của các trường THCS, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại bằng hình ảnh, các phóng sự, các bài phỏng vấn trực tiếp cán bộ giáo viên, học sinh và người dân được phát và đăng tải trên báo, đài phát thanh, truyền hình tỉnh, huyện, website của tỉnh, ngành giáo dục.
- Đa dạng về hình thức tuyên truyền: bên cạnh việc tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử), thông qua các hội nghị, hội thảo của tỉnh, của ngành giáo dục. Chính quyền tỉnh Đắk Lắk cần tổ chức tuyên dương, khen thưởng các đơn vị, địa phương và cá nhân có thành tích tốt trong việc tổ chức thực hiện Dự án. Chỉ đạo các thành viên trong Ban điều hành Dự án tỉnh là lãnh đạo các sở, ngành và UBND các huyện
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
trực tiếp tuyên truyền thông qua các cuộc họp, hội thảo ở cơ quan, đơn vị mình.
- Hàng năm tổ chức đánh giá kết quả hoạt động tuyên truyền để kịp thời điều chỉnh kế hoạch, nội dung, hình thức tuyên truyền và đưa ra các sáng kiến mới.
3.2.2.2. Hoàn thiện thực hiện các kế hoạch thực hiện Dự án
Thực hiện các kế hoạch thực hiện Dự án là bước quan trọng để đưa Dự án vào thực tiễn, đây là khâu đóng vai trò quyết định trong quá trình tổ chức thực hiện Dự án. Để triển khai thực hiện các kế hoạch của Dự án giai đoạn đến năm 2020 theo đúng nội dung, mục tiêu, tiến độ và đạt hiệu quả cao, Chính quyền tỉnh Đắk Lắk cần thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị có liên quan trong việc chỉ đạo, theo dõi, phối hợp và tổ chức thực hiện các kế hoạch.
- Ban điều hành Dự án tỉnh cần phân công cho từng thành viên chịu trách nhiệm đôn đốc, theo dõi việc thực hiện các kế hoạch của các đơn vị thực hiện theo đúng mục tiêu và tiến độ đã đề ra, kịp thời phát hiện và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch. Giao trách nhiệm cho thành viên Ban điều hành Dự án là lãnh đạo UBND các huyện theo dõi việc thực hiện các hoạt động của Dự án trên địa bàn huyện.
- Định kỳ 3 tháng tổ chức họp Ban điều hành Dự án tỉnh với các đơn vị thực hiện để đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch, xác định rõ nguyên nhân của các hoạt động thực hiện chưa đạt so với kế hoạch và đưa ra biện pháp giải quyết, đồng thời tổ chức đánh giá mức độ hoàn thành trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị.
- Ban quản lý Dự án tỉnh cần phân công rõ trách nhiệm thực hiện, theo dõi, giám sát từng phần công việc cho các cá nhân, đơn vị trong từng kế hoạch.
- Chính quyền tỉnh cần tăng cường các hoạt động tham quan, giao lưu để học tập, trao đổi kinh nghiệm với Ban quản lý Dự án trung ương và các tỉnh bạn để đội ngũ cán bộ thực hiện Dự án của tỉnh có thêm kiến thức và kinh nghiệm tổ chức thực hiện Dự án đạt hiệu quả cao.
3.2.2.3. Hoàn thiện vận hành ngân sách
Nguồn vốn thực hiện Dự án chủ yếu là nguồn vốn vay của ADB (chiếm đến gần 80%) và nguồn ngân sách trung ương (chiếm gần 15%), nguồn ngân sách địa phương chiếm chưa đến 10%. Trong đó nguồn vốn vay ADB thực hiện theo quy định của ADB, nguồn vốn ngân sách thực hiện theo Luật Ngân sách của Việt Nam.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn thực hiện Dự án nhưng nguồn vốn ngân sách lại có vai trò khá quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện Dự án. Ví dụ như việc không bố trí vốn ngân sách địa phương kịp thời để thực hiện giải phóng mặt bằng và nguồn ngân sách trung ương cho các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được tỉnh giao muộn sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai hoạt động xây dựng, không bố trí kịp thời nguồn chi sự nghiệp cho các phòng GD&ĐT, trường THCS sẽ làm ảnh hưởng đến việc tổ chức tập huấn cho giáo viên. Do đó, Chính quyền tỉnh Đắk Lắk cần có những cơ chế, chính sách riêng biệt về vận hành ngân sách để thực hiện Dự án trong giai đoạn đến năm 2020 đảm bảo tiến độ. Các giải pháp cụ thể là:
- Đối với nguồn ngân sách trung ương, Chính quyền tỉnh cần ban hành quyết định giao vốn riêng ngay sau khi được trung ương giao kế hoạch vốn, không giao chung với nguồn vốn của toàn tỉnh cho mọi lĩnh vực.
- Đối với nguồn ngân sách địa phương để thực hiện giải phóng mặt bằng và xây dựng lồng ghép các hạng mục phụ trợ hoặc bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của các trường THCS chung với các hạng mục của Dự án cần bố trí kịp thời theo tiến độ thực hiện Dự án (từ nguồn vốn nguồn dự phòng), không thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách, chỉ bố trí vốn cho các dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt dự án hoặc dự toán trước ngày 31 tháng 10 năm trước. Riêng đối với kinh phí giải phóng mặt bằng cần được bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh và giao cho chủ đầu tư thực hiện, không thực hiện như giai đoạn 2008-2014 là bố trí từ nguồn ngân sách huyện và giao cho các huyện chịu trách nhiệm thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
- Đối với các nguồn kinh phí đối ứng cho công tác tập huấn, tuyên truyền UBND tỉnh cần chỉ đạo Sở Tài chính giao cho Sở GD&ĐT để phân bổ cho các phòng GD&ĐT và trường THCS theo tiến độ thực hiện, không thực hiện như giai đoạn 2008-2014 là giao cho UBND huyện bố trí cho các đơn vị.
- UBND tỉnh cần chỉ đạo kho bạc nhà nước tỉnh có quy định riêng trong việc kiểm soát chi nguồn vốn ADB, như quy định về thời gian kiểm soát chi, kiểm soát chi riêng nguồn ADB khi chưa có nguồn đối ứng để đảm bảo việc thanh toán nguồn vố ADB theo đúng quy định của hợp đồng.
- Theo thiết kế, Dự án chỉ đầu tư xây dựng đáp ứng khoảng 70% nhu cầu còn thiếu về phòng học, phòng thí nghiệm, phòng nội trú học sinh và phòng công vụ
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
giáo viên của mỗi trường được đầu tư. Do đó UBND tỉnh chỉ đạo các huyện lập kế hoạch và bố trí vốn đầu tư xây dựng bổ sung thêm số phòng còn thiếu lồng ghép với các phòng của Dự án để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các trường, tránh việc đầu tư dàn trải, lãng phí đất.
- UBND tỉnh cần chỉ đạo các huyện quan tâm bố trí vốn bổ sung trong dự toán chi ngân sách hàng năm cho các trường được đầu tư xây dựng và cung cấp thiết bị để thực hiện việc bảo trì công trình và bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị tránh tình trạng để công trình hư hỏng mà không được bảo trì dẫn đến xuống cấp nhanh và thiết bị hư hỏng không được sửa chữa nên không sử dụng được.
3.2.2.4. Hoàn thiện phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành trong tổ chức thực hiện Dự án
UBND tỉnh cần xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động của Dự án để làm cơ sở pháp lý và chế tài quản lý việc phối hợp thực hiện. Cụ thể là:
- Phối hợp trong việc xây dựng, thẩm định kế hoạch thực hiện Dự án để phù hợp với các kế hoạch kinh tế xã hội, phát triển giáo dục của tỉnh, đồng thời tránh tình trạng chồng chéo giữa các kế hoạch và kế hoạch không khả thi với điều kiện thực tế.
- Làm tốt quy chế một cửa đối với các sở, ngành được giao nhiệm vụ thẩm định và phê duyệt đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình như: thiết kế - dự toán, dự án đầu tư, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, cấp phép xây dựng, quyết toán dự án hoàn thành; thẩm định, phân bổ và kiểm soát chi nguồn vốn thực hiện Dự án.
- Các cơ chế phối hợp trong việc thông tin báo cáo của các đơn vị thực hiện về Ban điều hành Dự án tỉnh, phối hợp trong việc chia sẻ thông tin giữa các phòng, ban trong cùng một đơn vị, giữa các đơn vị, các sở, ban, ngành trong tỉnh tránh trường hợp số liệu báo cáo không thống nhất và các đơn vị trực tiếp thực hiện phải lập quá nhiều báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, làm lãng phí nhân lực và ảnh hưởng nhiều đến việc tổ chức thực hiện các hoạt động của Dự án như đã xảy ra trong giai đoạn 2008-2014.
- Phối hợp trong việc giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Dự án thông qua việc giao trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân thực hiện việc giám sát, đánh giá từng hoạt động của Dự án tránh tình trạng chồng chéo nhưng lại thiếu chặt chẽ
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
trong hoạt động giám sát, đánh giá.
- Tăng cường sự phối hợp giữa Ban điều hành Dự án tỉnh với các đơn vị thực hiện Dự án và người dân thông qua việc thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo, giao lưu, học hỏi có sự tham gia của các đơn vị trực tiếp thực hiện và các cơ quan liên quan, tham vấn ý kiến của giáo viên các trường THCS, đại diện chính quyền cấp xã, cấp huyện trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Dự án. Đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các thành viên của Ban điều hành Dự án tỉnh thông qua việc xây dựng quy chế làm việc và phối hợp giữa các thành viên.
3.2.2.5. Hoàn thiện giải quyết xung đột trong tổ chức thực hiện Dự án
Như đã nêu ở Chương 2, trong quá trình tổ chức thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã xảy ra một số xung đột làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện Dự án và những quan hệ xã hội. Để thực hiện Dự án đạt hiệu quả cao nhất thì cần có những giải pháp phù hợp và hữu hiệu để giải quyết những xung đột. Những giải pháp cụ thể để giải quyết xung đột trong quá trình thực hiện Dự án giai đoạn đến năm 2020 là:
* Đối với xung đột giữa chính quyền và người dân trong việc giải phóng mặt bằng để xây dựng:
- Tăng cường công tác tuyên truyền về những lợi ích của Dự án đối với học sinh vùng khó khăn, chính sách quản lý đất đai của nhà nước, công khai về khung giá đền bù đối với đất đai, hoa mầu theo quy định của nhà nước.
- Ban quản lý dự án tỉnh phối hợp với UBND các huyện, xã tổ chức khảo sát thực tế tại tất cả các trường trong kế hoạch đầu tư xây dựng, xác định diện tích đất và hoa mầu phải đền bù (nếu có), lập phương án đền bù và mời, tổ chức họp với các hộ dân có đất và hoa mầu phải giải tỏa để thống nhất phương án, giá trị đền bù theo quy định.
- Chỉ phê duyệt danh mục đầu tư và lập dự án đầu tư khi phương án đền bù, giải phóng mặt bằng đã được thống nhất.
- Tỉnh cần ưu tiên bố trí kinh phí đền bù để chi trả cho các hộ dân trước khi triển khai xây dựng, đồng thời có các chính sách hỗ trợ về tái định cư, vay vốn để
chuyển đổi ngành nghề hoặc hỗ trợ về việc làm để đảm bảo cuộc sống ổn định cho các đối tượng có đất và hoa mầu bị giải tỏa.
* Xung đột giữa các đối tượng hưởng thụ Dự án:
- Xây dựng và ban hành các tiêu chí lựa chọn trường được đầu tư xây dựng,
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
học sinh được ở nội trú, giáo viên được ở nhà công vụ trên cơ sở các tiêu chí của Dự án và điều kiện thực tế tại địa phương.
- Ban điều hành dự án tỉnh chủ trì tổ chức việc lựa chọn các trường được đầu tư xây dựng công khai theo các tiêu chí đã ban hành, quá trình lựa chọn có sự tham gia của đại diện Ban quản lý Dự án tỉnh, các phòng GD&ĐT và tất cả các trường THCS.
- Đối với việc lựa chọn lựa chọn học sinh ở nội trú và giáo viên ở nhà công vụ hang năm Ban điều hành Dự án tỉnh hướng dẫn và chỉ đạo các trường THCS phối hợp với UBND xã phổ biến tiêu chí lựa chọn, xác định danh sách học sinh, giáo viên đáp ứng các tiêu chí, thành lập ban xét duyệt thành phần gồm cán bộ giáo viên của trường, ban đại diện cha mẹ học sinh, lãnh đạo UBND, HĐND xã, đại diện hội phụ nữ, đoàn thanh niên của xã tổ chức lựa chọn theo cơ chế công khai, dân chủ.
- Về xung đột giữa các đơn vị thi công, cung cấp thiết bị với nhà trường, chính quyền địa phương trong việc sử dụng nguồn điện, nước, đường giao thông...
Chủ đầu tư là Bann quản lý Dự án cần phải chủ trì tổ chức họp đơn vị thi công, cung cấp thiết bị với nhà trường, chính quyền địa phương để thống nhất về phương án sử dụng và biện pháp đền bù nếu gây hư hỏng.
3.2.2.6. Hoàn thiện xây dựng và vận hành hệ thống dịch vụ hỗ trợ
Trong giai đoạn 2008-2014 Chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã quản lý tốt về năng lực các đơn vị tư đầu tư xây dựng thông qua việc thường xuyên rà soát và công bố năng lực hoạt động của từng đơn vị trên website của Sở Xây dựng, làm cơ sở cho Chủ đầu tư lựa chọn được các đơn vị có năng lực phù hợp thực hiện Dự án. Tuy nhiên, việc tăng cường năng lực thực hiện các dự án sử dụng vốn vay ADB và tập huấn, phổ biến những quy định mới về quản lý đầu tư, quản lý chất lượng công trình cho các đơn vị tư vấn chưa được tỉnh quan tâm, tổ chức thường xuyên. Đối với các đơn vị hỗ trợ trong việc thực hiện giải phóng mặt bằng, thẩm tra, thẩm định của các cơ quan quản lý của cấp tỉnh, huyện cũng chưa được đào tạo, tập huấn về những chính sách, quy định của Dự án. Để hoàn thiện hệ thống dịch vụ hỗ trợ trong giai đoạn đến năm 2020, Chính quyền tỉnh Đắk Lắk cần thực hiện các giải pháp cụ thể
như sau:
- Tăng cường năng lực thực hiện các dự án sử dụng vốn vay ADB cho các đơn vị tư vấn trên địa bàn tỉnh bằng cách tổ chức tập huấn các quy định của ADB trong quản lý dự án, quản lý chất lượng công trình và thủ tục đấu thầu xây lắp, mua
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp