CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH
2.4. Thực trạng tổ chức thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2008 - 2014
2.4.1. Thực trạng chuẩn bị thực hiện Dự án
2.4.1.1. Thực trạng bộ máy tổ chức thực hiện Dự án
a) Thực trạng cơ cấu tổ chức thực hiện Dự án của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk:
Hình 2.1: Bộ máy tổ chức thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk
Hội đồng nhân dân tỉnh
Chủ tịch UBND tỉnh
Phó chủ tịch UBND tỉnh Phó chủ
tịch UBND tỉnh
Ban quản lý Dự án GDTHCS vùng
khó khăn nhất
Sở Xây dựng
Sở Nội vụ
Kho bạc nhà nước Sở
GD&ĐT
Sở
KH&ĐT
Sở Tài chính
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Bộ máy tổ chức thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk bao gồm sự tham gia của các cơ quan và nhiệm vụ của cụ thể
của từng đơn vị trong tổ chức thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn là:
* HĐND tỉnh:
- Thông qua nguồn ngân sách đối ứng của địa phương để thực hiện Dự án.
- Thực hiện công tác giám sát việc thực hiện kế hoạch tại địa phương để các nguồn đầu tư cho Dự án được sử dụng đúng mục đích, đúng nội dung, đúng đối tượng, đảm bảo kha thác, sử dụng hiệu quả và tránh thất thoát, lãng phí.
* Chủ tịch UBND tỉnh:
- Chỉ đạo các sở, ngành bố trí nguồn nhân lực, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện Dự án, thành lập Ban quản lý dự án tỉnh.
- Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo Ban quản lý Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của tỉnh, Kho bạc nhà nước, các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ.
- Phê duyệt kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn, phê duyệt ngân sách đối ứng địa phương.
- Chỉ đạo các sở, ngành thuộc bộ máy chính quyền tỉnh phối hợp thực hiện Dự án, chỉ đạo việc lồng ghép việc thực hiện Dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất với các dự án, chương trình khác trên địa bàn tỉnh để phát huy hiệu quả cao nhất.
- Tổ chức thực huy động, vận động các nguồn lực để thực hiện các chỉ tiêu của Dự án theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn chuyên môn của Bộ GD&ĐT, Ban quản lý Dự án Trung ương và các Bộ, ngành liên quan.
- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tại địa phương để các nguồn lực đầu tư cho cho Dự án được thực hiện đúng mục đích, đúng nội dung, đúng đối tượng, tránh thất thoát, lãng phí.
- Ủy quyền cho các Phó chủ tịch phụ thực hiện một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
* Phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực văn hóa – xã hội:
- Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo Sở GD&ĐT.
- Phê duyệt danh mục trường được đầu tư xây dựng, phê duyệt quyết định đầu tư, kế hoạch đấu thầu.
* Phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực văn hóa – xã hội:
- Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo Sở Xây dựng.
- Chỉ đạo kiểm tra, giám sát quản lý đầu tư, quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
* Ban quản lý Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của tỉnh được tổ chức theo cơ cấu ma trận:
Thực hiện Quyết định số 6333/QĐ/BGDĐT ngày 01/10/2007 của Bộ GD&ĐT về việc phê duyệt và quyết định đầu tư Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất sử dụng vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á, Công văn số 4311/BGDĐT-KHTC ngày 19/5/2008 của Bộ GD&ĐT về việc thành lập Ban quản lý Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất cấp tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có Quyết định số 1511/QĐ-UBND ngày 26/6/2008 về việc thành lập Ban quản lý Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của tỉnh. Thành phần của Ban quản lý Dự án tỉnh có 9 người, gồm: cán bộ, công chức của các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Xây dựng, trong đó Sở GD&ĐT đóng vai trò chủ đạo, Giám đốc Sở GD&ĐT làm Trưởng ban. Ban quản lý Dự án tỉnh có nhiệm vụ tham mưu UBND tỉnh về quản lý và điều hành Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất trên địa bàn tỉnh.
Sau khi được thành lập, Ban quản lý Dự án tỉnh đã ban hành quy chế hoạt động và phân công chức năng, nhiệm vụ của các thành viên Ban quản lý Dự án tỉnh tại Quyết định số 316/QĐ-GDĐT ngày 02/7/2008. Cụ thể các thành viên và chức năng nhiệm vụ của từng thành viên như sau:
- Trưởng ban quản lý Dự án - Giám đốc Sở GD&ĐT: Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc quản lý, điều hành Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất giai đoạn 2008-2014 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của Ban quản lý, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; quyết định những nội dung, kế hoạch để triển khai thực hiện Dự án hiệu quả.
- Ủy viên – Trưởng phòng tài chính hành chính sự nghiệp của Sở Tài chính:
chủ trì tham mưu việc cân đối, bố trí kế hoạch vốn nguồn chi thường xuyên hàng năm cho các hoạt động để thực hiện Dự án; căn cứ nhu cầu kinh phí chi thường xuyên hàng năm của Ban quản lý Dự án tỉnh, tham mưu lãnh đạo Sở Tài chính trình UBND tỉnh phân bổ vốn hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước để
thực hiện Dự án.
- Ủy viên – Trưởng phòng Văn hóa - Xã hội của Sở Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì tham mưu việc xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án; tham mưu cân đối, bố trí kế hoạch vốn đối ứng nguồn vốn đầu tư cho các dự án XDCB của Dự án; căn cứ nhu cầu và kế hoạch thực hiện Dự án hàng năm, tham mưu lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh bố trí đối ứng XDCB; tham mưu việc lồng ghép các hoạt
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
động của Dự án với các chương trình, dự án, kế hoạch của tỉnh để thực hiện Dự án đạt hiệu quả cao nhất, tránh chồng chéo giữa các dự án, chương trình.
- Ủy viên – Trưởng phòng tổ chức, biên chế của Sở Nội vụ: chủ trì tham mưu về nhân sự thực hiện Dự án thuộc bộ máy chính quyền tỉnh; căn cứ nhu cầu và kế hoạch thực hiện Dự án hàng năm tham mưu lãnh đạo Sở Nội vụ trình UBND tỉnh bố trí, điều động cán bộ thực hiện Dự án.
- Ủy viên – Trưởng phòng Kỹ thuật giám định của Sở Xây dựng: chủ trì tham mưu về công tác quản lý đầu tư XDCB của Dự án.
- Các ủy viên – Trưởng phòng kế hoạch - tài chính, Trưởng phòng giáo dục trung học, Trưởng phòng giáo dục thường xuyên, Kế toán trưởng và chuyên viên của Sở GD&ĐT: trực tiếp tham mưu về nhân sự, kế hoạch, nội dung, kinh phí thực hiện các hoạt động của Dự án trên địa bàn tỉnh; tham mưu lãnh đạo Sở GD&ĐT tổ chức thực hiện và chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các trường THCS triển khai thực hiện Dự án.
* Sở Nội vụ: tham mưu UBND tỉnh về cơ cấu bộ máy và nhân sự thực hiện Dự án của chính quyền tỉnh.
* Sở Kế hoạch và Đầu tư: tổng hợp kế hoạch, nhu cầu ngân sách tỉnh, thẩm định dự án đầu tư xây các công trình xây dựng, kế hoạch lựa chọn nhà thầu để trình UBND tỉnh phê duyệt; thanh tra, kiểm tra công tác lựa chọn nhà thầu thực hiện Dự án trên địa bàn tỉnh.
* Sở Tài chính, có nhiệm vụ: cân đối, đề xuất bố trí nguồn ngân sách địa phương để thực hiện Dự án; thẩm tra quyết toán vốn đầu tư các dự án đầu tư xây dựng.
* Sở Xây dựng: thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán các công trình xây dựng; thanh tra, kiểm tra các công tác quản lý dự án đầu tư, quản lý chất lượng công trình.
* Kho bạc nhà nước tỉnh: thực hiện chức năng kiểm soát chi trong việc tổ chức thực hiện Dự án.
* Sở GD&ĐT là đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của Dự án trên địa bàn tỉnh, có trách nhiệm:
- Xây dựng kế hoạch từng giai đoạn, kế hoạch hàng năm và tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn tỉnh trong cả giai đoạn và kế hoạch hàng năm.
- Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THCS ở các huyện vùng khó khăn nhất phối hợp và thực hiện Dự án theo các nội dung được phân cấp.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
- Tổ chức huy động và thực hiện lồng ghép các nguồn lực trên địa bàn tỉnh để thực hiện Dự án đạt hiệu quả cao nhất.
- Báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện Dự án với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Ban quản lý Dự án Trung ương.
- Chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các phòng GD&ĐT, trường THCS, các đơn vị có liên quan thực hiện các hoạt động của Dự án theo đúng tiến độ, kế hoạch, đúng qui định, đảm bảo chất lượng, phòng chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí.
Ngoài ra, các đơn vị trực tiếp thực hiện Dự án ở cấp huyện là các Phòng GD&ĐT và các trường THCS.
* Phòng GD&ĐT các huyện: Xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án trên địa bàn huyện; lựa chọn giáo viên có năng lực, kinh nghiệm của tại các trường THCS trên địa bàn để tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên cốt cán; tổ chức thực hiện công tác tập huấn, bồi dưỡng đại trà cho cán bộ quản lý và giáo viên các trường; tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền trên địa bàn huyện và thực hiện các hoạt động khác theo chỉ đạo của Ban quản lý Dự án tỉnh.
* Các trường THCS: tiếp nhận, bảo quản và khai thác sử dụng có hiệu quả các công trình xây dựng và thiết bị, tài liệu được đầu tư từ nguồn kinh phí của Dự án; tiếp nhận gạo và tổ chức nấu ăn cho học sinh ở nội trú; phối hợp với Ban quản lý Dự án tỉnh, Phòng GD&ĐT huyện các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng tại trường và các thôn, bản trên địa bàn xã.
Cơ cấu bộ máy tổ chức thực hiện Dự án của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk cơ bản đáp ứng về mặt số lượng, có sự tham gia của tất cả các sở, ngành liên quan. Tuy nhiên, chưa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, vai trò của các ủy viên trong Ban quản lý Dự án không thuộc Sở GD&ĐT chưa được đề cao, nhiệm vụ thực hiện Dự án chủ yếu giao cho Sở GD&ĐT. Do đó chưa phát huy được hết vai trò của Ban quản lý Dự án tỉnh.
b) Thực trạng nhân sự tổ chức thực hiện Dự án:
Nhân sự thực hiện Dự án đóng vai trò quyết định đến sự thực hiện thành công Dự án trên địa bàn tỉnh. Do đó, nhân sự thực hiện Dự án trên địa bàn tỉnh được Chính quyền tỉnh đặc biệt quan tâm. Cơ cấu về nhân sự chính thực hiện Dự án được thể hiện ở bảng 2.4 dưới đây:
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Bảng 2.4: Cơ cấu nhân sự chính tổ chức thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2008-2014
Cơ quan Tổng
số
Trình độ Trên
đại học Đại học Cao đẳng
Trung cấp
HĐND tỉnh 4 1 3
UBND tỉnh 9 3 6
Ban quản lý Dự án tỉnh 9 5 3 1
Sở Nội vụ 3 1 2
Sở Kế hoạch và Đầu tư 14 2 11 1
Sở Xây dựng 8 8
Sở Tài chính 11 11
Kho bạc nhà nước tỉnh 4 4
Sở Giáo dục và Đào tạo 22 11 10 1
7 Phòng Giáo dục và Đào tạo
của 7 huyện hưởng thụ Dự án 21 12 7 2
Nguồn: Ban quản lý Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất tỉnh Đắk Lắk Trong đó Sở GD&ĐT và các phòng GD&ĐT là các đơn vị chịu trách nhiệm chính trong tổ chức thực hiện các hoạt động của Dự án tại tỉnh.
- Nhân sự của Sở GD&ĐT: Để triển khai thực hiện các hoạt động của Dự án Sở GD&ĐT đã cử lãnh đạo và các cán bộ công chức của Sở có tổng số 22 người chịu trách nhiệm thực hiện, gồm Giám đốc và 01 Phó giám đốc Sở, các thành viên là các cán bộ, chuyên viên các Phòng: Giáo dục trung học, Kế hoạch – Tài chính, Giáo dục thường xuyên, Tổ chức, Văn phòng thuộc Sở GD&ĐT.
- Nhân sự của các phòng GD&ĐT các huyện thụ hưởng Dự án: Mỗi Phòng GD&ĐT của huyện hưởng thụ Dự án có 02 cán bộ tham gia thực hiện Dự án gồm 01 lãnh đạo Phòng GD&ĐT và 01 cán bộ phụ trách THCS.
Ngoài ra, tham gia thực hiện Dự án còn có các bộ, giáo viên khác của Sở
GD&ĐT, phòng GD&ĐT, các trường THCS, lãnh đạo và nhân viên của trung tâm học tập cộng đồng, cán bộ công chức của các cơ quan, đoàn thể trong bộ máy chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã theo sự chỉ đạo, phân công của UBND tỉnh.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện Dự án của Sở GD&ĐT đều là những người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong công tác tổ chức thực hiện Dự án, có kỹ năng quản lý, lập kế hoạch, kỹ năng phối hợp hoạt động.
Tuy nhiên, toàn bộ đội ngũ cán bộ thực hiện Dự án là những cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan nhà nước, thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách nên hạn chế nhiều về mặt thời gian và khó khăn trong việc bố
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
trí, sắp xếp công việc trong quá trính thực hiện Dự án.
2.4.1.2. Thực trạng lập kế hoạch tổ chức thực hiện Dự án
Các kế hoạch thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của tỉnh Đắk Lắk được lập tương đối đầy đủ, kịp thời dựa trên kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Ban quản lý Dự án Trung ương. Các kế hoạch thực hiện bao gồm kế hoạch thực hiện theo giai đoạn và kế hoạch thực hiện hàng năm. Theo kế hoạch chung của Ban quản lý Dự án Trung ương, Dự án được triển khai thực hiện làm hai giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 2008-2014, giai đoạn 2 từ năm 2015-2020.
* Kế hoạch thực hiện giai đoạn: Kế hoạch thực hiện Dự án của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk cũng được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 2008-2014 và giai đoạn 2 từ năm 2015-2020. Kế hoạch thực hiện giai đoạn 1 được lập năm 2008, kế hoạch thực hiện giai đoạn 2 được lập sau khi kết thúc giai đoạn 1.
Quy trình lập kế hoạch thực hiện Dự án giai đoạn được thể hiện như hình 2.2 sau:
Trình kế hoạch
Phối hợp xây dựng kế hoạch
Hình 2.2: Quy trình xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất giai đoạn 2008-2014 của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk
Ủy ban nhân dân tỉnh
Ban quản lý Dự án tỉnh Sở Tài chính Sở Kế hoạch và Đầu tư
UBND các huyện hưởng thụ Dự án
Phòng GD&ĐT các huyện hưởng thụ Dự án
Sở Giáo dục và Đào tạo
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Kế hoạch giai đoạn được thể hiện chi tiết kế hoạch thực hiện của từng hoạt động của Dự án do Chính quyền tỉnh Đắk Lắk chịu trách nhiệm thực hiện như: kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kế hoạch cung cấp thiết bị, kế hoạch đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cán bộ quản lý và giáo viên, kế hoạch hỗ trợ gạo và tổ chức bữa ăn cho học sinh, kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, kế hoạch ngân sách... Nội dung của các kế hoạch đã thể hiện rõ được mục tiêu, thời gian, số lượng, đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện, nhu cầu về nguồn lực, kinh phí và các giải pháp để thực hiện.
Mục tiêu kế hoạch thực hiện giai đoạn 2008-2014 được tổng hợp như bảng 2.5 dưới đây:
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp mục tiêu kế hoạch thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2008-2014
Số
TT Hoạt động Đơn
vị
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014 1 Đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất trường 6 10 3
2 Cung cấp thiết bị
2.1 Thiết bị đồ gỗ cho các trường được đầu tư xây dựng
trường 6 10 3
2.2
Thiết bị hỗ trợ ứng dụng CNTT cho Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT, trường THCS và trung tâm GDTX
đơn vị 101
2.3 Thiết bị hỗ trợ giảng dạy cho các trường THCS được đầu tư xây dựng
trường 6 10 3
3 Tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên (6
modul/3 đợt) modul 2.700 2.700 2.700
4 Hỗ trợ gạo và tổ chức nấu
ăn cho học sinh nội trú học
sinh 256 904 1.128 1.128
5 Tuyên truyền nâng cao
nhận thức của cộng đồng buổi 32 54
6
Tập huấn nâng cao năng lực lập kế hoạch, năng lực quản lý cho cán bộ quản lý của phòng GD&ĐT và hiệu trưởng các trường THCS
người 94 94 94
Nguồn: Ban quản lý Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất tỉnh Đắk Lắk
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp