CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH
2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục đào tạo của tỉnh Đắk Lắk
2.1.2. Giáo dục và đào tạo của tỉnh Đắk Lắk
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, chính trị - an ninh - quốc phòng được giữ vững và ổn định. Đặc biệt là thực hiện có hiệu qủa chương trình giảm nghèo, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
phát triển giáo dục và đào tạo, chương trình mục tiêu Quốc gia, các đề án, dự án đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Giáo dục và đào tạo của tỉnh Đắk Lắk đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển quy mô, mở rộng mạng lưới trường, lớp ở các cấp học, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong tỉnh và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo để nâng cao chất lượng giảng dạy, năng lực quản lý của cán bộ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, giảm thiểu học sinh bỏ học, nhất là học sinh dân tộc thiểu số và vùng khó khăn.
Bên cạnh những kết quả đạt được, giáo dục và đào tạo của tỉnh Đắk Lắk vẫn còn những hạn chế, điều kiện phát triển giáo dục và đào tạo còn nhiều khó khăn, khoảng cách về chất lượng giáo dục theo các chỉ số đánh giá của Bộ GD&ĐT giữa những khu vực khó khăn so với những khu vực có điều kiện thuận lợi trong tỉnh và giữa tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế phát triển còn lớn.
Theo số liệu thống kê giáo dục năm học 2014-2015, tổng hợp các chỉ số cơ bản về thực trạng giáo dục mầm non và phổ thông của Đắk Lắk như bảng 2.1
Bảng 2.1: Thực trạng giáo dục của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010-2014
Số
TT Nội dung Năm học
2011-2012
Năm học 2012-2013
Năm học 2013-2014
Năm học 2014-2015 I Giáo dục mầm non
1 Số trường 235 252 263 279
2 Số lớp 2.372 2.760 2.890 3.169
3 Số học sinh 79.371 80.843 83.489 88.584
4 Tỷ lệ huy động trẻ từ 3-
5 tuổi đến trường 71,9% 78,8% 81,8% 82,4%
5 Số trường đạt chuẩn
quốc gia 28 34 37 45
6 Số xã đạt phổ cập mầm
non cho trẻ 5 tuổi 24 63 130 164
II Giáo dục tiểu học
1 Số trường 417 422 422 422
2 Số lớp 7.191 7.080 7.131 7.580
3 Số học sinh 179.102 173.130 174.997 175.620
4 Tỷ lệ huy động học sinh
ra lớp 108,7% 108,3% 98,5% 98,6%
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
5 Số trường đạt chuẩn
quốc gia 126 152 163 170
6 Tỷ lệ học sinh lên lớp 97,9% 95% 97% 98%
7 Tỷ lệ học sinh bỏ học 0,16% 0,33% 0,24% 0,16%
8
Tỷ HS lớp 5 được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học
99,5% 99,3% 98,9% 99%
9
Tỷ lệ HS hoàn thành chương trình tiểu học được tuyển vào lớp 6
98,6% 99,0% 98,8% 98,9%
III Giáo dục THCS
1 Số trường 226 228 231 232
2 Số lớp 3.760 3.811 3.595 4.221
3 Số học sinh 139.844 131.886 128.138 124.467
4 Tỷ lệ huy động học sinh
ra lớp 84,1% 88,4% 87,0% 92,9%
5 Số trường đạt chuẩn
quốc gia 46 60 67 74
6 Tỷ lệ học sinh lên lớp 96,7% 99,1% 99,3% 99,8%
7 Tỷ lệ học sinh bỏ học 0,88% 0,67% 0,18% 0,14%
8 Tỷ HS lớp 9 được công
nhận tốt nghiệp THCS 96,8% 98,2% 98,4% 98,7%
IV Giáo dục THPT
1 Số trường 52 53 54 54
2 Số lớp 1.654 1.618 1.687 1.616
3 Số học sinh 71.521 71.514 68.919 65.016
4 Tỷ lệ huy động học sinh
ra lớp 53,3% 53,3% 53,4% 53,6%
5 Số trường đạt chuẩn
quốc gia 4 5 5 5
6 Tỷ lệ học sinh lên lớp 97,6% 98,4% 99,2% 99,6%
7 Tỷ lệ học sinh bỏ học 1,68% 1,05% 0,24% 0,21%
8 Tỷ học sinh lớp 12 tốt
nghiệp THPT 94,4% 93,00% 96,46% 84,53%
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo thống kê giáo dục các năm học 2011-2012, 2012- 2013, 2013-2014 và 2014-2015
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Từ số liệu thống kê giáo dục giai đoạn 2010-2014, có thể đưa ra một số đánh giá về thực trạng giáo dục và đào tạo của Đắk Lắk hiện nay như sau:
- Số lượng trường học hàng năm tăng, tỷ lệ học sinh/trường và lớp/trường giảm dần và đi vào ổn định là điều kiện thuận lợi để đổi mới phương pháp dạy học, yêu cầu về đổi mới chương trình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Mạng lưới trường học của tỉnh cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập, phù hợp với qui hoạch dân cư, qui hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 của địa phương. Các điểm trường tiểu học, mầm non tại các thôn, buôn cũng được xây dựng theo hướng kiên cố hóa đảm bảo thuận tiện cho học sinh đi học nhất là trong mùa mưa. Các lớp học mầm non ở vùng khó khăn được quan tâm đầu tư xây dựng để nâng tỷ lệ nhập học và bảo đảm tất cả trẻ 5 tuổi đều được ra lớp. Tuy nhiên vẫn chưa đạt so với kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2010-2015 và qui hoạch phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020.
- Tất cả các xã đều có trường tiểu học, tỷ lệ xã có trường THCS là 97,8%, tỷ lệ huyện có trung tâm GDTX là 93,3%, trường THPT được thành lập đến các cụm xã, tỷ lệ xã, phường có Trung tâm học tập cộng đồng 99,5%.
- Tỉnh đã hoàn thành phổ cập phổ cập THCS từ năm 2009, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi từ năm 2010, hiện có 89% xã, phường được công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và phấn đấu đến năm 2016 đạt 100% xã, phường đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
- Qui mô học sinh tăng mạnh ở cấp học mầm non, giảm dần và đi vào ổn định ở cấp học phổ thông. Điều này cho thấy, trong trong giai đoạn vừa qua tỉnh đã thực hiện có hiệu quả đề án phổ cập mầm non 5 tuổi. Đồng thời, dân số của tỉnh đã đi vào ổn định, không còn tình trạng tăng dân số cơ học đột biến như giai đoạn 2000-2010 do tình trạng di dân tự do từ các tỉnh khác đến.
- Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp ở các cấp học đều tăng so với các năm trước, đặc biệt là ở cấp học mầm non nhưng vẫn còn thấp so với bình quân của cả nước. Riêng tỷ lệ huy động học sinh ra lớp ở cấp học tiểu học năm 2013 và 2014 thấp hơn những năm trước, cho thấy cơ bản đã giải quyết được tình trạng học sinh nhập học sai độ tuổi.
- Chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh yếu, kém, học sinh bỏ học giảm giảm đáng kể, tỷ lệ tốt nghiệp, hiệu quả đào tạo các cấp học đều tăng, kết quả thi học sinh giỏi quốc gia nằm trong tốp đầu của khu vực miền trung Tây Nguyên nhưng vẫn còn thấp so với cả nước.
- Sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn vẫn còn lớn. Việc tuyên truyền, vận động người mù chữ ra học các lớp xóa mù
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
chữ được chú trọng nhưng vẫn còn gặp khó khăn nên tỷ lệ huy động vẫn chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ người mù chữ, tái mù chữ còn cao.
- Tỷ lệ phòng học/lớp còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu; tỷ lệ phòng học kiên cố còn thấp; phòng học bộ môn, phòng và thiết bị thí nghiệm thực hành còn thiếu nghiêm trọng, không đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình dạy học.
- Giáo viên ở cấp học mầm non còn thiếu, giáo viên ở cấp học phổ thông đã cơ bản đủ về số lượng nhưng còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy chưa cao.