CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH
2.4. Thực trạng tổ chức thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2008 - 2014
2.4.2. Thực trạng chỉ đạo thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk
2.4.2.1. Thực trạng truyền thông và tư vấn thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk
Để các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng nhân dân trong tỉnh hiểu về nội dung, mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất đối với sự phát triển giáo dục của tỉnh. Chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, hội thảo của ngành giáo dục, tổ chức lồng ghép các nội dung và mục tiêu của Dự án trong các báo cáo của ngàng giáo dục tại các cuộc họp của UBND, HĐND các cấp, trong báo cáo tổng kết năm học và triển khai nhiệm vụ năm học mới. Ví dụ như:
- Sở GD&ĐT đã đưa nội dung, mục tiêu và đánh giá về tầm quan trọng của Dự án trong báo cáo của ngành giáo dục tại kỳ họp HĐND tỉnh Đắk Lắk vào tháng 11 năm 2008. Tại các kỳ họp HĐND tỉnh trong những năm 2009-2014, trong báo cáo của Sở GD&ĐT luôn có đánh giá về tình hình và kết quả thực hiện Dự án.
- Trong báo cáo tại hội nghị tổng kết năm học và triển khai nhiệm vụ năm học mới hàng năm của Sở GD&ĐT đều có nội dung và kết quả thực hiện Dự án.
- Năm 2012, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình của tỉnh thực hiện phóng sự về hoạt động tổ chức bữa ăn cho học sinh tại Trường THCS Phạm Hồng Thái, huyện Ea Kar.
- Sở GD&ĐT cũng phối hợp với Báo đắk Lắk để đăng tải các bài viết, thông tin về Dự án, cụ thể: các số báo ra ngày 25/4/2012 với tiêu đề "Đắk Lắk: 78,8 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường THCS vùng khó khăn nhất" đã đưa các thông tin về hoạt động xây dựng cơ sở vật chất của Dự án, ngày 09/5/2012 với tiêu đề "Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất: rút ngắn khoảng các giữa các vùng" đã đánh giá những tác động rất tích cực của Dự án đối với GDTHCS ở những vùng khó khăn nhất của tỉnh, ngày 02/5/2012 có bài viết "Học sinh THCS nghèo được hỗ trợ gạo" đã nêu những hiệu quả thiết thực của hoạt động hỗ trợ gạo cho học sinh bán trú của Dự án, ngày 09/8/2014 đã có bài viết đánh giá về kết quả thực hiện giai đoạn 1 và giới thiệu về giai đoạn 2 của Dự án.
- Các hoạt động về khởi công, khánh thành công trình của Dự án; khai giảng, bế giảng các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên trong khuôn khổ
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Dự án thường xuyên được đưa tin trên website của Sở GD&ĐT.
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các phòng GD&ĐT và trường THCS tổ chức tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa của Dự án trong các buổi tuyên truyền trực tiếp tại các trung tâm học tập cộng đồng và các trường THCS. Chính vì vậy, công tác truyền thông và tư vấn thực hiện Dự án đã được Chính quyền tỉnh Đắk Lắk tổ chức thực hiện khá tốt, đa dạng về hình thức và trên phạm vi rộng từ lãnh đạo và cán bộ của chính quyền các cấp đến cộng đồng dân cư ở các thôn, buôn.
Qua các hoạt động truyền thông và tư vấn, lãnh đạo, cán bộ của chính quyền các cấp và người dân đã có những hiểu biết và nhận thức về mục tiêu, ý nghĩa và hiệu quả của Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất đối với sự phát triển giáo dục nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung. Từ đó tích cực tham gia phối hợp thực hiện Dự án và huy động được các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2008-2014 các hoạt động truyền thông, tư vấn của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk còn những hạn chế nhất định, đó là: chưa tổ chức các buổi truyền thông theo sự kiện ở cấp tỉnh; các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh chưa quan tâm đến công tác truyền thông trong giai đoạn đầu thực hiện mà chủ yếu đưa những thông tin đánh giá kết quả thực hiện và hiệu quả của Dự án; vai trò truyền thông của các tổ chức xã hội cũng chưa được trú trọng; cán bộ truyền thông trực tiếp đến người dân tại các thôn, buôn chủ yếu được tập huấn về các nội dung tuyên truyền về tầm quan trọng của giáo dục và phổ cập GDTHCS nên những hiểu biết tổng quan và các chính sách của Dự án còn hạn chế dẫn đến chất lượng hoạt động truyền thông trực tiếp đến người dân còn chưa cao.
2.4.2.2. Thực trạng triển khai các kế hoạch của Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk
Các kế hoạch thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được triển khai thông qua hệ thống các đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện Dự án của tỉnh và các đơn vị phối hợp thực hiện khác. Như đã nêu ở phần cơ cấu bộ máy tổ chức thực hiện Dự án thì đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện Dự án ở
cấp tỉnh là Sở GD&ĐT, ở cấp huyện là các phòng GD&ĐT và các trường THCS.
Các đơn vị phối hợp thực hiện là các sở, ngành cấp tỉnh, phòng, ban cấp huyện, chính quyền cấp xã, các cơ quan đoàn thể các cấp...
Thực trạng về kết quả thực hiện kế hoạch một số hoạt động chính của Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2008-
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
2014 cụ thể như sau:
- Hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường THCS: Trên cơ sở
kế hoạch tổng thể của Dự án và nguồn kinh phí được giao, Sở GD&ĐT đã lập kế hoạch và triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các công trình cho giai đoạn 2008- 2014 và kế hoạch thực hiện hàng năm làm cơ sở để triển khai thực hiện. Kết quả đầu tư xây dựng giai đoạn 2008-2014 do Sở GD&ĐT thực hiện như bảng 2.9 dưới đây:
Bảng 2.9: Kết quả thực hiện xây dựng các công trình thuộc Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2008-2014
Số
TT Công trình
Qui mô đầu tư Phòng
học
Phòng thư viện
Phòng thí nghiệm
Phòng NTHS
Phòng CVGV
Bếp nấu ăn
Nhà vệ sinh Đợt 1
1 Trường THCS Phan Đình
Phùng, huyện M'Đrắk 4 1 1 4 2 1 2
2 Trường THCS Lê Quí
Đôn, huyện Lăk 4 1 1 2 3 1 1
3 Trường THCS Hoàng
Văn Thụ, huyện Ea H'leo 4 1 1 3 3 1 1
4 Trường THCS Nguyễn
Du, huyện Krông Năng 6 1 14 6 1 2
5 Trường THCS Phạm
Hồng Thái, huyện Ea Kar 5 1 1 3 3 1 2
6 Trường THCS Lê Đình
Chinh, huyện Ea Suop 6 1 6 10 1 2
Đợt 2
7 Trường THCS Nguyễn
Trãi, huyện M'Đrắk 4 1 5 2 1 2
8 Trường THCS Nguyễn
Khuyến, huyện M'Đrắk 4 1 8 3 1 2
9
Trường THCS Hoàng Văn Thụ, huyện Krông Năng
6 1 12 3 1 2
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
10 Trường THCS Ea Lê,
huyện Ea Súp 6 1 14 5 1 2
11 Trường THCS Bế Văn
Đàn, huyện Ea Súp 4 1 10 3 1 2
12 Trường THCS Lý Tự
Trọng, huyện Ea Súp 4 1 12 3 1 2
13
Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, huyện Ea Kar
6 4 3 1 2
14
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Buôn Đôn
6 4 3 1 2
15
Trường THCS Trần Quang Diệu, huyện Buôn Đôn
6 4 5 1 2
16 Trường THCS Lê Hồng
Phong, huyện Buôn Đôn 6 4 2 1 2
Đợt 3
17 Trường THCS Phú Lộc,
huyện Krông Năng 8 14 1 1
18 Trường THCS Ea Da,
huyện Krông Năng 6 1 1
19 Trường THCS Trần
Hưng Đạo, huyện Ea Súp 10 1 1
Tổng cộng 89 4 12 139 59 19 33
Nguồn: Ban quản lý Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất tỉnh Đắk Lắk
* Cung cấp thiết bị: Kế hoạch cung cấp thiết bị được lập chủ yếu dựa trên cơ sở kế hoạch thực hiện đầu tư xây dựng và kế hoạch thực hiện các hoạt động về ứng dụng CNTT, kế hoạch đào tạo, bồi dương nâng cao năng lực quản lý, giáo viên. Do đó kết quả thực hiện kế hoạch cung cấp thiết bị cũng phụ thuộc vào kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng. Kết quả thực hiện như bảng 2.10 dưới đây:
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Bảng 2.10: Kết quả thực hiện cung cấp thiết bị Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2008-2014
Số TT Danh mục thiết bị Đơn vị Số lượng
1 Thiết bị cho các trường được đầu tư xây dựng
1.1 Bàn, ghế giáo viên phòng học bộ 89
1.2 Bàn, ghế học sinh phòng học bộ 1.780
1.3 Bảng chống lóa phòng học cái 89
1.4 Bàn thủ thư phòng thư viện bộ 4
1.5 Giá sách phòng thư viện cái 12
1.6 Bàn, ghế phòng thư viện bộ 40
1.7 Bàn, ghế thí nghiệm giáo viên bộ 12
1.8 Bàn, ghế thí nghiệm học sinh bộ 240
1.9 Bảng chống lóa phòng thí nghiệm cái 12
1.10 Tủ đựng dụng cụ thí nghiệm cái 24
1.11 Giường phòng nội trú học sinh cái 556
1.12 Tủ cá nhân cho học sinh nội trú cái 1112
1.13 Bàn, ghế phòng nội trú học sinh bộ 556
1.14 Giường phòng công vụ giáo viên cái 118
1.15 Tủ phòng công vụ giáo viên cái 118
1.16 Bàn, ghế phòng công vụ giáo viên bộ 118
1.17 Thiết bị nhà bếp bộ 19
2 Thiết bị hỗ trợ ứng dụng CNTT
2.1 Máy tính để bàn bộ 102
2.2 Máy in lazer cái 102
2.3 Modeml internet cái 102
3 Thiết bị hỗ trợ giảng dạy cho các trường được đầu tư xây dựng
3.1 Máy tính xách tay cái 19
3.2 Máy chiếu projecter cái 19
3.3 Máy chiếu vật thể cái 19
3.4 Màn chiếu 3 chân cái 19
3.5 Ti vi LCD 32 inch cái 19
3.6 Đầu đĩa DVD cái 19
3.7 Bộ tăng âm và loa bộ 19
3.8 Máy photocopy cái 19
3.9 Máy ảnh kỹ thuật số cái 19
3.10 Máy quay kỹ thuật số cái 19
Nguồn: Ban quản lý Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất tỉnh Đắk Lắk
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
* Hoạt động thí điểm hỗ trợ gạo và tổ chức bữa ăn cho học sinh nội trú: Theo thiết kế của Dự án, hoạt động thí điểm hỗ trợ gạo và tổ chức bữa ăn cho học sinh nội trú sẽ được thực hiện trong 4 năm học từ 2010-2014, tại các trường THCS được đầu tư xây dựng phòng nội trú học sinh. Sở GD&ĐT tổ chức mua và cung cấp gạo cho các trường THCS được Dự án đầu tư xây dựng phòng nội trú học sinh, các trường THCS tổ chức nấu ăn cho các em học sinh. Căn cứ các quy định của Dự án và kế hoạch đầu tư xây dựng, Sở GD&ĐT đã lập kế hoạch cung cấp gạo và tổ chức bữa ăn cho học sinh nội trú. Chi tiết về kết quả thực hiện hoạt động này được thể
hiện ở bảng 2.11 dưới đây:
Bảng 2.11: Kết quả thực hiện chương trình thí điểm hỗ trợ gạo và tổ chức bữa ăn cho học sinh nội trú của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2008-2014
Số TT Năm học Số trường thụ hưởng Số học sinh nhận hỗ trợ
1 2010-2011 6 255
2 2011-2012 15 840
3 2012-2013 16 1.032
3 2013-2014 0 0
Nguồn: Ban quản lý Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất tỉnh Đắk Lắk
* Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên các trường THCS: Trên cơ sở kế hoạch của Ban quản lý Dự án trung ương, Sở
GD&ĐT Đắk Lắk đã lập kế hoạch và tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên các trường THCS. Kết quả thực hiện của hoạt động này được thể
hiện ở bảng 2.12 dưới đây:
Bảng 2.11: Kết quả thực hiện tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên THCS thuộc Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2008-2014
Số TT Nội dung tập huấn Số giáo viên được tập huấn
1
Modul 1 "Đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS vùng khó khăn nhất" và modul 2
"Tư vấn nghề nghiệp, chăm sóc tâm lý và phát triển chuyên môn liên tục cho giáo viên THCS"
2.712
2
Modul 3 "Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và tài liệu bổ trợ" và modul 4
"Thực hành dạy học tích cực và đánh giá theo môn học"
2.733
3
Modul 5 "Ứng dụng CNTT trong lớp học và hệ thống hướng dẫn qua mạng" và modul 6 "Hỗ trợ dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp THCS"
2.802
Nguồn: Ban quản lý Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất tỉnh Đắk Lắk
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
* Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng: Theo kế hoạch, hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng được tổ chức tuyên truyền trực tiếp tại các trường THCS và các trung tâm học tập cộng đồng tại 07 huyện khó khăn của tỉnh. Tuy nhiên, khi thực hiện huyện Buôn Đôn đã không thực hiện hoạt động này. Để tăng hiệu quả của việc tuyên truyền và phù hợp với thói quen sinh hoạt, tập quán của các xã ở vùng sâu, vùng xa, các huyện đã tổ chức một số buổi tuyên truyền tại trung tâm sinh hoạt văn hóa của xã. Kết quả thực hiện hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng như bảng 2.13 dưới đây:
Bảng 2.13: Kết quả thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng thuộc Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2008-2014
Số
TT Nội dung Số buổi tuyên truyền % hoàn thành so với kế hoạch Kế hoạch Thực hiện
1 Tuyên truyền tực tiếp tại
các trường THCS 67 56 80,5
2 Tuyên truyền tực tiếp tại các
trung tâm học tập cộng đồng 19 14 73,7
3 Tuyên truyền tực tiếp tại các trung tâm sinh hoạt văn hóa xã
0 9
Nguồn: Ban quản lý Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất tỉnh Đắk Lắk
* Hoạt động nâng cao năng lực lập kế hoạch, năng lực quản lý cho cán bộ quản lý của phòng GD&ĐT và hiệu trưởng các trường THCS: Sở GD&ĐT với sự hỗ trợ của Ban quản lý Dự án trung ương đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực lập kế hoạch, năng lực quản lý cho cán bộ quản lý của các phòng GD&ĐT và hiệu trưởng các trường THCS tại 07 huyện hưởng thụ Dự án. Kết quả thực hiện như bảng 2.14 dưới đây:
Bảng 2.14: Kết quả thực hiện tập huấn nâng cao năng lực lập kế hoạch, quản lý cho cán bộ của phòng GD&ĐT và hiệu trưởng các trường THCS thuộc Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của tỉnh
Đắk Lắk giai đoạn 2008-2014
Số TT Nội dung tập huấn Số người tham gia
1 Quản lý trường THCS vùng khó khăn nhất 94 2 Lập kế hoạch phát triển trường THCS vùng khó
khăn nhất 99
3 Huy động nguồn lực, phát triển quan hệ với
cộng đồng của trường THCS vùng KKN 100
4 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và Chuẩn hiệu trưởng
THCS, phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên 100
Nguồn: Ban quản lý Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất tỉnh Đắk Lắk
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
2.4.2.3. Thực trạng vận hành ngân sách
Ngân sách thực hiện các hoạt động của Dự án chủ yếu từ nguồn vốn vay của ADB, nguồn ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh. Cơ chế quản lý các nguồn vốn thực hiện Dự án như sau:
- Nguồn vốn vay ADB:
Ban quản lý Dự án trung ương mở tài khoản cấp 1 tại một ngân hàng TMCP ở cấp trung ương do Ngân hàng nhà nước chỉ định và được ADB chấp thuận. Tài khoản cấp 1 dùng để thanh toán các khoản chi không quá 100.000 USD. Các khoản chi lớn hơn 100.000 USD sẽ do ADB trực tiếp thanh toán cho các nhà thầu. Sờ GD&ĐT mở tài khoản cấp 2 tại chi nhánh cấp tỉnh của ngân hàng TMCP mở tài khoản cấp 1 để tiếp nhận nguồn vốn do Ban quản lý Dự án trung ương cấp từ tài khoản cấp 1 và thanh toán các khoản chi cho các hoạt động tập huấn, tuyên truyền do cấp tỉnh, huyện, trường THCS thực hiện (không phân cấp quản lý tài chính đến cấp huyện). Riêng các khoản chi cho các hợp đồng xây lắp, mua sắm thiết bị và cung cấp gạo có giá trị nhỏ hơn 100.000 USD sẽ được Ban quản lý trung ương thanh toán trực tiếp cho các nhà thầu.
Kinh phí cấp từ tài khoản của ADB về tài khoản cấp 1 hoặc cấp trực tiếp cho các nhà thầu phải do Ban quản lý trung ương đề nghị và được Bộ Tài chính phê duyệt, kinh phí cấp từ tài khoản cấp 1 cho tài khoản cấp 2 hoặc cho các nhà thầu phải do Sở GD&ĐT đề nghị và có sự chấp thuận của kho bạc nhà nước cấp tỉnh. Sơ đồ quản lý nguồn vốn vay ADB được thể hiện như hình 2.3 dưới đây
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Trình đơn rút vốn.
Phê duyệt đơn rút vốn.
Dòng tiền.
Hình 2.3: Sơ đồ quản lý nguồn vốn vay ADB của Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất - Nguồn ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh: Hàng năm Sở GD&ĐT lập kế hoạch trình Ban quản lý Dự án trung ương tổng hợp trình Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính cấp (đối với nguồn ngân sách trung ương) và trình Sở KH&ĐT, Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh cấp. Ngân sách được cấp về tài khoản của Sở
GD&ĐT tại kho bạc nhà nước tỉnh và được quản lý thực hiện theo quy định của Luật ngân sách.
Các điều khoản và quy định về giải ngân nguồn vốn ADB đã được quy định chi tiết trong hiệp định được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và ADB, quy trình và thủ tục giải ngân được quy định chi tiết trong "cẩm nang hướng dẫn giải ngân vốn
Ban quản lý Dự án trung ương
Tài khoản cấp 1
Bộ tài chính ADB
Phòng GD&ĐT Sở GD&ĐT
Trường THCS
Tài khoản cấp 2 Các nhà thầu và các đơn vị cung
cấp dịch vụ Kho bạc
NN tỉnh
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp