CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN
3.3. Một số kiến nghị
3.3.3. Kiến nghị với Bộ GD&ĐT
- Tăng cường ban hành các văn bản đôn đốc, chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Dự án, trong đó nâng cao vai trò trách nhiệm của UBND tỉnh trong việc tổ chức thực hiện Dự án.
- Hàng năm tổ chức hội nghị với thành phần tham gia là lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan của các tỉnh để đánh giá kết quả thực hiện Dự án, biểu dương những đơn vị thực hiện tốt, đạt hiệu quả cao. Đồng thời để lãnh đạo các tỉnh trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện Dự án.
- Tiếp tục quan tâm đề xuất với ADB cho vay vốn triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển giáo dục cho các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, có đông đồng bào dân tộc thiểu số để nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc và những vùng khó khăn nhất, giảm bớt khoảng cách phát triển giáo dục giữa các vùng, các dân tộc.
- Quan tâm đề xuất với Quốc hội, Chính phủ tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục và đào tạo tỉnh Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh khó khăn nói chung bằng nguồn vốn ngân sách trung ương, trái phiếu Chính phủ, chương trình mục tiêu Quốc gia, đặc biệt là đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm, phòng tin học, ngoại ngữ, phòng công vụ giáo viên và nhà ở nội trú cho học sinh.
- Phối hợp với các bộ, ngành trung ương tham mưu với Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ cho học sinh, giáo viên ở những vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Như hỗ trợ học bổng, sách, vở, lương thực cho học sinh, các chế độ phụ cấp cho giáo viên...
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
KẾT LUẬN
Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển giáo dục của các tỉnh vùng khó khăn nói chung và của tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Trong giai đoạn 2008-2014, tỉnh Đắk Lắk đã đạt được những kết quả đáng kể
trong việc tổ chức thực hiện Dự án, điều kiện cơ sở vật chất của các trường THCS ở
những vùng khó khăn được cải thiện rõ rệt, chất lượng giáo dục không ngừng tăng lên.
Dự án cũng góp phần thu hút được con em các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, con em đồng bào DTTS đến trường, giảm đáng kể tỷ lệ học sinh bỏ học, làm thay đổi nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Để có được những kết quả đó, Chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã có sự quan tâm sát sao, có những biện pháp phù hợp và thiết thực trong việc tổ chức thực hiện Dự án.
Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk vẫn còn những hạn chế nhất định ở tất cả các khâu, từ khâu chuẩn bị đến công tác chỉ đạo thực hiện và giám sát, đánh giá sự thực hiện như đã phân tích ở phần trên.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành được các nội dung cơ bản sau:
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về tổ chức thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của chính quyền cấp tỉnh.
- Phân tích và đánh giá được thực trạng, xác định được điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những điểm yếu trong việc tổ chức thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2008-2014.
- Đề xuất được những giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk giai đoạn đến năm 2020 để tổ chức thực hiện Dự án có hiệu quả, đạt được những mục tiêu của Dự án và những mục tiêu chiến lược về phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn đến năm 2020.
Đồng thời, tác giả còn đưa ra những kiến nghị đối với Bộ GD&ĐT, Ban quản lý Dự án trung ương và UBND tỉnh Hải Dương nhằm đảm bảo việc thực hiện các giải pháp thực hiện Dự án tại tỉnh Đắk Lắk.
Bên cạnh những đóng góp nêu trên, đề tài luận văn vẫn còn một số hạn
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
chế đó là: các số liệu sử dụng chỉ dựa trên nguồn số liệu thứ cấp liên quan mà chưa tiến hành điều tra khảo sát thực tế, chưa thu thập ý kiến đánh giá khách quan về Dự án từ các đối tượng thụ hưởng. Hạn chế này có thể xem là hướng nghiên cứu tiếp theo một cách toàn diện, trên qui mô lớn về tổ chức thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất.
Trong quá trình nghiên cứu, do còn hạn chế về kiến thức, thời gian và nguồn thông tin, nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn từ các thầy cô giáo và những ý kiến đóng góp của toàn thể các bạn quan tâm đến đề tài nghiên cứu này để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin trân trọng cám ơn các thầy, cô Khoa khoa học quản lý, Viện Đào tạo sau đại học và Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Đặc biệt, xin trân trọng cám ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Tiến sỹ Nguyễn Thị Lệ Thúy để tác giả hoàn thành luận văn này.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp