Thực trạng giám sát và đánh giá sự thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Tổ chức thự`c hiện dự án giáo dục trung học cơ sở vùng khó khăn nhất của chính quyền tỉnh đăk lăk (Trang 83 - 90)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH

2.4. Thực trạng tổ chức thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2008 - 2014

2.4.3. Thực trạng giám sát và đánh giá sự thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk

2.4.3.1. Thực trạng xây dựng hệ thống thông tin phản hồi

Chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng được hệ thống thu thập và xử lý thông tin về tình hình triển khai thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất thông qua các báo cáo hàng tháng, quý, 6 tháng và báo cáo năm của các đơn vị thực hiện Dự án. Các báo cáo gồm: Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư hàng tháng, báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư 6 tháng và cả năm, báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc đầu tư theo quy định tại Nghị định số 113/2009/NĐ-CP của Chính phủ; báo cáo tình hình thực hiện dự án ODA hàng quý và năm theo bộ công cụ báo cáo AMT ban hành tại Quyết định số 803/2007/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm về quản lý chất lượng công trình theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BXD của Bộ Xây dựng.

Bên cạnh các báo cáo của Sở GD&ĐT và các đơn vị cấp dưới, thông tin về tổ chức thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn được thu thập qua báo cáo của các cơ quan phối hợp, như: báo cáo tổng hợp về giám sát đánh giá đầu tư, báo cáo về quản lý đấu thầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư;

báo cáo tổng hợp về quản lý chất lượng công trình của Sở Xây dựng; báo cáo kết quả giải ngân định kỳ của Kho bạc nhà nước; báo cáo, kết luận của Thanh tra tỉnh;

báo cáo giám sát của HĐND các huyện và HĐND tỉnh. Ngoài ra, thông tin cũng được thu thập qua các hoạt động kiểm tra thực tế tại các trường, qua các cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến tại các lớp tập huấn; trong các cuộc họp giao ban ngành giáo dục; tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND.

Để nắm bắt được tình hình triển khai thực hiện Dự án thường xuyên Sở

GD&ĐT đã ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị tư vấn báo cáo định kỳ hàng tháng về tiến độ, chất lượng, các vướng mắc và đề xuất giải pháp thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch và gửi kèm hình ảnh thực tế tại hiện trường; văn bản yêu cầu các phòng GD&ĐT báo cáo kết quả thực hiện tập huấn giáo viên sau khi kết thúc mỗi đợt tập huấn văn bản yêu cầu báo cáo định kỳ 6 tháng về tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của công

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

đồng; văn bản yêu cầu các trường THCS hàng năm báo cáo kết quả thực hiện, các vướng mắc khó khăn và đề xuất giải pháp thực hiện chương trình hỗ trợ gạo và tổ chức nấu ăn cho học sinh; văn bản yêu cầu các trường THCS báo cáo thực trạng khai thác sử dụng sử dụng công trình và thiết bị của Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất.

2.4.3.2. Thực trạng giám sát và đánh giá

* Về giám sát:

Theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và các yêu cầu của Ban quản lý Dự án trung ương, Chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện các hoạt động giám sát quá trình thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất trên địa bàn tỉnh.

- Hoạt động đầu tư xây dựng và cung cấp thiết bị:

Hoạt động đầu tư xây dựng và cung cấp trang thiết bị nhằm tăng cường cơ sở

vật chất cho các trường THCS của Dự án là hoạt động có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của Dự án, có tỷ trọng kinh phí lớn, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ dễ xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí, tham nhũng, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Do đó, đây cũng là hoạt động được Chính quyền tỉnh Đắk Lắk đặc biệt quan tâm trong hoạt động giám sát thực hiện. Chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng yêu cầu chủ đầu tư tuân thủ chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư 6 tháng và cả năm, chế độ báo cáo định kỳ về chất lượng công trình, báo cáo hàng quí về tình hình triển khai Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất theo bộ công cụ báo cáo AMT của Bộ KH&ĐT.

Đồng thời, Chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức các cuộc giám sát, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và toàn diện. Cụ thể như: Năm 2010, Sở Xây dựng đã thành lập đoàn kiểm tra việc quản lý chất lượng các công trình xây dựng của Dự án. Năm 2012, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát, đánh giá đầu tư Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công cụ giáo viên và các dự án ODA đầu tư cho ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012. Cũng trong năm 2012, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk đã thanh tra công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng của Sở GD&ĐT giai đoạn 2009-2011, trong đó có 6 công trình thuộc Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất. Năm 2013, Sở Xây dựng thanh tra công tác quản lý đầu tư, quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn 2009-2012 của Sở GD&ĐT, trong đó có 11 công trình thuộc Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất. Năm 2014, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động đấu thầu tại Sở GD&ĐT giai đoạn 2010-2014, trong đó có các công trình thuộc Dự án THCS

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

vùng khó khăn nhất. Ngoài ra, đội thanh tra xây dựng của các huyện thường xuyên kiểm tra chất lượng tại công trường.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư phối hợp với các đơn vị tư vấn và các phòng, ban của các huyện thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện và chất lượng công trình ở

tất cả các dự án đầu tư xây dựng, qua đó kịp thời tháo gỡ được những vướng mắc phát sinh và đôn đốc các đơn vị đảm bảo tiến độ thi công theo đúng kế hoạch. Vai trò giám sát của cộng đồng cũng được chú trọng, trước khi khởi công công trình, chủ đầu tư đều có văn bản thông báo về kế hoạch thi công, công khai các thông tin về công trình và hướng dẫn các địa phương thành lập ban giám sát cộng đồng theo quy định tại Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Hoạt động tập huấn nâng cao năng lực cán bộ quản lý và giáo viên:

Sở GD&ĐT cử cán bộ, là những người được tham gia các lớp tập huấn giáo viên nòng cốt do Ban quản lý Dự án trung ương tổ chức phối hợp với Thanh tra của Sở thường xuyên theo dõi và giám sát các lớp tập huấn tại địa phương, kiểm tra về sỹ số các lớp tập huấn, số lượng giáo viên tham gia đầy đủ 6 modul, nội dung chương trình tập huấn, trực tiếp trao đổi, lấy ý kiến học viên về chương trình tập huấn, chất lượng báo cáo viên, thời gian tổ chức. Sau mỗi đợt tập huấn, cán bộ theo dõi phải báo cáo về tình hình tổ chức tập huấn, tổng hợp ý kiến phản ánh của học viên để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.

- Hoạt động hỗ trợ gạo và tổ chức nấu ăn cho học sinh nội trú:

Theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và Ban quản lý Dự án trung ương, đây là chương trình thực hiện thí điểm, cần phải giám sát chặt chẽ, qua đó đánh giá được hiệu quả để đề xuất Chính phủ có các chính sách hỗ cho học sinh ở những vùng khó khăn nhất. Hàng năm Sở GD&ĐT thành lập ban giám sát thực hiện chương trình, thành phần gồm lãnh đạo và các cán bộ của Sở GD&ĐT, lãnh đạo các phòng GD&ĐT, lãnh đạo các trường THCS tham gia thực hiện. Ban giám sát đã trực tiếp đến các trường THCS kiểm tra về số lượng, chất lượng gạo được cung cấp, kiểm tra chất lượng bữa ăn cho học sinh ít nhất là 2 lần trong 3 tháng thực hiện/1 năm học.

Ngoài ra, cuối mỗi năm học, Ban quản lý Dự án trung ương cũng cử cán bộ phụ trách cùng với cán bộ của Sở GD&ĐT đến các trường kiểm tra, đánh giá hiệu quả của chương trình thông qua các chỉ số về mức độ chuyên cần và tiến bộ của các học sinh được hỗ trợ.

- Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng:

Sở GD&ĐT đã cử 1 cán bộ trực tiếp theo dõi, kiểm tra, giám sát về nội dung, hình thức tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng tại các trường

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

THCS và các trung tâm học tập cộng đồng, thường xuyên báo cáo về tình hình thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch.

Qua hoạt động giám sát của các cấp, các ngành đã phát hiện ra những sai sót, tồn tại và hạn chế trong tổ chức thực hiện Dự án. Những sai sót, tồn tại và hạn chế điển hình là:

- Trong quản lý dự án đầu tư xây dựng:

+ Hầu hết các dự án đầu tư xây dựng đều có những sai lệch trong việc lập dự toán; chất lượng một số hạng mục công trình chưa cao, đặc biệt là hạng mục phụ trợ (công trình vệ sinh, nhà bếp). Tiến độ thực hiện của tất cả các dự án còn chậm so với kế hoạch, trong đó có 03 dự án nhà thầu thi công chậm tiến độ so với hợp đồng (Trường THCS Nguyễn Du chậm 4 tháng, Trường THCS Phạm Hồng Thái và Trường THCS Lê Hồng Phong chậm 3 tháng). Còn xảy ra tình trạng lãng phí trong đầu tư, cụ thể là: sử dụng matit cho các công trình vệ sinh, nhà bếp, tường rào.

+ Một số dự án có sai sót trong quản lý đầu tư như: trong số 19 dự án thì có 13 dự án không có giấy phép xây dựng, 03 dự án khởi công trước khi có lệnh khởi công của chủ đầu tư; cả 19 dự án chủ đầu tư đều không thuê giám sát công tác khảo sát; 04 dự án chậm lập quyết toán dự án hoàn thành.

- Trong lĩnh vực đấu thầu: Chủ đầu tư chậm thông báo kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với tất cả các dự án; một số gói thầu tư vấn áp dụng hình thức chỉ định thầu còn thiếu sót về quy trình lựa chọn. Tỷ lệ tiết kiệm trong đấu thầu còn thấp (tỷ lệ tiết kiệm trung bình là 0,83% so với giá kế hoạch).

- Trong quản lý tài chính: Chủ đầu tư không thực hiện các thủ tục ghi thu, ghi chi đối với nguồn vốn vay và lập quyết toán theo niên độ ngân sách đối nguồn vốn đối ứng theo quy định. Một số dự án cơ quan tài chính giảm trừ khi phê duyệt quyết toán nhưng chủ đầu tư không thu hồi, nộp ngân sách kịp thời. Kế hoạch ngân sách lập chưa sát với nhu cầu thực tế, việc bố trí vốn và phân bổ vốn đối ứng của địa phương không kịp thời, dẫn đến còn tình trạng nợ đọng kéo dài.

- Về khai thác sử dụng công trình và thiết bị của Dự án: Tại một số trường THCS đã xảy ra tình trạng sử dụng công trình của Dự án không đúng mục đích, như: Trường THCS Hoàng Văn Thụ (huyện Ea H'leo), Trường THCS Lê Quý Đôn (huyện Lắk), Trường THCS Nguyễn khuyến (huyện M'Đrắk) sử dụng phòng học của Dự án làm phòng làm việc cho ban giám hiệu; Trường THCS Nguyễn Du (huyện Krông Năng), Trường THCS Ea Lê (huyện Ea Súp) sử dụng phòng nội trú học sinh làm phòng ở giáo viên, phòng thiết bị... Ý thức bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị tại một số trường cũng chưa được tốt, gây ra hư hỏng, xuống cấp. Một số

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

loại thiết bị như máy chiếu vật thể, máy quay kỹ thuật số chưa được các trường sử dụng thường xuyên, chưa phát huy hiệu quả cao.

- Hoạt động hỗ trợ gạo và tổ chức bữa ăn cho học sinh: Năm 2011 Trường THCS Lê Đình Chinh (huyện Ea Súp) và Trường THCS Hoàng Văn Thụ (huyện Ea H'leo) đã không tổ chức tập trung mà cấp gạo cho các học sinh tự nấu và mang về.

Năm 2012 Trường THCS Nguyễn Khuyến bảo quản gạo không tốt gây mốc, ảnh hưởng đến chất lượng gạo.

Các nguyên nhân chính của những sai sót, tồn tại và hạn chế trong tổ chức thực hiện Dự án của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk được xác định là (1) năng lực của các đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công, các đơn vị thẩm tra, thẩm định và đội ngũ cán bộ thực hiện Dự án còn hạn chế, (2) sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương với đơn vị thực hiện Dự án chưa tốt, (3) công tác truyền thông Dự án của Chính quyền tỉnh chưa đạt hiệu quả cao, (4) năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường THCS còn yếu.

Tuy nhiên, hoạt động giám sát của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2008-2014 chưa được thực hiện thường xuyên, chưa xây dựng được kế hoạch giám sát tổng thể và từng hoạt động của Dự án. Các cơ quan chức năng của tỉnh chủ yếu tập trung giám sát hoạt động đầu tư xây dựng và quản lý tài chính mà chưa chú trọng đến việc giám sát các hoạt động khác. Vai trò giám sát của các tổ chức xã hội và của người dân cũng chưa được đề cao.

* Về đánh giá:

Định kỳ 6 tháng một lần, Ban quản lý Dự án tỉnh tổ chức họp để đánh giá kết quả thực hiện Dự án. Từ báo cáo của các đơn vị thực hiện, kết quả giám sát của các cơ quan, Ban quản lý Dự án tỉnh đánh giá kết quả thực hiện của từng hoạt động Dự án. Các chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá là kết quả và tiến độ thực hiện các hoạt động của Dự án so với kế hoạch đề ra; năng lực hiệu trưởng thông qua việc xây dựng và quản lý kế hoạch phát triển trường THCS; năng lực giáo viên thông qua khả năng ứng dụng CNTT, chất lượng bài giảng, đổi mới phương pháp giảng dạy. Đánh giá các mặt được và chưa được, xác định nguyên nhân và đưa ra các biện pháp thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.

Kết thúc mỗi năm học, Sở GD&ĐT tổ chức đánh giá về chất lượng và hiệu quả giáo dục so với năm học trước thông qua các chỉ số về tỷ lệ học sinh giỏi, khá, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp. Đánh giá năng lực của cán bộ quản lý thông qua việc xây dựng và quản lý các kế hoạch của nhà trường; năng lực của giáo viên thông qua khả năng ứng dụng CNTT, chất lượng bài giảng và đổi mới phương pháp giảng dạy...

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Từ đó có thể đánh giá được những tác động của Dự án đối với giáo dục THCS tại những vùng khó khăn nhất.

2.4.3.3. Thực trạng điều chỉnh các hoạt động tổ chức thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất của Chính quyền tỉnh Đắk Lắk

Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án GDTHCS vùng khó khăn nhất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có những vấn đề phát sinh và vướng mắc, Chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã kịp thời điều chỉnh các hoạt động tổ chức thực hiện để đảm bảo đạt được các mục tiêu Dự án.

Về cơ cấu bộ máy tổ chức: Do sự luân chuyển và điều động cán bộ trong bộ máy Chính quyền tỉnh, nên thành phần Ban quản lý Dự án tỉnh cũng phải điều chỉnh cán bộ cho phù hợp, trong đó thay thế lãnh đạo và một số cán bộ Ban quản lý Dự án tỉnh đã chuyển sang lĩnh vực công tác khác bằng những cán bộ mới được bổ nhiệm, điều động phụ trách các lĩnh vực liên quan đến các hoạt động của Dự án.

Về kế hoạch và quy mô đầu tư xây dựng: Do số lượng học sinh và giáo viên của một số trường có sự thay đổi, điều kiện giao thông đi lại được cải thiện, có sự đầu tư từ các nguồn kinh phí của địa phương nên nhu cầu đầu tư xây dựng và trang thiết bị của các trường có sự thay đổi so với khi lập kế hoạch. Trước khi lập dự án đầu tư, Sở GD&ĐT đã rà soát nhu cầu thực tế và điều chỉnh quy mô đầu tư.

Hình thức quản lý: theo hướng dẫn của Dự án, hình thức quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình do Sở GD&ĐT là chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án, để

phù hợp với điều kiện nhân sự của Sở GD&ĐT, UBND tỉnh Đắk Lắk đã điều chỉnh sang hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án.

Về thời gian tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên: Theo kế hoạch ban đầu, hoạt động tập huấn nâng cao năng lực cán bộ quản lý và giáo viên gồm 6 modul được chia làm 6 đợt tập huấn trải đều trong năm học. Tuy nhiên, sau khi lấy ý kiến của các trường, đã điều chỉnh chương trình tập huấn chia làm 3 đợt, mỗi đợt 2 modul và tập trung tập huấn và giai đoạn kết thúc học kỳ 1 và nghỉ hè để

không làm ảnh hưởng đến kế hoạch giảng dạy của giáo viên.

Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng: Theo kế hoạch, các buổi tuyên truyền sẽ được tổ chức tại các trường THCS và các trung tâm học tập cộng đồng. Tuy nhiên, theo đề nghị của các địa phương, các phòng GD&ĐT đã tổ chức một số buổi tuyên truyền lồng ghép với các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại trung tâm sinh hoạt văn hóa của xã, thôn.

Hoạt động hỗ trợ gạo và tổ chức nấu ăn cho học sinh: Theo kế hoạch ban đầu, thời điểm hỗ trợ cho các trường do các trường lựa chọn theo thực tế về mùa vụ

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Tổ chức thự`c hiện dự án giáo dục trung học cơ sở vùng khó khăn nhất của chính quyền tỉnh đăk lăk (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)