CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BANCASSURANCE CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TUYÊN QUANG
2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tuyên
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh
2.1.3.1. Huy động vốn
Hoạt động huy động vốn được coi là một trong những thế mạnh của VietinBank Tuyên Quang so với các chi nhánh khác trên địa bàn. Trong giai đoạn 2018 – 2020, VietinBank Tuyên Quang đã tích cực đẩy mạnh hoạt động huy động vốn. Nguồn vốn huy động tại Chi nhánh liên tục tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,34%/năm. Năm 2018, nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 3.052 tỷ đồng. Đến năm 2019, nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 3.512 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 15,07%. Đến năm 2020, nguồn vốn huy động của chi nhánh tiếp tục tăng lên và đạt 3.920 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11,62%. Đánh giá chung về tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2018 -2020 ở mức thấp so với các năm trước. Nguyên nhân chính là do lãi suất ngân hàng xuống rất thấp. Dòng tiền của người dân đổ vào một số lĩnh vực khác như vàng, bất động sản, chứng khoán. Điều này đã khiến cho dòng tiền gửi vào ngân hàng bị chững lại.
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại VietinBank Tuyên Quang giai đoạn 2018 – 2020
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Nguồn vốn huy động (Tỷ
đồng) So sánh (%)
2018 2019 2020 2019/
2018
2020/
2019 Nguồn vốn huy động 3.052 3.512 3.920 15,07 11,62 Cơ cấu theo kỳ hạn
Không kỳ hạn 975 1.128 1.186 15,69 5,14
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12
tháng 1.332 1.466 1.584 10,06 8,05
Tiền gửi có kỳ hạn trên 12
tháng 745 918 1.150 23,22 25,27
Cơ cấu theo đối tƣợng
Tiền gửi dân cư 2.396 2.714 3.063 13,27 12,86
Tiền gửi TCKT 656 798 857 21,65 7,39
Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD của VietinBank, 2018 – 2020 Xét về kỳ hạn cho thấy, tiền gửi không kỳ hạn vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (trên 30% tổng nguồn vốn huy động). Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm tỷ lệ từ 10% - 43%). Riêng đối với tiền gửi dưới 12 tháng có tỷ trọng thấp nhất nhưng lại có xu hướng tăng dần về tỷ trọng. Tốc độ tăng trưởng đổi với nguồn vốn đạt trung bình 24%/năm.
Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng, nguồn huy động từ khu vực dân cư chiếm tỷ trọng lớn hơn so với khu vực tổ chức kinh tế. Từ năm 2014 đến 2016, tỷ trọng nguồn huy động từ khu vực dân cư lần lượt là 78,5%;
77,3% và 78,1%. Đây là kết quả của việc áp dụng mạnh mẽ các hoạt động marketing nhằm tạo hình ảnh tốt, giới thiệu rộng rãi các sản phẩm dịch vụ tiết kiệm của ngân hàng đến với các tầng lớp dân cư. Tiền gửi từ dân cư đa phần là tiền gửi
tiết kiệm do đó nó có tính ổn định cao, dễ sử dụng đối với ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần sử dụng tối ưu nguồn vốn này để đạt được hiệu quả cao nhất. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tập trung chủ yếu đối với tiền gửi của KBNN và các TCKT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Nhìn chung, công tác huy động vốn tại chi nhánh qua 3 năm được thực hiện khá tốt đảm bảo nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, mặc dù nền kinh tế của thành phố còn nhiều biến động, có tác động ảnh hưởng đến sự phát triển của các thành phần trong nền kinh tế, đã làm cho tỷ trọng của từng nguồn vốn thay đổi nhưng nhìn chung cơ cấu huy động khá hợp lý.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Trong giai đoạn 2018 – 2020, VietinBank Tuyên Quang đã rất quan tâm đến hoạt động cho vay. Đây là hoạt động đang mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho VietinBank. Để mở rộng quan hệ khách hàng và đẩy mạnh công tác tín dụng, đội ngũ cán bộ của ngân hàng đã chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng luôn quan tâm duy trì và củng cố lượng khách hàng truyền thống. Phong cách giao dịch của cán bộ tín dụng và chất lượng các sản phẩm tín dụng của chi nhánh đã tạo niềm tin và uy tín đối với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng cùng kinh doanh có hiệu quả. Dư nợ cho vay của Chi nhánh liên tục gia tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,62%/năm. Tổng dư nợ cho vay tăng từ 2.158 tỷ đồng (năm 2018) lên 2.885 tỷ đồng (năm 2020).
Xét về cơ cấu dư nợ cho vay cho thấy, dư nợ cho vay ngắn hạn đang chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh và có xu hướng tiếp tục gia tăng tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn trong giai đoạn 2018 – 2020. Cụ thể, năm 2018, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 65,9%, đến năm 2020 tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn tăng lên và đạt 68,8%.
Dư nợ cho vay đối với khách hàng tổ chức, doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu từ 1.300 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 60,2%) tăng lên 1.871 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 64,8%). Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và doanh nghiệp trung bình đạt 20%/năm.
Tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh diễn biến rất phức tạp và tương đối cao so với mặt bằng chung của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Cụ thể, năm 2018, tỷ lệ nợ xấu là 1,65%. Đến năm 2019, tỷ lệ dư nợ xấu đã giảm đi đáng kể và chỉ đạt 1,48%. Tuy nhiên, đến năm 2020, với những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch covid19 đã khiến cho nhiều doanh nghiệp, cá nhân giảm thu nhập, thậm chí là phá sản. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho tình hình nợ xấu tại chi nhánh có xu hướng gia tăng và đạt 1,86%.
Bảng 2.2. Tình hình tính dụng tại VietinBank Tuyên Quang giai đoạn 2018 – 2020 Đơn vị: Tỷ đồng, %
Tiêu chí
Dƣ nợ tín dụng (Tỷ đồng) So sánh (%) 2018 2019 2020 2019/
2018
2020/
2019
Dƣ nợ tín dụng 2.158 2.487 2.885 15,25 16,00
Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo thời hạn
Ngắn hạn 1.422 1.676 1.985 17,86 18,44
Trung và dài hạn 736 811 900 10,19 10,97
Cơ cấu theo đối tƣợng
Khách hàng cá nhân 858 912 1.014 6,29 11,18
Tổ chức, doanh nghiệp 1.300 1.575 1.871 21,15 18,79
Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,65 1,48 1,86
Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD của VietinBank, 2018 – 2020 2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong giai đoạn 2018 – 2020, kết quả hoạt động kinh doanh tại VietinBank Tuyên Quang nhiều khả quan. Tổng doanh thu hoạt động của chi nhánh gia tăng