CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm pháp luật về biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
Hoạt động ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng với nền kinh tế, nếu hoạt động này phát triển lành mạnh sẽ góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế đi lên, tuy nhiên nếu xuất hiện những bất ổn, rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng sẽ tác động xấu đến sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và pháp luật về biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng nói riêng là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một khái niệm khoa học nào đề cập pháp luật về biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay, vì vậy bằng những kiến thức của bản thân, em xin đưa ra khái niệm sau:
Pháp luật về biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay là tổng thể quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước về các biện pháp phòng ngừa RRTD trong hoạt động cho vay tại các NHTM, nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thế trong quan hệ cấp tín dụng cho vay tại NHTM.
1.2.2. Yêu cầu cơ bản của pháp luật về các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay, pháp luật về biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, pháp luật về biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại các NHTM cần đáp ứng những nhu cầu cơ bản về đường lối chính sách mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra, phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng
Xã hội Chủ Nghĩa. Bên cạnh đó, tuân thủ các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật ngân hàng nói riêng.
Thứ hai, pháp luật về biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay phải đúng mục đích mà phòng ngừa rủi ro tín dụng hướng tới, tuy nhiên không được mất đi yếu tố tự chủ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Thứ ba, pháp luật về biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay phải đảm bảo yếu tố hội nhập quốc tế. Việt Nam đã và đang là thành viên của các Tổ chức Quốc Tế lớn, tham gia các Hiệp định thương mại tự do toàn cầu, điều này việc các quy định pháp luật quốc gia trong đó pháp luật về ngân hàng và pháp luật về biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại đều phải tiệm cẩn chuẩn quốc tế, ví dụ như theo các khuyến nghị của Ủy ban Basel.
Thứ tư, pháp luật về biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay phải rõ ràng, minh bạch và có tính hiệu lực cao. Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy phạm pháp luật về phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay nằm ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, từ luật, nghị định, thông tư,…Các ngân hàng thương mại đã vận dụng các quy định này xây dựng nên các văn bản mang tính chất nội bộ khác nhau phù hợp với điều kiện kinh doanh của ngân hàng mình.
1.2.3. Nội dung của pháp luật về biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại
1.2.3.1. Các quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại
Các quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại được bao gồm các tỷ lệ sau đây: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn cấp tín dụng, tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn, tỷ lệ dự nợ cho vay trên tổng tiền gửi (LDR).
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR): Tỷ lệ an toàn tối thiểu là thước đo đánh giá độ an toàn vốn của ngân hàng. Đó là tỷ lệ vốn của các ngân hàng là tỷ lệ của tài sản có
rủi ro, nói cách khác, tỷ lệ tiền của chính nó với các khoản vay mà nó đã chuyển tiếp.
Đối với ngân hàng, một khoản vay là một tài sản trong khi tiền gửi là một khoản nợ.
Về phía tử số, có hai thành phần, vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Vốn cấp 1 bao gồm (vốn chủ sở hữu từ cổ đông + lãi/lỗ năm ngoái + mọi khoản dự trữ của ngân hàng + dòng vốn từ bất kỳ giao dịch bán tài sản + phát hành trái phiếu vĩnh viễn nào được thực hiện) và cấp 2 bao gồm bất kỳ vốn nào không thuộc định nghĩa cấp 1. Về phía mẫu số, các tài sản được phân loại theo rủi ro liên quan đến tất cả các tài sản. Trọng số rủi ro là một chức năng của nhận thức rủi ro mà ngân hàng có đối với các khoản vay cho các lĩnh vực khác nhau.
- Giới hạn cấp tín dụng: Giới hạn cấp tín dụng là giới hạn cấp tín dụng cho 1 khách hàng, 1 danh mục cho vay cụ thể. Quy định này mang tính áp chần tối đa hạn chế rủi ro cho vay quá tập trung vào 1 đối tượng khách hàng, 1 danh mục cho vay gây ra nguy cơ mất vốn hoặc chiếm dụng vốn.
- Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn: Các TCTD huy động vốn từ thị trường để cho vay. Trên thực tế các TCTD sẽ dụng một phần vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, điều này đáp ưng nhu cầu cho vay của NH. Tuy nhiên, lại gặp rủi ro có thể xảy ra nếu khách hàng muốn rút lại lượng tiền gửi ngắn hạn của họ với quy mô lớn và không báo trước rất có thể đẩy các NHTM đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Do đó, nhà nước cần quy định một tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn đảm bảo tình hình cụ thể của nền kinh tế, phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng.
- Tỷ lệ dự nợ cho vay trên tổng tiền gửi (LDR): (Loan to Deposit) là tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động, chỉ số được tính bằng cách lấy số dự nợ cho vay khách hàng để chia cho số vốn lưu động của ngân hàng. LDR là một trong các chỉ số quan trọng dùng để đánh giá mức độ an toàn của các ngân hàng.
Nếu LDR cao thì ngân hàng sẽ có khả năng sinh lời cao, tuy nhiên cũng có nhiều sự đánh đổi như rủi ro thanh khoản cao hơn. Tín dụng là tài sản sinh lời chính của ngân hàng những lại rất kém linh hoạt so với các tài sản khác. Ngân hàng có LDR tăng thì có thể giảm được nguy cơ rút tiền gửi đột ngột của các cá nhân, doanh nghiệp. LDR tăng giúp ngân hàng tránh được rủi ro
Đây được đánh giá là chỉ tiêu quan trọng thiết lập những giới hạn an toàn cho hoạt động cấp tín dụng, giảm nguy cơ mất vốn tạo nên một “cơ thể sống khỏe mạnh”
cho các NHTM, mà còn có ý nghĩa quan trọng bảo đảm thanh khoản của ngân hàng trong cả ngắn hạn và dài hạn, và là sự chuẩn hóa các quy chuẩn quốc tế vào hệ thống ngân hàng Việt Nam.
1.2.3.2. Các quy định về các trường hợp cấm cho vay và hạn chế cho vay của ngân hàng thương mại
Để hoạt động tín dụng được vận hành hiệu quả, rủi ro mất vốn được hạn chế xuống mức thấp nhất, các quy định cấm cho vay và hạn chế cho vay đã được các nhà làm luật xây dựng. Theo đó, các cá nhân trực tiếp tiến hành hoạt động quản trị ngân hàng thương mại hoặc những người có liên quan mật thiết đến người tiến hành hoạt động quản trị các NHTM sẽ bị cấm cho vay và hạn chế cho vay trong những trường hợp cụ thể mà pháp luật quy định. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cấm cho vay, hạn chế cho vay với những dự án liên quan đến những lĩnh vực nhất định, mà ngân hàng nhận thấy tiềm ẩn rủi ro mất vốn rất cao.
1.2.3.3. Các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng tín dụng
Để đảm bảo tốt hơn nữa công tác an toàn nguồn vốn, Ngân hàng Nhà Nước ban hành những quy định pháp luật yêu cầu các NHTM phải xác lập quỹ dự phòng RRTD các khoản vay. Việc trích lập dự phòng này, là sự tính toán dựa trên các khoản nợ, nhóm nợ nhất định của các khoản vay mà ngân hàng tính toán lượng dự phòng hơp lý nhằm đảm “tự bảo hiểm” cho chính ngân hàng với hoạt động cho vay, đồng thời là khắc phục nhanh chóng, và chủ động cho các khoản vay khi có nguy cơ mất vốn.
1.2.3.4. Các quy định bảo đảm quy trình cho vay
Cho vay là một nghiệp vụ kinh doanh mang tính chất quy trình của các NHTM.
Không đơn giản chỉ là việc chuyển giao nguồn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn, quá trình chuyển giao đó thực sự an toàn, hiệu quả, đảm bảo thực hiện đúng múc đích của hoạt động cấp tín dụng thì các NHTM phải thực hiện theo những quy trình nghiệp vụ chặt chẽ do các NHTM tự thiết kế. Tuy nhiên, các khâu trong quy trình cho vay dù có khác nhau ở từng ngân hàng thì chúng vẫn phải dựa trên nguyên tắc chung mà các
nhà làm luật xây dựng, nhằm bảo đảm tính chặt chẽ, hạn chế những nguy cơ mất vốn từ sai sót trong quy trình cho vay gây ra.
1.2.3.5. Các quy định về bảo đảm tiền vay
Mục tiêu hàng đầu mà các NHTM hướng đến khi cho khách hàng của mình vay vốn chính là mong khách hàng hoàn trả đúng cả vốn và lãi theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế không phải khách hàng nào cũng muốn hoặc có khả năng thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng tín dụng. Trong quá trình giao kết hợp đồng tín dụng – cho vay giữa NHTM và các khách hàng của mình.
Các biện pháp bảo đảm nhằm củng cố niềm tin giữa ngân hàng và khách hàng được thiết lập, có thể là uy tín, có thể là tài sản bảo đảm. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đó chính là “nguồn trả nợ thứ 2” bù đắp một phần nào đó thiệt hại mất vốn của ngân hàng, đồng thời cũng giúp khách hàng thanh toán một phần nào đó nghĩa vụ nợ của họ.
1.2.3.6. Các quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động cho vay
Để bảo đảm an toàn an toàn cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Vai trò của Ngân hàng nhà nước là vô cùng quan trọng, khi họ được Hiến Pháp trao cho quyền năng tối cao, vừa là NHTW của Chính phủ, vừa là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ - ngân hàng và ngoại hối. Chính vì vậy, NHNN có quyền đề ra và thi hành các quyết định xử phạt khi các hoạt động cho vay của các NHTM có sai phạm.
Bên cạnh đó, các hành vi gây mất an toàn trong hoạt động cho vay của NHTM gây hậu quả nghiêm trọng đã được hình sự hóa thành các hành tội phạm được Bộ luật hình sự quy định rõ ràng, chặt chẽ với các chế tài xử phạt nghiêm minh.
1.2.3.7. Các quy định về phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khác Ngoài các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng kể trên pháp luật đã yêu cầu các NHTM đã thiết lập hệ thống thông tin tín dụng; hệ thống quản trị rủi ro tín dụng chặt chẽ từ hội sở đến các chi nhánh, phòng giao dịch, đồng thời cũng quan tâm đến chất lượng nhân lực ngân hàng, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp – yếu tố then chốt nhất đảm bảo hạn chế rủi ro ngay trong chính nội bộ ngân hàng.
Kết luận chương 1
Trong kinh doanh nói chung và kinh doanh ngân hàng nói riêng, mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận luôn mang yếu tố khách quan. Nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay, các NHTM phải có sự xác định, đo lường và nhận diện rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó các biện pháp phòng ngừa rủi ro luôn được thiết lập sẵn sàng ứng phó với rủi ro có thể đã hiện hữu hoặc chưa hiện hữa trong hoạt động cho vay. Như vậy, hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động cấp tín dụng nói chung mới có thể tránh được thiệt hại.