Thực tiễn áp dụng các quy định về bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Pháp luật về biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đông hưng bắc thái bình (Trang 93 - 99)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI

2.3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT DỘNG CHO VAY TẠI NGAN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN ĐÔNG HƯNG – BẮC THÁI BÌNH

2.3.5. Thực tiễn áp dụng các quy định về bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng

Trên cơ sở quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay, Agribank đã ban hành và thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo đảm tiền vay góp phần quan trọng phòng ngừa rủi ro tín dụng như:

Số thứ tự Năm ban hành Tên văn bản

1 2014 Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày

15/1/2014 của Hội đồng thành viên về việc ban hành quy định giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và các quyết định sửa đổi kèm theo: QĐ 407/QĐ-HĐTV-HSX ngày

13/5/2014; QĐ 825/QĐ-HĐTV-HSX ngày 30/10/2015.

2 2014 Quyết định số 8298/NHNo-HSX ngày

8/12/2014 của Tổng giám đốc về xử lý tài sản bảo đảm.

3 2016 Quyết định 305/QĐ-HĐTV-TD.

4 2021 Quyết định 177/QĐ-NHNo-TD ngày 8 tháng 2

năm 2021 về quy trình đảm bảo cấp tín dụng.

Trong quyết định 177/QĐ-NHNo-TD ngày 8 tháng 2 năm 2021 về quy trình đảm bảo cấp tín dụng, Agribank đưa ra quy định cụ thể về một số loại tài sản bảo đảm, một số nội dung về giao dịch bảo đảm như thẩm định tài sản, xác định giá tài sản bảo đảm, hồ sơ giao dịch bảo đảm, quản lý tài sản bảo đảm; Xử lý tài sản bảo đảm, trình tự xử lý tài sản bảo đảm, và danh mục phụ lục đi kèm quy định các biểu mẫu biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm, các biểu mẫu hợp đồng về giao dịch bảo đảm.

Trong quá trình thực hiện hoạt động cho vay, Agribank chi nhánh Đông Hưng tuân thủ những quy định về bảo đảm cấp tín dụng mà pháp luật, cũng như quy định nội bộ được Hội đồng thành viên ban hành.

Tuy nhiên, trên thực tế có xảy ra sự việc đến từ yếu tố khách quan và chủ quan khiến cho Agribank chi nhánh huyện Đông Hưng đã phải đối mặt với rủi ro liên quan đến tài sản bảo đảm. Điển hình như vụ việc giữa liên quan đến xác định tài sản bảo đảm và giá trị tài sản bảo đảm ngày 01/2/2021 của ngân hàng với khách hàng Nguyễn Thị H như sau:

Ngày 01/1/2021, bà Nguyễn Thị H có đến Agribank chi nhánh huyện Đông Hưng vay một khoản tiền trị giá 700 triệu để phục vụ kinh doanh vật liệu, thiết bị vệ sinh, nhà bếp. Cán bộ tín dụng tiến hành các nghiệp vụ theo đúng quy trình nhận thấy hộ kinh doanh nhà bà H có thời gian kinh doanh 10 năm, lượng khách hàng khá nhiều đến từ chính nơi bà kinh doanh cũng như các xã lân cận. Để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bà thế chấp quyền xử dụng đất là tài sản riêng của bà, quá trình xác minh thấy đất không có tranh chấp, có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp. Tuy nhiên, đến khâu thẩm định, cán bộ tín dụng đã phát hiện ra trong mảnh đất để vừa ở vừa kinh doanh ấy có một mộ phần của cụ tổ (chưa xác định có đúng là mộ thực sự hay không, tuy nhiên có xây dựng với kết cấu ngôi mộ và có bia ghi rõ: Mộ Tổ gia đình họ X) nhà bà H năm phía sau vườn cạnh nhà Thờ gia đình bà H, mà bà H không hề nhắc tới. Thông tin này được cán bộ thẩm định thu thập bởi hội trưởng hội phụ nữ xã Đông X, nơi bà H cư trú. Theo quy định nội bộ của Agribank thì đối với trường hợp này không nằm trong danh mục tài sản không nhận làm tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật. Rõ ràng đây chính là vướng mắc bởi xét về quy định thì mảnh đất này hoàn toàn đủ điều kiện trở thành tài sản thế chấp (phụ lục 01/PL/TSBĐ), tuy nhiên xét về tình thanh khoản của tài sản thì đây là tài sản có rủi ro cao, gây khó khăn trong quá trình phát mại nếu bà H không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ. Sau đó, hội đồng tín dụng Agribank chi nhánh huyện Đông Hưng, đã quyết định thỏa thuận với bà H chỉ nhận bảo đảm quyền sử dụng đất với diện tích đất sử dụng để bà kinh doanh (phía mặt tiền) đồng thời giảm giá trị khoản vay. Tuy quá trình thỏa thuận với khách hàng gặp nhiều khó khăn, nhưng bằng kinh nghiệm làm việc lâu năm, bà H đã chấp thuận.

Kết luận: Qua vụ việc này, thiết nghĩ Agribank nên có quy định cụ thể hơn nữa về tài sản bảo đảm như tài sản là quyền sử dụng đất, tuy nhiên trên mảnh đất có nhà thờ, hoặc từ đường gia đình nên là tài sản không nhận làm tài sản bảo đảm vì tính thanh khoản trên thực tế không cao.

2.3.6 Thực tiễn các hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khác tại Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Đông Hưng

2.3.6.1. Xây dựng hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại tại chi nhánh Agribank huyện Đông Hưng

a. Ban hành quy định về xây dựng Xây dựng hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại

Agribank xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro và giám sát của quản lý rủi ro cấp cao. HĐTV đã thành lập 04 ủy ban, trong đó: Ủy ban quản lý rủi ro (Quyết định số 853/QĐ-HĐQT-TCCB ngày 30/6/2006),Ủy ban nhân sự (quyết định 125/QĐ-HĐTV- TCTL ngày 26/02/2014); Ủy ban chính sách (Quyết định số 34/QĐ-HĐTV-TCTL ngày 27/01/2015); Ủy ban đầu tư (Quyết định số 781/QĐ-HĐTV-UBCS ngày 15/8/2017).

Năm 2019, HĐTV ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của các ủy ban trong đó có quy chế hoạt động của Ủy ban quản lý rủi ro phù hợp với quy định của pháp luật. Trong đó thành lập mới các đơn vị ở Trụ sở chính như Hội đồng rủi ro, Hội đồng ALCO, Hội đồng quản lý vốn) và ban hành các quy định quy chế tổ chức và hoạt động để thực hiện tham mưu cho TGĐ giám sát các cá nhân, bộ phận có liên quan trong quản lý rủi ro, quản lý vốn, quản lý tài sản nợ/có. Theo đó mô hình quản lý rủi ro được Agribank xây dựng tuân thủ theo thông tư số 02/2013.

Để đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của NHNN (thông tư 36/2014/TT- NHNN ngày 20/11/2014, thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016, thông tư 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 và thông tư 16/2018/TT-NHNN), các thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro, tiến tới tuân thủ chuẩn mực về vốn Basel II, và thực trạng của Agribank, hội đồng thành viên đã ban hành quyết định số 407/QĐ- HĐTV-TKDB ngày 30/6/2015 quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn; Quyết định số 1188/QĐ-HĐTV-KHNV ngày 15/11/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết

định số 407/QĐ- HĐTV-TKDB ngày 30/6/2015 quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn.

b.Cơ cấu hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Đông Hưng

Tại Agribank chi nhánh Đông Hưng- Bắc Thái Bình (chi nhánh loại II), bộ máy tổ chức của chi nhánh như sau: phòng kế toán ngân quỹ, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng kiểm toán & kiểm soát nội bộ, phòng dịch vụ khách hàng & marketing, phòng tổng hợp- nhân sự. Mô hình tổ chức này phù hợp với quy định của pháp luật ngân hàng và quyết định nội bộ về cơ cấu tổ chức của Agribank. Mỗi phòng ban thực hiện chức năng khác nhau: kinh doanh, giám sát, hậu kiểm. Điều này đảm bảo cho hoạt động cho vay được đảm bảo an toàn.

2.3.6.2 Tuân thủ thanh tra, giám sát của Cơ quan thanh tra, giám sát thuộc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Bình

Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Đông Hưng - Bắc Thái Bình chịu sự thanh tra, giám sát của Cơ quan thanh tra, giám sát thuộc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Bình (sau gọi tắt là cơ quan Thanh tra, Giám sát) và luôn có thái độ tích cực tạo điều kiện cho các cán bộ thanh tra thực hiện hoạt động thanh tra theo đúng thẩm quyền của họ.

Dù thực tế trong quá trình hoạt động chi nhánh chưa có vi phạm để xử lý hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, cùng nằm trong hệ thống Agribank có nhiều chi nhánh vi phạm các quy định về cho vay sai hạn mức, sai thẩm quyền,…phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đơn cử như trường hợp của chi nhánh Agribank huyện S, tỉnh Lạng Sơn. Nội dung vụ việc như sau: Bà Nguyễn Kim C (nguyên là giám đốc Agibank chi nhánh huyện S, tỉnh Lạng Sơn), bà Nguyễn Thị H1 ( nguyên phó trưởng phòng kế hoạch kinh doanh, Agibank chi nhánh huyện S, tỉnh Lạng Sơn) đã cho vay sai hạn mức đối với Công ty L4, nhận tài sản bảo đảm chứa nhiều rủi ro sai quy định của Agribank, không thực hiện đúng quy trình tín dụng trên IDCAS,…dẫn đến hậu quả làm thất thoát nợ gốc 11.760.000.000 đồng và nợ lãi 14.987.600 đồng. Từ ví dụ trên đã cho ta thấy

không phải pháp luật hay quy định nội bộ ngân hàng có vấn đề, mà vấn đề ở đạo đức người lãnh đạo chi nhánh, đến các nhân viên dẫn đến hậu quả nghiêm trọng này.44 2.3.6.3. Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng

Ngân hàng Agribank đã hoàn thành xây dựng hệ thống thông tin tín dụng nội bộ IPCAS. Agribank thường xuyên có những văn bản chỉ đạo đến chi nhánh về cập nhật thông tin khách hàng, chuẩn hóa giữ liệu đầu vào thông tin khách hàng để phục vụ công tác quản lý, chấm điểm tín dụng khách hàng; thực hiện tốt qui định thông tin tín dụng của NHNN . Định kì ngày thứ 10 hàng tháng, hệ thống đưa ra cảnh báo với khách hàng nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu, phân tích thông tin có liên quan đến những khách hàng có dư nợ lớn, chấm điểm, xếp hạng chưa chính xác, khách hàng vay liên chi nhánh, cảnh báo với số khách hàng có tiềm ấn rủi ro cao; thu thập và cập nhập các thông tin về nhóm nợ cao hơn tại các TCTD khác theo thông tin báo cáo tại CIC để các chi nhánh phối hợp với các TCTD khác và khách hàng xử lý nợ và giảm nợ xấu.

Tuy nhiên, hệ thống IPCAS khi vận hành gặp một vài hạn chế, nguyên nhân lại đến chính từ lập trình hệ thống chưa thực sự hiện đại, cán bộ ngân hàng sử dụng hệ thống chưa chủ động thu thập và phân tích lại thông tin. Thực tế là khi một khách hàng giao dịch tại hai chi nhánh khác nhau trong địa bàn cùng một tỉnh, sử dụng thông tin khác nhau mà hệ thống IDCAS chưa kiểm tra và phát hiện được.

Minh chứng thực tế là khách hàng sử dụng căn cước công dân để mở tài khoản giao dịch tại Agribank chi nhánh huyện Quỳnh Phụ- Bắc Thái Bình, hệ thống IDCAS có thông tin như sau: Họ và tên: Trần Đức K, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, Căn cước công dân,….số tài khoản: 03406XXXXXX765. Sau đó có vay tại Agribank chi nhánh huyện Quỳnh Phụ- Bắc Thái Bình, món nợ thuộc nợ nhóm 2, đã cập nhật trên IDCAS. Tại Agribank chi nhánh huyện Đông Hưng- Bắc Thái Bình, ông này dùng chứng minh thư nhân dân( còn hạn sử dụng) để mở tài khoản, làm hồ sơ vay vốn tại đây. Giao dịch viên hỗ trợ khách hàng mở tài khoản, trên hệ thống cập nhật các thông tin khách hàng: Số tài khoản: 03405XXXXXX080, họ và tên: Trần Đức K, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, chứng minh nhân dân (còn hiệu lực sử dụng),….với lịch sử giao dịch vay vốn không có. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng Agribank chi nhánh Đông

44 Xem bản án số 06/2018/HS-ST của Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn ngày 29/2/2018

Hưng, Bắc Thái Bình khi tiến hành các biện pháp thẩm định về nhân thân đã kip thời phát hiện ra sự việc này. Tuy món nợ nhóm 2 tại chi nhánh huyện Quỳnh Phụ không phải nợ xấu, nhưng rủi ro trong tương lai có thể món này trở thành nợ xấu thì không ai lường trước được. Do đó, việc điều chỉnh thông tin khách hàng để trách những rủi ro bất lợi về bất cân xứng thông tin là hoàn toàn hợp lý, cấp thiết.

Agribank luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện nhằm mục đích liên kết tạo thành tổ vay vốn, cánh tay nối dài của Agribank đến người dân để gần dân, hiểu dân đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân. Đồng thời cũng chính các tổ vay vốn tại các xã sẽ hỗ trợ ngân hàng trong hoạt động thẩm định thông tín khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro bất cân xứng thông tin trong hoạt động cho vay.

Kết luận chương 2

Những quy định của pháp luật hiện nay đã góp phần quan trọng, góp phần tạo ra một khung pháp lý để phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay. Nó đã góp phần giải quyết được nhiều tồn tại, hạn chế của qui định pháp luật trước đó, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại có thể áp dụng dễ dàng hơn.

Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Đông Hưng, Bắc Thái Bình đã thực hiện tuân thủ những quy định về phòng ngừa rủi ro tín dụng khá tốt. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng quy định pháp luật nói chung và quy định nội bộ nói riêng đã gặp phải không ít khó khăn, chính vì vậy pháp luật phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay cần hoàn thiện hơn nữa.

Một phần của tài liệu Pháp luật về biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đông hưng bắc thái bình (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)