CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI
2.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.2.5. Các quy định bảo đảm tiền vay
Theo định 178/199/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 về bảo đảm tiền vay, thì bảo đảm tiền vay là việc các tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý thu hồi được nợ cho khách hàng vay. Có thể nói các biện pháp bảo đảm chính là công cụ thu hồi nợ hữu hiệu cho các NHTM, là nguồn trả nợ thứ 2 của ngân hàng.Trên thực tế, không có vản bản nào quy định các biện pháp bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên, do bảo đảm tiền vay là một trong trường hợp của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nên các quy định về bảo tiền vay được sử dụng chính là các quy định về giao dịch bảo đảm trong dân sự.
Các quy định về giao dịch bảo đảm được điều chỉnh bởi các quy định như sau:
Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2017; Nghị định 163/2006/
NĐ-CP về giao dịch bảo đảm nay thay thế bằng Nghị định 21/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2021 về quy định thi hành Bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ( sau gọi tắt là nghị định 21/2021)
Thứ nhất là chủ thể của giao dịch bảo đảm.
Giao dịch bảo đảm là một giao dịch dân sự vì vậy chủ thể có giao dịch bảo đảm yêu cầu phải đảm bảo phải có năng lực dân sự, bao gồm năng lực pháp luật dân sự của cá nhân và năng lực hành vi dân sự.
Thứ hai là tài sản được bảo đảm tiền vay.
Tài sản bảo đảm tiền vay được liệt kê, phù hợp với những quy định của pháp luật dân sự. Đồng thời, điều kiện để một tài sản trở thành tài sản bảo đảm cũng quy định rõ ràng. “Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu; Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được; Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai; Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm”40. Ngoài ra, quy định về tài sản bảo đảm có thể sử dùng tài sản của người khác để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nếu chủ sở hữu tài sản và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận, đồng thời đối với những tài sản ở trường hợp này
40 xem điều 295 Bộ luật dân sự 2015
được phép áp dụng quy định về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản tại khoản 3 điều 4 nghị định 21/2021.
Giá trị tài sản bảo đảm được quy định tại khoản 4 điều 295 bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể như sau: “Giá trị tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng giá trị nghĩa vụ được bảo đảm”. Tuy nhiên trên thực tế, các khoản vay đều yêu cầu giá trị tài sản bảo đảm bằng hoặc lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. Điều này đảm bảo hạn chế rủi ro liên quan đến giá trị tài sản bảo đảm bi giảm sút giá trị, hoặc giá trị nhỏ hơn giá trị khoản vay sẽ giảm đi tính trách nhiệm trả nợ với ngân hàng của khách hàng.
Thứ ba là quy định về các biện pháp bảo đảm bao gồm: cầm cố tài sản; thế chấp tài sản; đặt cọc, kí cược; ký quỹ; bảo lưu quyền chủ sở hữu; bảo lãnh; tín chấp;
cầm giữ tài sản. Đối với quan hệ cho vay, các biện pháp bảo đảm bao gồm cầm cố tài sản, thế chấp, bảo lãnh. Tuy nhiên, trên thực tế đối với các khoản vay tại các NHTM, các biện pháp bảo đảm được sử dụng nhiều nhất chính là cầm cố tài sản và thế chấp tài sản bởi hai biện pháp này xuất hiện tài sản bảo đảm, niềm tin của ngân hàng với khách hàng cũng như trách nhiệm của khách hàng với khoản vay sẽ tăng lên gấp bội.
- Cầm cố tài sản là việc khách hàng sẽ giao quyền sở hữu tài sản của mình ngân hàng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Lúc này, dường như ngân hàng đã nắm đằng chuôi khi thực sự nắm trong tay tài sản thế chấp trong thời gian nhất định. Đồng thời, ngân hàng và khách hàng phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ nhất định.
- Thế chấp tài sản là việc khách hàng dùng tài sản thuộc sở hữu của mình bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho ngân hàng. Thế chấp tài sản trong trường hợp này chủ yếu là thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc thế chấp tài sản như máy móc, dây chuyền sản xuất, phương tiện như tàu biển, tàu sông,…
Đồng thời để đảm bảo việc thực hiện biệ pháp bảo đảm thế chấp tài sản thì các bên cũng phải thực hiện quyền và nghĩa vụ mà pháp luật qui định.
Thứ tư là các quy định về hình thức giao dịch bảo đảm: Giao dịch bảo đảm phải được xác lập thành văn bản và được công chứng chứng thực theo quy định của bộ luật dân sự hiện hành. Quy định này đảm bảo độ an toàn, tránh rủi ro bởi chỉ những giao dịch được xác lập bằng văn bản và được công chứng, chứng thực mới có độ tin
cậy cao và khi có tranh chấp xảy ra thì tính xác thực của nó sẽ tránh khỏi những rủi ro nhất định.
Thứ năm là các quy định về đăng kí giao dịch bảo đảm: Vấn đề đăng kí giao dịch bảo đảm là một vấn đề vô cùng quan trọng. Bởi quy định sẽ bảo vệ hợp đồng cho vay trong trường hợp xác định thứ tự ưu tiên thanh toán trong trường hợp tài sản bảo đảm bảo đảm cho thực hiện nhiều nghĩa vụ. Hiện nay thủ tục đăng kí giao dịch bảo đảm vô cùng thuận tiện có thể đăng kí trực tiếp hoặc đăng kí trực tuyến.
Thứ sáu là các quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán được quy định tại điều 308 bộ luật dân sự 2015 như sau:
“1. Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:
a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.
2. Thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.”
Quy định trên được hiểu như sau: trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký thì việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định theo thứ tự ưu tiên đăng ký. Trường hợp có giao dịch bảo đảm đăng kí, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng kí được ưu tiên thanh toán.
Trường hợp các giao dịch bảo đảm đều không có đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác lập giao dịch bảo đảm.
2.2.5.2. Quy định bảo đảm tiền vay với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
Ở Việt Nam với đặc thù là 37,6% dân số hoạt động trong lĩnh vực Nông Nghiệp (Tổng điều tra dân số ngày 1/4/2019, Tổng cục thống kê) và sống ở Nông thôn, đồng thời là một đất nước được thiên nhiên ưu đãi cho hoạt động nông nghiệp phát triển. Vì vậy Đảng và nhà nước luôn có chính sách đặc thù dành riêng cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn nhằm khuyến kích ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển và đổi mởi. Để làm được điều này, đồng thời cần có những định hướng phát triển gắn với các chính sách ưu đã dành riêng cho ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Chính sách tín dụng- cho vay cũng tạo ra cơ chế thông thoáng hơn, giúp cho bà con nông dân, những hộ kinh doanh sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp có điều kiện thuận lợi nhất đế phát triển. Có thể kế đến chính là qui định của pháp luật về cơ chế bảo đảm tiền vay được quy định trong nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được hiểu như sau:
- Các ngân hàng thương mại có thể cho vay có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản.
- Trường hợp vay không có tải sản bảo đảm quy định như sau:
+ Đối tượng cụ thể áp dụng: cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại.
+ Hạn mức tín dụng với từng đối tượng cụ thể như sau:
Hạn mức Đối tượng
Tối đa 50 triệu Cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, trừ chủ trang trại.
Tối đa 100 triệu Cá nhân, hộ gia đình cư trú khu vực nông thôn; Cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn liên kết sản xuất nông nghiệp với hợp tác xã, doanh nghiệp trừ chủ trang trại.
Tối đa 200 triệu Cá nhân hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
Tối đa 300 triệu Tổ hợp tác và hộ kinh doanh.
Tối đa 500 triệu Hộ nuôi trồng thủy sản, hộ khai thác hải sản xa bờ có kí hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với tổ chế biến và xuất khẩu trực tiếp.
Tối đa 01 tỷ Hợp tác xã chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tối đa 02 tỷ Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ. cung cấp dịch vụ khai thác hải sản xa bờ, các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản; liên hiệp hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp
Tối đa 03 tỷ Liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ khai thác hải sản xa bờ.
Các khách hàng trên vay không có tài sản bảo đảm, tuy nhiên phải nộp cho các NHTM giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc xác nhận không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy xác nhận đất không có tranh chấp do ủy ban nhân dân xã xác nhận.
Bên cạnh đó nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn có qui định như sau: “Các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 80% giá trị của dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp”. Quy định này đã tạo nên sự ưu đãi đặc biệt giúp tạo điều kiện cho người nông dân mạnh dạn hơn trong quá trình sản xuất, vận dụng kĩ thuật hiện đại phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
2.2.5.3. Các quy định hỗ trợ bảo đảm tiền vay
Để đảm bảo các biện pháp bảo đảm có hiệu lực trên thực tế, pháp luật xây dựng quy định pháp luật hỗ trợ việc bảo đảm tiền vay như các quy định về khởi kiện, thi
hành án của TCTD được quy định tại bộ luật dân sự 2015, bộ luật tố tụng dân sự 2015, luật thi hành án dân sự 2018.
a) Quy định về thủ tục xét xử rút gọn về tranh chấp GDBĐ có TCTD
Trên thực tế trong quá trình các NHTM xử lý tài sản bảo đảm thường gặp khó khăn đến từ việc khách hàng không thực hiện nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho NH và tranh chấp quyền quyền xử lý tài sản bảo đảm. Nhận thấy những khó khăn đó Quốc hội đã yêu cầu Tòa Án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân.
- Xác định tranh chấp được xét xử theo thủ tục rút gọn mà bộ luật tố tụng dân sự đã quy định tại điều 317 như sau: tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm là tranh chấp về việc bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu không giao tài sản bảo đảm hoặc giao không đúng theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm,bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm để xử lý tài sản bảo đảm đó nhằm giải quyết nợ xấu.
Tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là tranh chấp về việc xác định người có quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
- Điều kiện để các tranh chấp được xét xử theo thủ tục rút gọn:
+ Trong hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cho bên nhận bảo đảm hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền xử lý tài sản bảo đảm.
Thỏa thuận về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 có thể được ghi nhận trong hợp đồng bảo đảm, phụ lục hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản khác có hiệu lực như hợp đồng(khoản 1 Điều 5 Nghị quyết số: 03/2018/NQ-HĐTP)
+ Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật.
+ Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa
án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự giải trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
b) Quy định về xử lý tài sản bảo đảm qua cơ quan thi hành án dân sự
Thi hành các bản án có tranh chấp về hợp đồng tín dụng có biện pháp bảo đảm có tình đặc thù hơn so với bản án dân sự thông thường ở chỗ. Cơ quan thi hành án vừa thi hành nghĩa vụ trả nợ của bên vay vừa thi hành nghĩa vụ của bên bảo đảm. Việc thi hành các bản án tín dụng trên thực tế gặp vô số khó khăn đến từ sự cản trở của bên có tài sản bị thi hành án, hay một số rào cản do quy định pháp luật chưa chặt chẽ dẫn đến quá trình thi hành án tốn nhiều thời gian.
Quy định về ủy thác thi hành án được quy định ở Khoản 1, Điều 16, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự, được bổ sung, sửa đổi năm 2016 như sau “ Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người thi hành án có tài sản là bất động sản, động sản phải đăng kí quyền sở hữu , quyền sử dụng, đối với loại tài sản khác thì có thể ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản khác thi hành”.