CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI
2.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.2.3. Các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD là một trong những yêu cầu quan trọng để phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay, bởi nó biện pháp chủ động của NHTM trong hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay. Nói cách đơn giản, đây là một biện pháp nghiệp vụ - pháp lý nhằm xếp một khoản nợ vào một nhóm nhất định dựa trên việc đánh giá về khả năng thu hồi khoản nợ ấy. 18
Để phân loại nợ, các NHTM sẽ đánh giá các khoản vay trên cơ sở khả năng thu hồi nợ của các khoản vay đó. Điều này sẽ đánh giá được chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay, giúp cho các ngân hàng có kế hoạch phòng ngừa, xử lý những rủi ro do những món nợ xấu gây ra.
Trích lập dự phòng là nghiệp vụ cần thiết để trực tiếp xử lý những khoản nợ do khách hàng thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Hoạt động động trích lập dự phòng tạo ra khoản mục “dự phòng rủi ro tín dụng ”. Trong quy tắc kế toán, dự phòng RRTD được hoạch toán vào chi phí. Dự phòng rủi ro tín dụng bao gồm: dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Trên cơ sở rủi ro tín dụng, các khoản nợ xấu được chủ động được xử lý, đồng thời không gánh nặng lên hoạt động tài chính của ngân hàng, đảm bảo trạng thái thanh khoản được chủ động hơn và không ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh trong tương lai của ngân hàng.
Hiện nay, các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng được quy định rất chi tiết tại các văn bản quy phạm pháp luật từ luật đến các nghị định, quyết định, thông tư. Nhận thức tầm quan trọng trong công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng, Luật các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi, bổ sung 2017 đã có quy định khẳng định đây là nghĩa vụ, buộc các ngân hàng thương mại phải thực hiện (xem điều 131). Tuy nhiên,
18 Trần Vũ Hải (2017), một số vấn đề pháp lý về quản trị rủi ro tín dụng, luattaichinh.wordpress.com.vn
ngay từ giai đoạn những 2000 hoạt động trích lập dự phòng rủi ro đã pháp luật chú ý đến và có những điều chỉnh kịp thời. Những văn bản đầu tiên đề cập tới hoạt động phân loại nợ và trích lập dự phòng có thể kể đến những văn bản tiêu biểu như :
Số thứ
tự
Tên văn bản Nội dung và ý nghĩa cơ bản
1 Quyết định số 488/2000/QĐ-NHNN ngày 27/11/2000 quyết định của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước số 488/2000/QĐ- NHNN ngày 27/11/2000 ban hành về việc phân loại tài sảm “có”, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các TCTD
NHNN đã yêu cầu các TCTD nói chung và các NHTM nói riêng tiến hành hoạt “ thực hiện phân loại tài sản có”, trích lập vá sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng19 bao gồm quy định về thời gian thực hiện hoạt động trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, nguyên tắc phân loại tài sản có, tỷ lệ trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng, ...
Quyết định này đi vào thực tế tồn tài bất cập chưa hợp lý, không kịp thời quan tâm đến công tác phân loại nợ khi các khoản nợ chưa quá hạn, không xác định vai trò của tài sản bảo đảm với công tác dự phòng, điều này không khuyến kích được việc các NHTM thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản
2 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quyết Quyết định đã khắc phục được
định về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD
những hạn chế trên đồng thời trao cho NHTM quyền năng tự chủ hơn, không còn trông chờ vào cơ chế “ xin cho khoanh nợ”,” xin cho xóa nợ “ như trước đây.
Quyết định này cũng đánh dấu những bước đột phá mới, khi các qui định về phân loại và trích lập dự phòng nợ được tiếp cận với chuẩn mực quốc tế nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại các NHTM ở Việt Nam
3 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007 của Ngân hàng nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng cả các tổ chức tín dụng.
Sửa đổi lại một số nội dung của quyết định 493/2005/QĐ-NHNN để phù hợp hơn với tình hình thực tế.
4 Thông tư 02/2013/TT-NHNN thông tư quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ( sau gọi là thông tư 02/2013)
Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của TT02/2013/TT- NHNN thông tư quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập
Các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phù hợp hơn với bối cảnh hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế với những nội dung xây dựng phù hợp với chuẩn Basel II.
dự phòng rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2.2.3.1 Quy định về phân loại nợ
Theo thông tư 02/2013 các NHTM phải thu thập thông tin khách hàng bao gồm nguồn từ CIC, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng bao gồm những nội dung sau đây:
quy trình xếp hạng, quyết định kết quả xếp hạng, hệ thống chấm điểm tín dụng, hệ thống cơ sở dữ liệu qui trình kiểm tra và kiểm soát hỗ trợ việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với tình hình hoạt động thực tế tại các NHTM hiện nay.
Bên cạnh đó xây dựng những quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro nhằm vừa đảm bảo quy định về phân loại nợ, dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của pháp luật vừa phù hợp với chiến lược kinh doanh, khẩu vị rủi ro tín dụng của ngân hàng mình.20
Theo quy định hiện nay, các khoản nợ của các TCTD được phân loại thành 5 nhóm với mức độ tăng dần rủi ro là: nợ nhóm 1 đến nhóm 5.
Nhóm nợ Đánh giá Tình trạng nợ 1 Nợ đủ tiêu
chuẩn
“ (i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
(ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này.” 21
20 Điều 6, thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
21 Xem điểm a, khoản 1, điều 10 thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích,
phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
2 Nợ cần chú ý
“(i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
(ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này”.22
3 Nợ dưới
tiêu chuẩn
“(i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
(ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;
(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng
(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
- Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;
- Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
- Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy
22 điểm b, khoản 1, điều 10 thông tư 02/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
định của pháp luật;
- Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;
- Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài….” 23
4 Nợ nghi
ngờ
“(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(v) Nợ phải thu hồi theo quyết định thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.” 24
23 điểm c, khoản 1, điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương
pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
24 điểm d, khoản 1 điều 10 thông tư 02/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
5 Nợ có khả năng mất vốn
“(i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
(v) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa được thu hồi.
(vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;
(viii) Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này.” 25
Việc phân loại các nhóm nợ được xây dựng dựa trên bộ chỉ tiêu định tính ( tính chất của khoản nợ) và định lượng (thời gian quá hạn của khoản nợ). Chỉ tiêu định tính phân loại nợ trên cơ sở số ngày quán hạn chưa thanh toán nợ của khách hàng. Chỉ tiêu định lượng được xây dựng trên cơ sở chính sách tín dụng của các NHTM, khẩu vị rủi ro của các NHTM và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá tính chất của món nợ. Trong đó: nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn ) có khả năng thu hồi nợ cả gốc và lãi đúng hạn, nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý), bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đủ gốc, nhưng lãi có dấu hiệu khách hàng giảm khả năng trả nợ, nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), là nhóm nợ không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn, nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm các trường hợp nợ bị đánh giá là có những tổn thất cao, nợ nhóm 5 (nợ
25 điểm đ, khoản 1, điều 10 thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương
pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
có khả năng mất vốn) là nhóm nợ bị đánh giá là không còn khả năng thu hồi, bị mất vốn.
2.2.3.2. Quy định về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Sau khi, các nhóm nợ được phân loại xong, NHTM sẽ áp dụng các quy định pháp luật nhằm đưa ra mức trích lập tương đối với các nhóm nợ từ 1 đến 5, đây là trường hợp trích lập dự phòng cụ thể. Trong thông tư 03/2012/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, mức trích lập dự phòng cụ thể được xác định theo công thức sau đây: Ri = (Ai – Ci)×r
Trong đó:
- Ai là số dư nợ thứ i.
- Ci là giá trị khấu trừ của TSĐB, tài sản cho thuê tài chính ( sau đây gọi chung là tài sản đảm bảo) của khoản nợ thứ i.
- r là tỷ lệ trích lập dự phòng.
Nếu Ci > Ai thì tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể bằng 0, điều này có ý nghĩa giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo lớn hơn dự nợ, có thể đảm bảo rằng nếu khách hàng mất khả năng thanh toán, giá trị của tài sản đám bảo có đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.
Các quy định về giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo bị khấu trừ trong công thức trên được quy định chi tiết tại khoản 3, 4, 5 , 6, điều 12 thông tư 03/2012/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, giá trị khấu trừ của TSĐB = Giá trị của tài sản đảm bảo × tỷ lệ khấu trừ tối đa của từng loại.
Chẳng hạn như, tài sản bảo đảm là bất động sản quy định ở điểm d khoản 5 có tỷ lệ khấu trừ tương ứng là 50%. Pháp luật đưa ra tỷ lệ khấu trừ tối đa cho các TSĐB theo thứ tư giảm dần về thứ tự ưu tiên thanh khoản, quy định này dựa trên căn cứ với tính chất, thuộc tính của các TSBĐ.
Chỉ số r là tỷ lệ trích lập dự phòng, có sự khác nhau giữa các nhóm nợ. Nợ nhóm 1 mức trích lập 0%, nợ nhóm 2 mức trích lập 5%, nợ nhóm 3 mực trích lập 20%, nợ nhóm 4 mức trích lập 50%, nợ nhóm 5 mức trích lập 100%. 26
Các quy định về khấu trừ tài sản đảm bảo tính vào số tiền dự phòng được quy định cụ thể với từng loại tài sản thì khẩu trừ căn cứ vào tính lỏng của các tài sản khấu trừ. (Tính lỏng là khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản). Các tài sản bảo đảm được tính vào số tiền giảm trừ dự phòng tín dụng bao gồm: tiền gửi khách hàng bằng Việt Nam đồng, vàng miếng, trái phiếu chính phủ, chứng khoán doanh nghiệp được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoản, động sản, bất động sản và tài sản cho thuê tài chính.
Các quy định trích lập này được đánh giá khá phù hợp với thực tiễn hiện nay, đồng thời là sự tiếp cận các quy định quốc tế. Tỷ lệ khấu trừ tối đa là 100% và thấp nhất là 30%.
Đối với các quy định về trích lập dự phòng chung, hiện nay thông tư 03/2012/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đã quy định là bằng 0.75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Riêng đối với hoạt động cho vay trong lĩnh nông nghiệp và phát triển nông thôn Chính phủ ban hành nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, quy định trích lập dự phòng và xử lý rủi ro được quy định tại điều 13 nghị định này, có thể hiểu như sau: Đối với khoản vay không có tài sản bảo đảm theo quy định trong thông tư này thì mức trích lập dự phòng rủi ro tối thiểu bằng 50%
mức trích lập dự phòng rủi ro theo quy chế hiện hành. Đối với các khoản vay có nhận tài sản bảo đảm, mức khấu trừ tối đa sẽ được NHNN quy định cụ thể với các khoản vay nông thôn, nông nghiệp trong từng thời kì. Đây là quy định mang tính ưu đãi nhằm thúc đẩy và ưu tiên sự phát triển của ngành nông nghiệp theo đúng như đường lối mà Đảng và nhà nước đã đề ra.
26 điều 13 thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài