CHƯƠNG 3: 91MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
3.2.1. Hoàn thiện các quy định về đảm bảo tỷ lệ an toàn trong hoạt động cho vay
Hiện nay, các quy định về đảm bảo tỷ lệ an toàn trong hoạt động cho vay được pháp luật qui định được xây dựng chưa thống nhất. Như phân tích ở trên, quy định tỷ lệ an toàn tín dụng- hệ số CAR chưa có sự thống nhất giữa luật các TCTD hiện hành và thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong
hoạt động ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gây nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Quan điểm của em nên sửa đổi quy định của Luật các tổ chức tín dụng hiện hành theo thông tư 22/2019/TT-NHNN bởi trong khi chủ trương hiện nay là giảm thiểu số lượng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) dưới luật, tiến tới việc Luật sau khi được ban hành sẽ không cần tới các Nghị định và Thông tư hướng dẫn, “hạn chế thấp nhất việc phải ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành”. Điều này nhằm tránh cho hệ thống VBQPPL không bị cồng kềnh và chồng chéo như hiện nay.
( Điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 67/2013/QH13 của Quốc hội về việc tăng cường công tác triển khai thi hành Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, được ban hành 29/11/2013).
Quy định đồng bộ chỉ số CAR:Tuy nhiên, với đặc điểm của chính sách tiền tệ Quốc Gia là chính sách ngắn hạn ( thường 1 năm), chỉ số CAR phụ thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội, và quan điểm của NHNN khi thực thi chính sách tiền tệ, do đó luật các TCTD sẽ không quy định chỉ số CAR là bao nhiêu mà quy định rằng, chỉ số CAR được thông tư hướng dẫn quy định nhằm phù hợp với chính sách tiền tệ quốc gia. Tuy nhiên, nên nhớ rằng chỉ số CAR thay đổi ảnh hưởng rất lớn rất qui mô và tình hình vốn của NH do đó việc điều chỉnh cần có sự cân nhắc kĩ lưỡng và có lộ trình áp dụng phù hợp.
3.2.2 Hoàn thiện quy định về trường hợp cấm cho vay và hạn chế cho vay
Pháp luật nên bổ sung các trường hợp về cấm cho vay đầu tư tiền ảo, đầu tư forex (ngoại hối). Bởi hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể điều chỉnh hai lực vực này, tuy nhiên nhu cầu đầu tư vào hai lĩnh vực này đã hiện hữu. Ở Việt Nam, việc kinh doanh và đầu tư tiền ảo, forex dưới hình thức kinh doanh đa cấp đã xuất hiện, gây bao nhức nhối, đẩy nhiều nhà đầu tư đến cảnh phá sản bần cùng. Vì vậy, quy định pháp luật ngân hàng cầm sớm có sự điều chỉnh hợp lý.
3.2.3. Hoàn thiện quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng
Thay đổi quy định về tỷ lệ khấu trừ tài sản đảm bảo trong việc tính trích lập dự phòng ở khoản 6, điều 12 thông tư 02/2013 nên có sự thay đổi, theo hướng thỏa thuận tỷ lệ khấu trừ tài sản đảm bảo trong việc tính trích lập dự phòng. Việc quy định về
khấu trừ tài sản đảm bảo tính vào số tiền dự phòng được quy định cụ thể với từng loại tài sản theo đánh giá cá nhân em là chưa thực sự cần thiết bởi quy định về tài sản bảo đảm đã tạo điều kiện cho ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về giá trị của tài sản bảo đảm hợp lí và đúng pháp luật. Vậy tại sao giá trị tài sản bảo được khống bị khống chế mà giá trị khấu trừ tài sản bảo đảm lại bị không chế, không được phép tự do thỏa thuận. Thiết nghĩ thay vì khống chế tỷ lệ khấu trừ tối đa, các quy định của pháp luật nên xây dựng quy định định giá tài sản bảo đảm chặt chẽ hơn, phù hợp hơn trên cơ sở quy tắc định giá thị trường của TSBĐ để việc định giá được hợp lý, rõ ràng nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và ngân hàng.
Đối với nợ nhóm 1 vẫn nên trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lớn hơn 0%. Bởi bản chất nợ nhóm 1 vẫn có có khả năng tiềm ẩn rủi ro mất vốn, có thể đến từ việc cá nhân đột nhiên chết và không có người thực hiện nghĩa trả nợ, hoặc có người thực hiện nghĩa vụ này theo đúng quy định điều 615 Bộ luật dân sự 2015, tuy nhiên thực tế thời gian để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay thế rất lâu và người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ này thường có xu hướng trốn tránh. Do đó việc trích lập dự phòng rủi ro với nợ nhóm 1 lớn hơn 0% là hoàn toàn cần thiết.
Trong thông tư 02/2013 mặc dù có quy định về chỉ tiêu phân loại nhóm nợ gồm cả chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng. Chỉ tiêu định tính phản ánh số ngày quá hạn, còn chỉ tiêu định lượng phán ảnh rõ hơn tính chất của khoản nợ, đánh giá mức rủi ro của món nợ - đây mới là chỉ tiêu thực sự cần thiết. Bởi trong thông tư 02/2013/TT- NHNN mới mang tính chất khuyến khích thực hiện ở điều 10 và điều 11. Ngoài ra, thông tư này bên có sự gợi ý về chỉ tiêu định lượng đánh giá món nợ để trên cơ sở đó các NHTM sẽ xây dựng những bộ chỉ tiêu đánh giá nội bộ mang tính chuẩn mực hơn, mang tính chất học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới theo tiệm cận các khuyến nghị an toàn của ủy ban Basel.
3.2.4. Hoàn thiện quy định về nguyên tắc đảm bảo quy trình cho vay
Quy định về nguyên tắc bảo đảm cho vay mà pháp luật quy định đã đáp ứng tương đối tốt theo hướng đề ra các nguyên tắc cho các TCTD xây dựng quy trình cho vay phù hợp. Tuy nhiên, cần bổ sung điều khoản: Yêu cầu các TCTD thường xuyên rà soát, đánh giá lại quy trình cho vay và sửa đổi quy trình cho vay trên cơ sở giảm thiểu các rủi ro trong quá trình cho vay.
Quy định về quyết định cấp tín dụng cho một khách hàng với PGD là 02 tỷ Việt Nam Đồng mà thông tư 21/2013/TT-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại, trải qua gần 08 năm thực hiện đến nay không còn phù hợp với nhu cầu vay vốn, với khả năng hoạt động kinh doanh của các PGD. Do đó em đưa ra giải pháp là nâng thẩm quyền quyết định tín dụng của PGD đối với một khách hàng tới 05 tỷ Việt Nam Đồng, đối với các PGD có trụ sở không phải đi thuê, có tình hình kinh doanh tốt, chất lượng và số lượng nhân lực đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu nhiều năm liền dưới 1%, cơ sở vật chất PGD hiện đại,…
3.2.5. Hoàn thiện quy định về biện pháp bảo đảm tiền vay
Cần có các quy định hỗ trợ và thúc đẩy bên nhận bảo đảm thực thi quyền thu giữ TSBĐ để xử lý; quy định cụ thể về căn cứ xác định tư cách thành viên hộ gia đình;
hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trên thực tế chưa phát huy được tính hỗ trợ thi hành của các cơ quan có liên quan; cơ chế xử lý TSBĐ còn rườm rà, phức tạp và phụ thuộc quá nhiều vào ý chí của bên bảo đảm. Nhất là cơ quan công an, chính quyền đia phương nơi có TSBĐ.
Cần thống nhất quy định về thu hồi nợ trước hạn. Bởi có sự bất cập trong bộ luật dân sự 2015 với luật các TCTD 2010. Khi bộ luật dân sự 2015 quy định bên cho vay có quyền thu hồi tài sản cho vay, nếu người vay sử dụng tài sản đó sai mục đích và đã được bên cho vay nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng sai mục đích. Trong khi luật các TCTD hiện nay đang cho phép các NHTM chấm dứt hợp đồng tín dụng, thu hồi nợ trước hạn ngay khi bên cho vay phát hiện ra bên vay dùng vốn sai mục đích đã thỏa thuận ban đầu trong hợp đông tín dụng (xem điều 467 bộ luật dân sự 2015). Do đó bộ luật dân sự nên có sự thay đổi như sau: “Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản cho vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên cho vay vẫn sử dụng tài sản sai mục đích, trừ trường hợp thu hồi nợ trước hạn của các TCTD với khách hàng”.
Điều 300 bộ luật dân sự 2015, quy định “thời gian hợp lý” để bên nhận đảm bảo thông báo cho bên đảm bảo trước khi tiến hành xử lý tài sản đảm bảo, tuy nhiên thời gian hợp lý này bao lâu thì chưa xác định rõ, điều này làm cho các NHTM rất khó khăn trong quá trình xử lý TSBĐ bởi tài sản có thể bị mất giá, hư hỏng,..Vì thế pháp luật cần quy định mức thời gian cụ thể để xử lý tài sản bảo đảm, đồng thời với loại tài
sản bảo đảm khác nhau với đặc điểm khác nhau cần có mức gian hợp lý riêng bảo vệ quyền lợi cho các NHTM.
Quy định về ủy thác thi hành án được quy định ở Khoản 1, Điều 16, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự, được bổ sung, sửa đổi năm 2016 như sau “Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người thi hành án có tài sản là bất động sản, động sản phải đăng kí quyền sở hữu, quyền sử dụng, đối với loại tài sản khác thì có thể ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản khác thi hành”. Trên thực tế, chi cục thi hành án dân sự tại huyện đầu tiên thi hành án dân sự xong mới ủy thác cho các chi cục thứ 2,chi cục thứ 3 thực hiện thi hành án, tốn rất nhiều thời gian. Do đó, quy định này cần có sự chặt chẽ hơn, yêu cầu các chi cục có tài sản bảo đảm cần tiến hành thi hành án cùng lúc, đảm bảo tiết kiệm thời gian thi hành án.
3.2.6. Hoàn thiện quy định về phòng ngừa rủi ro tín dụng khác
3.2.6.1. Hoàn thiện các quy định về kiểm soát và kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại
Pháp luật về xây dựng cơ cấu kiểm toán và kiểm soát nội bộ trong các NHTM cần có sự hiện đại. Đồng thời tăng tính độc lập và trách nhiệm trong hoạt động của kiểm toán viên nội bộ và kiểm soát viên nội bộ.
Đưa ra yêu cầu cụ thể hơn về lựa chọn năng lực nhân viên, đạo đức nhân viên và chế độ phúc lợi của con người tham gia hoạt động kiểm soát đẻ họ yên tâm công tác, thực hiện công việc khách quan nhất, trung thực nhất.
3.2.6.2. Giải pháp hoàn thiện về các quy định pháp luật thanh tra, giám sát ngân hàng.
Tăng cường tính độc lập của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng nhà nước.
Xây dựng hoàn thiện mô hình giám sát độc lập, nêu cao vai trò của công tác phát hiện, cảnh báo sớm các rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại.
Các kế hoạch kiểm tra đột xuất nên tăng cường hơn nữa, hình thức kiểm tra đa dạng hơn ít mang tính chất hành chính có như vậy mới đánh giá được đúng thực trạng
hoạt động của các ngân hàng, qua các biện pháp như: kiểm tra qua việc đóng giả khách hàng xem xét thái độ làm việc và tính tuân thủ của nhân viên tín dụng, …
Pháp luật cần có quy định yêu cầu các TCTD, NHTM thiết kế các chương trình thanh tra, kiểm tra nội bộ với hình thức đa dạng đối với hoạt động cho vay, không mang nặng hình thức hành chính để thực sự phát hiện sớm các rủi ro trong hoạt động cho vay.
3.2.6.3. Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về xây dựng hệ thống thông tin tín dụng
Tạo điều kiện cho các TCTD có thể tiếp cận hệ thống thông tin tín dụng đa dạng có thể đến từ các nguồn là cơ quan Thuế, cơ quan Công An,…
Tiến tới có thể thay đổi mô hình của CIC- từ cơ quan nhà nước có thể trở thành đơn vị hoạt động độc lập, có mạng lưới rộng hơn có thể lan tỏa đến địa phương nhằm cung cấp thông tin đa dạng, chính xác hơn. Pháp luật điều chỉnh hoat động của CIC cần có những quy định về lộ trình giảm mức phí truy cập CIC, đồng thời tăng cường hơn nữa sự kết nối của CIC với thông tin tín dụng của các NHTM trong việc xác minh, thu thập các thông tin đầy đủ về khách hàng.