CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI
2.3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT DỘNG CHO VAY TẠI NGAN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN ĐÔNG HƯNG – BẮC THÁI BÌNH
2.3.3. Thực tiễn áp dụng các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Đông Hưng
Hiện nay, ngân hàng Agribank thiết lập hệ thống phần mềm với chức năng tự động phân loại nợ về xếp hạng khách hàng trên nguyên tắc tuân thủ quy định của thông tư 02/2013/TT-NHNN, thông tư 09/2014/TT-NHNN và nghị định 55/2015/NĐ- CP.
Bên cạnh đó, Agribank ban hành các quyết định nội bộ quy định hoạt động cho vay, hiện nay là quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 18/8/2015.Quy định về phân loại tài sản có, mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tổng hoat động cho vay của Agribank. Đây là văn bản nội bộ thể hiện sự cập nhật nhanh, kịp thời của Agribank nhằm đáp ứng những quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng, mức dự phòng rủi ro tín dụng tăng lên thể hiện sự chủ động của Agribank trong việc đối phó với nợ xấu, rủi ro trong hoạt động cho vay.
Cụ thể như sau:
Thời điểm phân loại trích lập dự phòng:
+ “Agribank nơi cấp các khoản vay phải thường xuyên liên tục thông tin về khách hàng để đánh giá, chấm điểm, xếp hạng khách hàng nhằm thực hiện phân loại nợ tự động trên hệ thống IPCAS”. Hệ thống IPCAS là hệ thống phần mềm của Agirbank, phần mềm này có chức năng theo dõi thông tin khách hàng, tất cả các giao dịch gửi tiền, dư nợ, và lịch sử tín dụng của khách hàng tại agribank đêu được cập nhật và đánh giá, hệ thống này sẽ tự động xếp hạng và phân loại nhóm nợ của khách hàng.
+ Định kì quý một lần (chậm nhất 10 ngày đầu tiên của quí tiếp theo) nơi cấp tín dụng phải thực hiện phân loại nợ, can kết ngoại bảng tại ngày làm việc cuối cùng của quí, riêng quí IV (chậm nhất ngày 10 tháng 12) nơi cấp tín dụng phải thực hiện phân loại nợ, can kết ngoại bảng tại ngày 30/11. Đây là việc cán cho vay xếp hạng, chấm khách hàng theo quý nếu khách hàng bị chuyển nhóm nợ xấu thì phải trích lập dự phòng.
+ “Sau khi có kết quả phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro của hệ thống, TTPN&XLRR chuyển thông tin về CIC trong 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng đầu tiên mỗi quý; riêng đối với quý cuối cùng của kì kế toán là trong 15 ngày làm việc
của tháng cuối cùng”. Đây là việc Agribank thu thập và chuyển thông tin cho CIC để CIC tổng hợp, phân tích và đánh giá khách hàng. Chính hoạt động này góp phần đưa các thông tin tín dụng của Agribank vào hệ thống thông tin tín dụng chung của quốc gia, góp phần làm cho hệ thống thông tin quốc gia ngày càng phong phú hơn.
+ Đối với các khoản nợ xấu Agribank nơi cho vay “phải thường xuyên thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để phục vụ cho công tác quản lý rủi ro các khoản nợ” ( khoản 4 điều 4). Quy định yêu cầu trách nhiệm của các cán bộ cho vay phải có trách nhiệm cao nhất trong việc theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ, bới chính họ là đối tượng hiểu rõ nhất về khoản nợ, cũng như phải có trách nhiệm với các khoản vay do chính mình thẩm định, phê duyệt và giải ngân.
Phương pháp và nguyên tắc phân loại nợ:
+ Khi tiến hành phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo qui định nội bộ của Agribank, Agribank nơi câp tín dụng sẽ sử dụng kết quả của CIC tại thời điểm phân loại để điều chỉnh kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng.Trường hợp kết quả do CIC cung cấp thấp hơn kết quả Agribank tự đánh giá thì sẽ điều chỉnh kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo kết quả CIC cung cấp. Sở dĩ, có quy định này kết quả của CIC cung cấp bao quát hơn thông tin về nợ và cam kết ngoại bảng của khách hàng, không chỉ có khách hàng giao dịch tại agribank mà cả khách hàng giao dịch với các NHTM, các TCTD khác.
+ “Toàn bộ dự nợ và cam kết giá trị ngoại bảng của một khách hàng tại một Agribank nơi cấp tín dụng hoặc khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều Agribank thì nơi cấp tín dụng phải phân loại vào cùng một nhóm nợ” ( khoản 3 điều 5). Quy định này tạo nên sự thống nhất trong việc đánh giá thông tin khách hàng của Agribank.
Bên cạnh đó “ Đối với những khách hàng có từ hai (02 ) khoản nợ và/hoặc cam kêt ngoại bảng trở lêm tại Agribank nơi cấp tín dụng mà có bất cứ một khoản nợ hoặc cam kết ngoại bảng nào bị phân loại vào nhóm nợ có mức rủi ro cao hơn các khoản nợ hoặc cam kết ngoại bảng khác thì Agribank nơi cấp tín dụng phải phân loại các khoản nợ hoặc cam kết ngoại bảng còn lại của khách hàng vào nhóm có mức độ rủi ro cao nhất.” Việc chuyển nợ và cam kết ngoại bảng vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn là hết sức phù hợp bởi khi tồn tại một khoản vay có rủi ro cao hơn chính là việc khả năng không trả được nợ của khách hàng tăng lên không chỉ với khoản vay mới mà kéo theo
cả khoản vay cũ đang được xếp hạng rủi ro thấp hơn, điều này giúp cho công tác trích lập dự phòng cụ thể được chính xác hơn.
Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng đối với khách hàng theo phương pháp định lượng được Agribank xây dựng trên cơ sở tuân thủ tuyệt đối phân loại nợ và cam kết ngoại bảng đối với khách hàng theo phương pháp định lượng theo thông tư 02/2013/TT-NHNN. Tuy nhiên với các khoản vay thuộc lĩnh vực Nông nghiêp và phát triển nông thôn, Agribank sẽ trích lập dự phòng tuân thủ theo Nghị định 55/2015/NĐ- CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển Nông Nghiệp, Nông Thôn (sau gọi tắt là Nghị định 55). Trong quá trình áp dụng pháp luật, nhận thấy những bất cập sau đây:
+ Việc trích lập dự phòng theo thông tư 03/2012/TT-NHNN trên thực tế có nhiều điều chưa hợp lý bởi việc trích lập mức dự phòng rủi ro tối thiểu cho nợ nhóm 1 là 0% còn thể hiện sự chủ quan vì không có gì bảo đảm tuyệt đối tất cả khoản nợ nhóm 1 đều không thể có rủi ro phát sinh. Với khoản nợ nhóm 5 được đánh giá là nợ không có khả năng thu hồi nên mức trích lập là 100% chưa thực sự bù đắp được tổn thất mà nhóm nợ này gây ra. Bới các lí do sau đây: thứ nhất, nợ nhóm 5 là nhóm nợ có thời gian dài nhất lên đến hơn 360 ngày, các ngân hàng đã tiêu tốn nhiều chi phí thời gian theo dõi, đôn thúc khoản nợ này. Thứ hai là với khoản nợ nhóm 5 này có nhiều chi phí phát sinh theo nó trong quá trình chuyển từ các nhóm nợ 1,2,3,4 tới 5 như chi phí thanh lý, phát mại tài sản, chi phí tổ chức đấu giá, chi phí hòa giải tại tòa án, chi phí tố tụng dân sự cũng như rất nhiều thời gian cho những hoạt động này.
+ Một điều hạn chế trong Thông tư 03/2012 là việc chưa đưa ra căn cứ hợp lý để xác định con số 0,75% là như thế nào? Bản chất của dự phòng nhóm chung là dự phòng các nhóm nợ không xác định rõ được tổn thất, nên căn cứ xác định con số 0,75% kia là chưa rõ ràng. Tại sao nợ nhóm 5 là mức nợ xấu gây ra nhiều tổn thất nhất lại không được dùng mức dự phòng chung để bù đắp. Do đó, các quy định của pháp luật cần có sự điều chỉnh lại theo hai hướng : hoặc là bỏ tỷ lệ dự phòng chung và thay vào đó tăng mức trích lập cho các nhóm nợ trong đó có nợ nhóm 1, hoặc là tiếp tục yêu cầu trích lập dự phòng chung, nhưng phải xác định một tỷ lệ trích lập phù hợp hơn.
+ Mức trích lập dự phòng đối với khoản vay không có tài sản bảo đảm, Thông tư 10/2015/TT-NHNN Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định
55/2015/NĐ-CP của Chính Phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn quy định “mức khấu trừ tối đa đối với loại tài sản đảm bảo thuộc lĩnh vực Nông nghiệp, nông thôn tối đa bằng 100% so với tỷ lệ khấu trừ tối đa với từng loại tài sản đảm bảo tương ứng cho vay lĩnh vực khác”. 43
Trong văn bản nội bộ của Agribank quy định về phân loại nợ và cam kết ngoại bảng đối với khách hàng theo phương pháp định tính được Agribank xây dựng như sau:
+ Đối tượng áp dụng: “Khách hàng là tổ chức kinh tế, định chế tài chính thuộc đối tượng chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên HTXH”; “khách hàng hộ gia đình có dư nợ từ 500 triệu đồng trở lên”.
+ Quy định về phân loại nợ và cam kết ngoai bảng:
Căn cứ kết quả XHKH trên HTXH, các khoản nợ của khách hàng sẽ được phân loại vào các nhóm nợ tương ứng như sau:
Xếp hạng khách hàng
Theo HTXH
Phân loại nhóm nợ Nhóm nợ
AAA Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 1
AA A
BBB Nợ cần chú Nhóm 2
BB
B Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 3
CCC
43 điều 6, Thông tư 10/2015/TT-NHNN Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định 55/2015/NĐ-CP
của Chính Phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
CC
C Nợ nghi ngờ Nhóm 4
D Nợ có khả năng mất vốn Nhóm 5
Agribank chi nhánh huyện Đông Hưng- Bắc thực hiện áp dụng các quy định của pháp luật về phân loại nợ và trích lập dự phòng với kết quả như sau:
Bảng 2.1: Mức trích lập dự phòng của ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Đông Hưng - Bắc Thái Bình qua các năm. ( đơn vị: tỷ đồng)
Năm Dự phòng chung Dự phòng cụ thể
2018 1.196.835.825 8.658.433.066
2019 632.545.885 23.295.508.305
2020 278.095.822 28.101.805.791
Giai đoạn 2018-2020, mức trích lập dự phòng chung, mức trích lập dự phòng cụ thể đều tăng điều này phản ánh dư nợ của chi nhánh tăng, và hoạt động trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được chi nhánh tuân thủ tuyệt đối.
Bảng 2.2: Mức trích lập dự phòng chung ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Đông Hưng - Bắc Thái Bình năm 2020. ( đơn vị: %)
Thời gian Mức trích lập ( đồng)
Quí I 2.809.651.098
Quí II 13.162.979.583
Quí III 9.851.574.530
Quí IV 2.555.696.402
Lưu ý: Năm 2020, Agribank có các đợt trích lập dự phòng RRTD ngoài 4 kỳ thông thường, đều vào tháng 12.
Hoạt động trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được chi nhánh thực hiện theo quý, chấp hành quy định của pháp luật và yêu cầu nội bộ của Agribank.
Bảng 2.3: Mức trích lập dự phòng RRTD cho 1 số khoản vay cụ thể tại Agribanki chi nhánh huyện Đông Hưng Bắc Thái Bình năm 2020.
STT Mã khách hàng ( mã CN
: 03405+ stt)
Mục đích vay
Tổng dư nợ
Loại tài sản
Giá trị TSBĐ
Giá trị khấu trừ
Tỷ lệ trích
lập
Dự phòng cụ thể
Nhóm nợ
1 3405145846 711
TT0 2/20 13
3.308 .250.
000
BĐS 0 0 100% 3.308.
250.00 0
5
2 3405038276 568
NĐ 55
141.0 00.00 0
Không có
0 0 25% 35.250
.000
4
3 3405038290 435
TT 02/2 013
699.6 86.34 1
BĐS 499.3 40.00 0
249.670.0 00
20% 90.003 .268
3
4 3405038303 024
TT 02/2 013
826.0 00.00 0
ĐS 1.652 .000.
000
495.600.0 00
5% 16.520 .000
2
5 3405275884 479
NĐ 55
97.75 4.548
Không có
0 0 50% 48.877
.274
5
Chú ý: Khách hàng có TSBĐ nhưng theo đánh giá của ngân hàng, TSBĐ không xư lý được trong thời gian 2 năm do thời gian của bên thứ 3 không hợp tác xử lý TSBĐ. Do đó, đánh giá tài sản bằng 0 khi trích lập dự phòng. Thực tế, các khoản vay tai Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Đông Hưng đều có TSBĐ là bất động sản, động sản ( máy móc, tàu thuyền, ô tô).
Bảng thông kê trên dù chưa thực sự đầy đủ, nhưng là minh chứng rõ ràng cho việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cụ thể đối với mốt số khách hàng vay vốn tại chi nhánh.
Bảng 2.4: Tình hình xử lý nợ xấu của Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Đông Hưng - Bắc Thái Bình qua các năm.
Năm Tổng dư nợ
( tỷ đồng)
Nợ xấu ( tỷ đồng) Tỷ lệ nợ xấu (%)
2018 1.505,56 24,25 1,61
2019 1.578,89 36,70 2.32
2020 1.623,77 34,24 2.11
Từ 2018-2020, tăng trưởng dư nợ của chi nhánh đều tăng, điều này phản ánh tình hình hoạt động của chi nhánh khá tốt, đặc biệt giai đoạn 2019-2020, do tình hình ảnh hưởng của dịch covid 19 mặc dù tăng trưởng tín dụng rất khó khăn, nhưng mức dư nợ đều tăng đã phản ánh sự nỗ lực của cán bộ tín dụng Agribank chi nhánh huyện Đông Hưng- Bắc Thái Bình, trong hoạt động tìm kiếm khách hàng. Tuy nhiên vì những khó khăn mà dịch bệnh gây ra đã làm cho khách hàng của chi nhánh gặp khó khăn, nên tỷ lệ nợ xầu có xu hướng tăng, ở mức trên 2%.
Bảng 2.5 : Phân loại nợ theo cơ cấu đối tượng khách hàng tại ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Đông Hưng Bắc Thái Bình qua các năm (đơn vị: tỷ đồng).
2018 2019 2020
Doanh nghiệp 392,077 426,180 365,167
Cá nhân
SXKD
1.078,336 1.115,258 1.220,106
Cá nhân vay tiêu dùng, đời sống
35,148 37,452 38,493
Tổng 1.505,561 1.578,890 1.623,766
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Đông Hưng Bắc Thái Bình năm 2020.
Nhóm nợ Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)
1 1.580,513 97,34
2 8,981 0,55
3 5,565 0,34
4 11,605 0,71
5 17,102 1,05
Tổng 1.623,766 100,0
Qua cơ cấu dự nợ theo nhóm nợ của Agribank chi nhánh huyện Đông Hưng- Bắc Thái Bình năm 2020, ta thấy tỷ lệ nợ 1 cao chiếm tới 97,34 % chứng tỏ hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của chi nhánh là rất tốt.
Bảng 2.7: Tổng chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Đông Hưng - Bắc Thái Bình qua các năm (đơn vị: đồng)
Năm Chi phí trích lập dự phòng
2018 9.855.268.891
2019 23.928.054.190
2020 28.379.901.613
Từ 2018 đến 2020, mức trích lập dự phòng RRTD đều tăng, quy mô trích lập tăng do dư nợ tín dụng tăng. Chi phí trích lập RRTD ở bảng này bao gôm cả tổng trích lập dự phòng chung và tổng trích lập dự phòng cụ thể.