Các quy định pháp luật về phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho

Một phần của tài liệu Pháp luật về biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đông hưng bắc thái bình (Trang 73 - 79)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI

2.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2.7. Các quy định pháp luật về phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho

2.2.7.1 Hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại

Để giảm thiểu nguy cơ mất vốn do tác động tiêu cực rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả trong hoạt động cấp tín dụng hướng tới xây dựng hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, lành mạnh, có khả năng hội nhập quốc tế thì công tác xây dựng hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ NHTM ngày càng có vai trò quan trọng. Một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt sẽ đảm bảo được mục tiêu và mục đích hoạt động của ngân hàng về lợi nhuận trong dài hạn, đảm bảo sự tin cậy của báo cái tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, về hoạt động kinh doanh ngân hàng (trong đó có cho vay).

41khoản 2, 3, 4, 5 điều 206 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017

Chính vì quan trọng của hoạt đông kiếm toán và kiểm soát nội bộ mà NHNN đã sớm ban hành các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động này, cụ thể như sau:

Số thứ

tự

Năm ban hành

Tên văn bản

1 1998 Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN ngày 3 tháng 1 năm 1998 của Thống đốc NHNN ban hành “ Quy chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các TCTD

2 2006 Quyết định số 36/2006/NHNN ban hành “ Quy chế kiểm soát nội bộ của các TCTD

3 2006 Quyết định 37/2006/QĐ-NHNN ban hành “ Quy chế kiểm soát nội bộ của các TCTD

4 20112 Thông tư số 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

5 2017 Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2017 qui định hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Hiện nay, hoạt động kiểm soát và kiểm toán nội bộ, quản lý phòng ngừa rủi ro được thực hiện theo thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2017. Theo thông tư này, mỗi ngân hàng thương mại sẽ phải tiến hành một xác lập hệ thống kiểm soát nội bộ. Theo đó, “Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức” của NHTM được xây dựng dựa trên sự phù hợp các quy định của Luật các TCTD, thông tư này và các quy định khác có liên quan nhằm thực hiện kiểm soát và phòng ngừa rủi ro tín dụng.

“Kiểm soát nội bộ là việc kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, bộ phận, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm soát nhằm kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát rủi ro” đảm bảo các hoạt động của ngân hàng thương mại đạt được mục tiêu đề ra đồng thời phải tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật. Hiện nay, hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập bằng ba tuyến :

+ Tuyến thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro do các bộ phận kinh doanh, bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán.

+ Tuyến thứ hai là các bộ phận quản lý rủi ro (điều 22), bộ phận tuân thủ điều 18 có chức năng xây dựng chính sách quan lý rủi ro,qui định nội bộ về quản trị rủi ro, đo lường, theo dõi rủi ro, và tuân thủ những quy định của pháp luật.

+ Tuyến phòng thủ thứ 3 là bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ.

Như vậy, mô hình kiểm soát và phòng ngừa rủi ro trên được thiết lập chặt chẽ từ phòng giao dịch, đến chi nhánh và hội sở chính. Chính sự kiểm soát chặt chẽ này góp phần đảm bảo cho việc tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định nội bộ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoat động vay nói riêng của các ngân hàng thương mại.

2.2.7.2 Hoạt động thanh tra giám sát NHNN đối với hoạt động của các NHTM

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối, NHNN tiến hành hoạt động thanh tra giám sát đối với các hoạt động của NHTM. Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng được có tiền đề từ Luật NHNN năm 1997. Đến khi luật NHNN 2010 có hiệu lực hành với nhiều nội dung mới được sửa đổi, thì khung pháp lý cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng càng hoàn thiện. Bên cạnh đó, các

quy định pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng còn được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật như: luật thanh tra 2010, nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, Nghị định 26/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoat động thanh tra, giám sát Ngân hàng nhà nước, Quyết định 35/2014/QĐ-Ttg về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng thuộc Ngân hàng nhà nước, Thông tư 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng (sau gọi là thông tư 08/2017). Ngoài ra, cơ sở để cơ quan thanh tra giám sát thực hiện các quyền năng của mình, cũng cần căn cứ vào các quy định về giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn của NHNN, quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn, quy định về cấm cho vay, hạn chế cho vay... Việc hoàn thiện các quy định trong hoạt động thanh tra giám sát đã góp phần bảo đảm việc thực thi quyền thanh tra trên thực tế, phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay.

Hệ thống cơ quan thanh tra giám sát NHNN được xây dựng với mô hình như sau: Cơ quan thanh tra, giám sát NHNN tại TW và cơ quan thanh tra giám sát NHNN tại tỉnh và thành phố trực thuộc TW, quy định tại điều 4 Quyết định 1691/2017/QĐ- NHNN về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Việc xây dựng mô hình thanh tra giám sát nêu trên đã tạo điều kiện cho hoạt động thanh tra nắm bắt tình hình hoạt động của cả hội sở chính đến tới cả các chi nhánh, PGD. Tuy nhiên một điểm hạn chế chính là việc khi thiếu tính thống nhất và tính hệ thống trong công tác thanh tra.

- Hoạt động giám sát:

Khoản 1 điều 5 thông tư 08/2017 các biện pháp giám sát được thực hiện như

“thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu của đối tượng giám sát ngân hàng theo yêu cầu giám sát; Xem xét, theo dõi tình hình chấp hành quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Phân tích, đánh giá thường xuyên tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro đối với từng tổ chức tín dụng; Phát hiện, cảnh báo các yếu tố tác động, xu hướng biến động tiêu cực, rủi ro gây mất an toàn hoạt động, các rủi ro, nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng đối với từng tổ

chức tín dụng; Kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật”.

Bên cạnh đó, quy định về hình thức tiếp xúc đối tượng thanh tra là gửi văn bản giải trình và làm việc trực tiếp cũng được quy định cụ thể, đây là quy định đảm bảo phát huy hiệu quả thực sự của công tác giám sát. Ngoài ra, cơ quan thanh tra còn được thực thi các quyền như: “Khuyến nghị, cảnh báo; Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; Kiến nghị cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý giám sát ngân hàng khác theo quy định của pháp luật”.42

- Hoạt động thanh tra:

Điều 55 luật ngân hàng nhà nước 2010 quy định nội dung của công tác thanh tra như sau:

1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

2. Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng.

3. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng.

4. Kiến nghị, yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành động dẫn đến vi phạm pháp luật.

5. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.”

Như vậy hoạt động thanh tra là tương đối toàn diện bao gồm hoạt động kiểm tra tính tuân thủ pháp luật của các NHTM (trong đó có quy định về phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay), đánh giá hiệu quả áp dụng văn bản pháp luật ngân hàng đã phù hợp với tình hình hoạt động của các NHTM.

42xem điều 17 thông tư 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng

2.2.7.3. Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng quốc gia

Trong hoạt động cho vay, những rủi ro tín dụng đến từ việc mất cân xứng thông tin là rất phổ biến. Chính vì vậy, các quy định pháp luật liên quan tới việc xây dựng môi trường thông tin tin cậy, minh bạch, trung thực là vô cùng quan trọng. Cơ sở pháp lý về thông tin tín dụng được quy định trong các văn bản như: Nghị định số 10/2010/NĐ-CP về thông tin tín dụng, thông tư 16/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành nghị định 10/2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng, Thông tư 27/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 16/2010/TT- NHNN ngày 25/6/2010 hướng dẫn thi hành nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12 /02/2010 của Chính Phủ về hoạt động thông tin tín dụng, Thông tư 27/2017/TT- NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 03/2013/TT-NHNN ngày 28/1/2018 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Hiện nay, trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) được thành lập đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin tín dụng của khách hàng là cá nhân, pháp nhân,…Tổ chức này có chức năng thu thập, phân tích, đánh giá các thông tin tín dụng của cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Các thông tin mà CIC cung cấp: Họ và tên khách hàng, ngày sinh, số điện thoai, số CMND/CCCD, ảnh CMND/CCCD, địa chỉ khách hàng, thông tin các khoản nợ, xếp hạng nhóm nợ,… mức độ tra cứu thông tin sẽ tương ứng với mức phí nhất định.

Tuy nhiên điểm hạn chế là việc truy cập các thông tin tín dụng phải trả phí, mỗi mức phí khác nhau sẽ được tiếp cận tới mức độ thông tin cụ thể, chi tiết nhất định.

Điều này ảnh hưởng tới việc sử dụng các thông tin tín dụng trong hoạt động tìm hiểu, đánh giá khách hàng. Các thông tin do CIC cung cấp chưa thực sự đủ mà còn phải tìm kiếm các thông tin từ nhiều nguồn khác nữa mới đảm bảo việc đánh giá, phân loại khách hàng trở nên khách quan hơn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đông hưng bắc thái bình (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)