CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI
2.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.2.2. Các quy định về các trường hợp cấm cho vay và hạn chế cho vay của ngân hàng thương mại
2.2.2.1. Các quy định về trường hợp cấm cho vay
Quy định về các trường hợp cấm cấp tín dụng được quy định tại điều 126 Luật các TCTD 2010, sửa đổi, bổ sung 2017.
Theo đó các nhà làm luật quy định cấm cấp tín dụng với các trường hợp sau đây:
- Trường hợp cấm cấp tín dụng là:
+ Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn;
+ Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương.”
Đây đều là nhóm đối tượng có quyền lực, có vai trò quan trọng trong điều hành tổ chức tín dụng, chi phối các hoạt động điều hành, ra quyết định tại các TCTD. Bên
cạnh đó còn quy định cấm cho vay với những người là người thân của những người nắm quyền lực có khả năng chi phối hoạt động của các TCTD. Điều này giúp cho hoạt động cho vay loại bớt các rủi ro, các quyết định cho vay đảm bảo được đưa ra trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật đồng thời hoàn toàn công khai, minh bạch phản ánh đầy đủ bản chất của cấp tín dụng ngân hàng.
Khi sửa đổi luật các TCTD 2010, các nhà làm luật nhận thấy việc cấm cấp tín dụng dưới mọi thức đối với các đối tượng ở khoản 1 và 2 điều 126 là khắt khe. Do đó, trong luật các TCTD 2010, sửa đổi, bổ sung 2017 đã có quy định “trường hợp cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng cho cá nhân; Hạn mức thẻ tín dụng đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước”.
- “Không cấp tín dụng trường hợp mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp”.16
Lĩnh vực chứng khoán là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá non trẻ dễ bị chịu tác động bởi những biến động địa chính trị khu vực và thế giới, những tác động nhỏ như kết quả bầu cử tổng thống Mĩ, sự thay đổi chính sách tỷ giá của Cục dự trữ liên bang Mĩ, Trung Quốc thi hành hành chính sách phá giá nhân dân tệ, Mĩ đưa Việt Nam vào danh sách những quốc gia thao túng tiền tệ,.. cũng làm thị trường chứng khoán Việt Nam chao đảo. So với cổ phiếu thì trái phiếu có độ rủi ro cao hơn, tính thanh khoản thấp hơn vì bản chất trái phiếu là chứng khoán nợ, nếu như con nợ (các công ty phát hành trái phiếu vỡ nợ) thì rủi ro mất vốn đối với các NHTM là rất cao. Mặt khác, nhìn vào các cuộc khủng hoảng trên thế giới có nguồn cơn từ sự sụp đổ hệ thống ngân hàng bởi các ngân hàng cho khách hàng vay đầu tư vào chứng khoán đã cho thấy hoạt động cho vay này rủi ro đến mức nào. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ Mĩ năm 2008 với sự kiện khơi mào là sự sụp đổ của đế chế Ngân hàng lớn thứ 4 nước Mĩ - Leham Brothers bởi việc cho vay quá tập trung vào đầu tư bất động sản, chuyển các khoản nợ thế chấp bằng bất động sản thành các sản phẩm phái sinh tín dụng (chứng khoán) mua bán trên thị trường chứng khoán. Khi thị trường bất động sản sụp đổ kéo theo sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và thị trường tín dụng, thị trường bảo hiểm. Vì vậy, với đặc thù nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam quy định cấm cho vay đầu tư trái phiếu là cần thiết.
16 khoản 7 điều 126 Luật các TCTD 2010, sửa đổi, bổ sung 2017
- Ngoài ra quy định pháp luật còn cấm cho vay với “doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát”, cấm cho vay “trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng” vì TCTD mất thanh toán thì tổn thất mất vốn do khoản vay không được thanh toán là tất yếu , không cho vay “để góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng” tránh hiện tượng sở hữu chéo các TCTD.17
2.2.2.2. Các quy định về trường hợp hạn chế cho vay
Ngoài ra pháp luật còn quy định những trường hợp hạn chế cấp tín dụng, cụ thể như sau:
Thứ nhất là nhóm đối tượng không được cấp tín dụng không có bảo đảm, có điều kiện ưu đãi là: kế toán trưởng của các TCTD,Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương của quỹ tín dụng nhân dân.
Các nhóm đối tượng bị hạn chế này gồm “tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại các TCTD, thanh tra nhà nước đang thanh tra tại tổ chức tín dụng”
độc lập với các NHTM, nhưng công việc họ đang thực hiện lại tác động trực tiếp tới tình hình hoạt động của NHTM. Chính vì vậy, pháp luật quy định này nhằm ngăn chặn việc gián tiếp các NHTM có thể đưa hối lộ, mang lại những lợi ích vật chất cho những người đưa ra quyết định về kiểm toán NHTM, báo cáo thanh tra NHTM. Hệ lụy của việc cho vay này nếu thực tế xảy ra tuy không ảnh hưởng quá nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM nhưng lại làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan của các báo cáo tài chính, sự sai lệch thông tin và tình hình hoạt động của các NHTM mà cán bộ thanh tra ngân hàng nhà nước đã che dấu. Quy định này là vô cùng cần thiết và quan trọng. Ngoài ra đối với các đối tượng có quyền lực trong NHTM như kế toán trưởng, cổ đông lớn, người thẩm định tín dụng, người xét duyệt tín dụng,..và công ty con, công ty liên kết cũng không được vay không có tài sản bảo đảm, không được vay ưu đãi lãi suất nhằm ngăn chặn việc lợi dụng quyền hạn cho bản thân những ưu đãi vay vốn, gây ảnh hưởng tới lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, cũng như rủi ro bởi khoản vay không có tài sản bảo đảm.
17 khoản 4 điều 126 Luật các TCTD 2010, sửa đổi, bổ sung 2017
Thứ hai là hạn chế về dư nợ. NHTM chỉ cho các đối tượng quy định trên được vay với mức không quá 5% vốn tự có của các NHTM trừ trường hợp công ty con, công ty liên kết mà các NH nắm quyền kiểm soát.
Thứ 3 là việc cho các đối tượng hạn chế cho vay được trải qua thủ tục kiểm soát chặt chẽ của Hội đồng quản trị, hội đồng thành viên của NHTM thông qua và công khai.