CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI
2.3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT DỘNG CHO VAY TẠI NGAN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN ĐÔNG HƯNG – BẮC THÁI BÌNH
2.3.4. Thực tiễn áp dụng các quy định nguyên tắc bảo đảm quy trình cho vay tại
Trong thưc hiện quy trình cho vay, do đặc thù là ngân hàng có nhiệm vụ đầu tàu thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, Agribank ngoài thực hiện đúng quy định của thông tư 39/2016/TT-NHNN, còn phải thực hiện quy trình cho vay đáp ứng quy định của Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ Nông Nghiệp, Nông Thôn. Xây dựng quy trình cho vay riêng vừa đảm bảo tuân thủ nguyên tắc về quy trình cấp tín dụng trong hoạt động cho vay, vừa phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng mình.
2.3.4.1 Thực tiễn áp dụng các quy định đảm bảo quy trình cho vay tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đông Hưng – Bắc Thái Bình.
Agribank xây dựng văn bản nội bộ quy định quy trình cho vay chung tại quyết định số 1223/QĐ/NHNo-TD Quyết định về quy định, quy trình cho vay đối với khách hàng tại Ngân hàng Nông Nghiêp và phát triển Nông thôn Việt Nam( sau gọi tắt là quyết định 1123). Tại văn bản này quy trình cho vay được thiết lập chặt chẽ, gồm nhiều khâu kiểm soát khác nhau. Đồng thời quy định phạm vi cho vay giữa các chi nhánh, thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng,.. từ đó góp phần hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay.
Thực tiễn áp dụng quy trình cho vay trên, thấy rằng tại Agribank chi nhánh huyện Đông Hưng có vấn đề liên quan đến lựa chọn cán bộ tín dụng/ thẩm định tín
dụng. Do đặc thù về địa bàn hoạt động mà hầu như các cán bộ tín dụng đều là con em địa phương trong địa bàn huyện Đông Hưng, hoặc trong địa bàn tỉnh Thái Bình. Chính vì vậy, không thể tránh khỏi việc người thân của họ đến vay vốn tại Agribank Đông Hưng. Nhằm đảm bảo việc cho vay được tiến hành khách quan minh bạch, quy trình cho vay tiến hành chặt chẽ nhất là khâu thẩm định khách hàng. Khi tiến hành nghiệp vụ thẩm định tín dụng các khách hàng có liên quan đến các cán bộ tín dụng sẽ tiến chuyển cho cán bộ thẩm định sẽ kiểm soát hồ sơ, có ý kiến yêu cầu đổi cán bộ tín dụng khác phụ trách khoản vay, và ngược lại đổi cán bộ kiểm soát khi cán bộ đó liên quan đến người vay vốn. Tất cả biện pháp này mang tính chất vận dụng nguyên tắc cơ bản mà thông tư 39/2016/TT-NHNN.
2.3.3.2. Thực tiễn áp dụng các quy định về quy trình cho vay qua tổ vay vốn/ liên kết Một đặc điểm đặc thù của Agribank đó chính là mạng lưới rộng khắp phủ sóng từ thành thị đến vùng quê, từ hải đảo đến miền núi. Chính điều này đã tạo ra cho Agribank lợi thế là có thể tiếp cận mọi đối tượng khách hàng, thị phần rộng lớn. Trong hoạt động cho vay của mình Agribank đã rất sáng tạo phát triển mô hình cho vay vốn qua tổ liên kết/tổ vay vốn lưu động qua văn bản số 5199/QĐ-NHNo-HSX ngày 30/12/2016 của Tổng Giám đốc Agribank về việc ban hành quy định cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ vay vốn/ tổ liên kết, tổ cho vay lưu động áp dụng trong hệ thống Agribank.
Ở địa bàn các xã, Agribank sẽ liên kết với các tổ chức chính trị- xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ,…thành lập các tổ vay vốn với một tổ trưởng, họ sẽ là đầu mối tìm kiếm khách hàng giúp cho các cán bộ tín dụng. Trong quá trình thẩm định khách hàng, đặc biệt là đôn đốc thu hồi nợ. Các tổ trưởng sẽ nhận lại hoa hồng nhờ “ mua giới” tìm kiếm khách hàng giúp cho ngân hàng. Mặt khác chính sự găn bó, am hiểu các thông tin về khách hàng là người sinh sống ở địa phương đó giúp cho các Tổ vay vốn có thể có thông tin chính xác nhất về khách hàng có nhu cầu vay vốn, điều này giúp giảm thiểu rủi ro bất cân xứng thông tin trong hoạt động cho vay. Bên cạnh đó quy định này cũng xác định rõ điều kiện tiêu chuẩn xây dựng tổ liên kết/ tổ vay vốn, giới han trách nhiệm và quyền lợi của các tổ viên, quy định rõ nhiệm vụ của họ trong việc hỗ trợ cán bộ tín dụng tìm kiếm khách hàng, phân tích thông tin tín dụng, giải ngân, đôn đốc thu hồi nợ,..góp phẩm giảm rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay.
Kết quả đạt của việc thực hiện chương trình cho vay qua tổ liên kết/ tổ vay vốn là từ 2017 đến nay, qua 5 năm thực hiện thỏa thuận liên ngành giữa ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Đông Hưng với Hội Nông Dân huyện Đông Hưng, Hội Phụ nữ huyện Đông Hưng , toàn huyện đã thành lập được 403 tổ vay vốn, với 8153 thành viên tham gia, trong đó Hội Nông Dân có 228 tổ, Hội Phụ nữ có 175 tổ. So với cùng kì 2020, dư nợ cho vay đạt 83,7 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 13,6%.
2.3.4.3. Thực tiễn áp dụng quy định về phân quyền hạn mức cấp tín dụng
Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Đông Hưng có 3 phòng giao dịch trực thuộc: PGD Thăng Long, PGD Châu Giang, PGD Đông Phương. Các phòng giao dịch này đều tuân thủ chặt chẽ các quy định về phân quyền cấp tín dụng mà Thông tư 21/2013/TT-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của Ngân hàng thương mại, trong đó có quy định về hạn mực cấp tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 02 tỷ Việt Nam Đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế với PGD Thăng Long với địa bàn mà trình độ kinh tế xã hội phát triển rất cao, cớ tới 17 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn xã Thăng Long, chưa kể các xã lân cận, nằm trên địa bàn có khu Công nghiệp Thăng long. Bên cạnh đó vị trí này tiếp giáp tỉnh lộ 39B, kết nối với hai khu Công Nghiệp Gia Lễ và Khu Công Nghiệp Sông Trà,…tạo điều kiện cho PGD Thăng Long phát triển, là PGD có tình hình kinh doanh tốt nhất của chi nhánh Agribank huyện Đông Hưng. Do đó thực tế phát sinh rất nhiều các món vay trên 02 tỷ Việt Nam Đồng, do không thuộc thẩm quyền cấp tín dụng của PGD nên giới thiệu khách hàng đến vay tại hội sở Agribank huyện Đông Hưng (nằm ở thị trấn Đông Hưng) khiến nhiều khách hàng cảm thấy không thoải mái di chuyển vì mất thêm thời gian. Do đó, pháp luật nên có quy định điều chỉnh giới hạn cấp tín dụng với 1 khách hàng tại PGD và thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng của PGD theo hướng mở rộng hơn, với quy mô trên là 5 tỷ đồng với PGD đáp ứng được các điều kiện nhất định về doanh số kinh doanh, trình độ và số lượng nhân viên.