Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại ctcp thiết bị điện eco việt nam (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN

1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp

1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

1.2.4.1. Nhân tố khách quan

a. Môi trường kinh doanh

Khi nền kinh tế có sự biến động như tăng trưởng, lạm phát, khủng hoảng… thì sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những ảnh hưởng tích cực sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng tài sản cao. Còn những ảnh hưởng tiêu cực như nền kinh tế bị khủng hoảng, lạm phát sẽ làm giảm sức mua của đồng tiền dẫn tới sự tăng giá của các loại vật tư, hàng hóa. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, đúng hướng sẽ làm cho vốn bị ứ đọng hoặc thất thoát dẫn tới không bảo toàn được giá trị tài sản, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản.

b. Môi trường pháp lý

Để tạo ra môi trường kinh tế ổn định, đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp, Nhà nước đã điều hành quản lý nền kinh tế bằng các chính sách kinh tế vĩ mô. Với bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành, hệ thống pháp luật sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng. Sự nhất quán trong chủ trương, đường lối cơ bản của Nhà nước luôn là yếu tố tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạch định kế hoạch SXKD và có điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Nếu các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước ban hành tạo được cho doanh nghiệp một môi trường đầu thuận lợi và ổn định thì sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và hiệu quả kinh doanh sẽ cao. Ngược lại, nếu môi trường kinh doanh không thuận lợi sẽ làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Bất kỳ sự thay đổi nào trong cơ chế quản lý và chính sách kinh tế của Nhà nước cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

c. Môi trường khoa học công nghệ

Những tiến bộ khoa học công nghệ phát triển không ngừng với những thành tựu đạt được đã làm cho các TSCĐ của doanh nghiệp bị lỗi thời, lạc hậu nhanh chóng.

Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự mất vốn của doanh nghiệp và ảnh hưởng lớn đến công tác nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Doanh nghiệp phải chú trọng vào

việc thường xuyên đổi mới thiết bị để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

d. Những rủi ro bất thường

Trong quá trình hoạt động SXKD, doanh nghiệp có thể gặp phải những rủi ro bất thường như: nợ khó đòi, khủng hoảng kinh tế, rủi ro về thiên nhiên như bão lụt, động đất, hỏa hoạn… có thể làm thiệt hại tài sản của doanh nghiệp, dẫn đến việc hao hụt tài sản, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

e. Sự biến động của thị trường

Những biến động về giá cả, số lượng, cung cầu… tác động đến kế hoạch sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nếu nhu cầu thị trường đầu ra tăng thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ nhanh chóng, doanh nghiệp sớm thu hồi được giá trị tài sản, vòng quay tài sản sẽ nhanh còn nếu ngược lại, thị trường đầu ra có xu hướng giảm thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ khó tiêu thụ, tài sản của doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng, vòng quay tài sản sẽ chậm lại, hiệu quả sử dụng tài sản bị hạn chế. .

f. Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng

Các điều kiện tự nhiên như: các loại tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu,... ảnh hưởng tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, ảnh hưởng tới mặt hàng kinh doanh, năng suất chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới cung cầu sản phẩm do tính chất mùa vụ... do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong vùng. Tình trạng môi trường, các vấn đề về xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng buộc xã hội về môi trường,... đều có tác động nhất định đến chi phí kinh doanh, năng suất và chất lượng sản phẩm. Một môi trường trong sạch thoáng mát sẽ trực tiếp làm giảm chi phí kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp. Hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia... ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động vốn và sử

dụng tài sản, khả năng giao dịch thanh toán... của các doanh nghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan a. Ngành nghề kinh doanh

Mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau có đặc thù riêng như: tính thời vụ, chu kỳ SXKD… Những yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tính chất ngành nghề thể hiện ở quy mô, cơ cấu tài sản sẽ tác động tới tốc độ luân chuyển tài sản, phương thức thanh toán… và do vậy ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

b. Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động

Ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng tài sản. Nếu trình độ quản lý kém sẽ dẫn đến việc thất thoát, hư hỏng tài sản trước thời hạn. Bên cạnh đó, tay nghề của người lao động là nhân tố quyết định đến việc sử dụng tài sản tiết kiệm hay lãng phí, quyết định đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

c. Lựa chọn phương án đầu tư sản xuất kinh doanh

Nếu nắm bắt được thị trường và thị hiếu người tiêu dùng, bên cạnh đó là năng lực của bản thân doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ xác định được phương án sản xuất kinh doanh mang lại nhiều doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả sử dụng tài sản cao.

d. Sự hợp lý giữa cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh

Về căn bản, tài sản và nguồn hình thành tài sản là hai mặt của một vấn đề. Sự kết hợp giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản không phù hợp thì không những không phát huy tác dụng của tài sản mà còn bị hao hụt, mất mát, tạo ra những rủi ro cho doanh nghiệp.

e. Mức độ sử dụng năng lực sản xuất hiện có

Sử dụng lãng phí tài sản hoặc không tận dụng hết các nguồn lực đều khiến cho đồng vốn không sinh lời và gây lãng phí. Nhưng nếu sử tận dụng quá mức mà không

có phương án để duy trì và nâng cao năng lực sản xuất thì doanh nghiệp cũng khó có thể tồn tại và phát triển lâu dài được.

f. Công tác quản lý tài sản của doanh nghiệp

Năng lực quản lý tài sản là một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. quản lý tài sản một cách khoa học, chặt chẽ góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Quản lý tài sản của doanh nghiệp được thể hiện chủ yếu trong các nội dung sau:

- Quản lý tiền và các khoản TĐT

Tiền và các khoản TĐT là một bộ phận cấu thành TSNH của doanh nghiệp. Đây là tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định KNTT nhanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên bản thân tiền không tự sinh lời , nó chỉ được sinh lời khi được đầu tư vào một mục đích nhất định. Hơn nữa với đặc điểm có tính thanh khoản cao nên dễ bị thất thoát, gian lận, lợi dụng.

Quản lý tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là phải đảm bảo sư an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao song vẫn phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Như vậy khi có tiền mặt nhàn rỗi, doanh nghiệp có thể đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi vào ngân hàng để tăng thu lợi nhuận. Ngược lại khi cần tiền mặt, doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bán chứng khoán ngắn hạn hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt sử dụng. Quản lý tiền mặt bao gồm các nội dung chủ yếu như: xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi bằng tiền, tính toán để luôn đảm bảo KNTT các khoản nợ đến hạn cho doanh nghiệp, lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ….

- Quản lý các KPT

Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có khoản nợ phải thu nhưng với quy mô và mức độ khác nhau. Nếu các KPT quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

Quản lý KPT cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hoá, dịch vụ. Nếu không bán chịu hàng hoá, dịch vụ, doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó cũng mất đi cơ hội thu lợi nhuận. Song nếu bán chịu hay bán chịu quá mức sẽ dẫn tới việc làm tăng chi phí quản lý nợ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại ctcp thiết bị điện eco việt nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)