Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại ctcp thiết bị điện eco việt nam (Trang 69 - 78)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CTCP THIẾT BỊ ĐIỆN ECO VIỆT NAM

2.4. Thực trạng hiệu quả sử dụng TSNH

2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH

2.4.1.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

Bảng 2.14. Các chỉ số về hiệu quả sử dụng TSNH tại CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam và hai công ty trong cùng ngành giai đoạn 2020 - 2022

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2020

Năm 2021

Năm 2022

Đơn vị

1. LNST 129.96 86.85 44.05 tỷ đồng

2. TSNH bình quân 2090.38 1911.28 1508.25 tỷ đồng TSSL

TSNH

=(1)/(2)

CTCP Thiết bị điện Eco 0.062 0.045 0.029 lần CTCP Thiết bị điện Gelex 0.09 0.06 0.1 lần

CTCP K.I.P Việt Nam 0.01 0.04 0.05 lần

Nguồn: tác giả tính toán dựa vào số liệu trong BCTC của công ty

* Tỷ suất sinh lời của TSNH

Từ bảng 2.14 có thể thấy, khả năng sinh lời của TSNH giảm dần (từ 0.062 xuống 0.029) trong giai đoạn 2020 - 2022. Nguyên nhân là do cả LNST và TSNH bình quân của công ty đều giảm qua mỗi năm. Đây cũng là điều dễ hiểu khi mà trong giai đoạn này nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đang bước vào thời kỳ suy thoái sau những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid bùng phát vào cuối năm 2019.

Chính điều đó khiến việc hoạt động kinh doanh trở nên khó hơn, sản lượng tiêu thụ thấp, doanh thu thuần từ việc BH&CCDV giảm mạnh.

Năm 2020 là năm có TSSL cao nhất trong 3 năm với giá trị là 0.062 tức là mỗi đơn vị TSNH sử dụng trong kỳ tạo ra 0.062 đơn vị LNST. So với 2020 thì năm 2021,

TSSL của TSNH giảm 0.017 xuống còn 0.045. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của LNST mạnh hơn so với tốc độ giảm TSNH bình quân. Cụ thể, LNST giảm 33.17%

trong khi TSNH bình quân chỉ giảm 8.57% so với năm 2020. Như đã phân tích ở trên, năm 2021 dịch bệnh phức tạp khiến sản lượng hàng hóa tiêu thụ giảm, dẫn đến sự giảm theo của LNST. Trong khi đó TSNH bình quân giảm chậm hơn nên để tạo ra một đồng LNST công ty đã phải sử dụng nhiều TSNH hơn.

Năm 2022, TSSL của TSNH tiếp tục giảm gần một nửa còn 0.029. Xét về LNST, năm 2022 là năm doanh thu đạt kết quả thấp nhất cùng với đó tổng chi phí khá cao nên LNST đã giảm gần 50% (49.28%) so với năm trước. Về TSNH bình quân, trong kỳ giảm 21.09% là do sự giảm mạnh của các KPT. Bời cả LNST và TSNH bình quân của năm 2022 đều giảm mạnh so với năm trước nên kết quả là TSSL của TSNH tiếp tục giảm mạnh so với năm 2021. Đây là dấu hiệu cho thấy công ty cần xem xét lại công tác quản lý chi phí cũng như làm sao để nâng cao lợi nhuận của mình.

So với CTCP Thiết bị Điện Gelex thì trong cả 3 năm TSSL của công ty đều thấp hơn. Còn với CTCP K.I. P Việt Nam, nếu 2 năm đầu trong giai đoạn 2020 - 2022 TSSL của công ty cao hơn thì đến năm 2022, TSSL TSNH của công ty đã giảm xuống còn thấp hơn. Trong khi TSSL của 2 công ty trong cùng ngành đều cải thiện qua từng năm thì TSSL TSNH của công ty lại giảm mạnh. Điều đó cho thấy, khả năng sinh lời của công ty chưa hiệu quả. Hơn nữa, công tác quản lý, kiểm soát chi phí cũng cần phù hợp hơn để tránh phát sinh những khoản chi phí không đáng có làm ảnh hưởng đến LNST của công ty. Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại, khi nền kinh tế nói chung và công ty nói riêng đang bước vào giai đoạn suy thoái và việc kinh doanh trở nên cực kỳ khó khăn.

2.4.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Bảng 2.15. KNTT của CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam giai đoạn 2020 - 2022 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

1. Tài sản ngắn hạn 2156.36 1666.2 1350.3

2. Tiền và các khoản tương đương tiền 253.25 190.07 289.28

3. Đầu tư tài chính ngắn hạn 198.23 0 0 4. Các khoản phải thu ngắn hạn 1058.81 597.16 332.35

5. Hàng tồn kho 620.35 850.45 713.84

6. Tài sản ngắn hạn khác 25.73 28.53 14.83

7. Nợ ngắn hạn 1552.89 1029.71 594.17

8. Hệ số KNTT nợ ngắn hạn = (1)/(7) 1.39 1.62 2.27 9. Hệ số KNTT nhanh = (1) - (5)/(7) 0.99 0.79 1.07 10. Hệ số KNTT ngay = (2) + (3)/(7) 0.29 0.18 0.49

Nguồn: tác giả tính toán trên BCĐKT của công ty giai đoạn 2020 - 2022

* Hệ số KNTT nợ ngắn hạn

Bảng 2.16. Hệ số KNTT nợ ngắn hạn của CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam và hai công ty trong cùng ngành giai đoạn 2020 - 2022

Công ty

Hệ số KNTT nợ ngắn hạn Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam 1.39 1.62 2.27

CTCP Thiết bị Điện Gelex 1.06 1.14 1.26

CTCP K.I.P Việt Nam 2.32 1.95 2.12

Nguồn: tác giả tính toán trên BCĐKT của các công ty giai đoạn 2020 - 2022 Hệ số KNTT nợ ngắn hạn của doanh nghiệp liên tục tăng và đều có giá trị lớn hơn 1 trong giai đoạn 2020 - 2022. Điều đó cho thấy, công ty có đủ khả năng để chi trả các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Nguyên nhân khiến hệ số này liên tục tăng là do tốc độ giảm của nợ ngắn hạn nhanh hơn so với tốc độ giảm của TSNH. Trong khi TSNH giảm hơn 800 tỷ thì nợ ngắn hạn giảm gần 1000 tỷ đồng trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, việc hệ số KNTT nợ ngắn hạn liên tục tăng qua từng năm không phải là tốt. Bởi nợ ngắn hạn lớn hơn nhiều so với TSNH có thể làm mất đi cơ hội đầu tư sinh lời khác cho công ty do hầu hết các khoản mục trong TSNH có tính thanh khoản cao nhưng khả năng sinh lời rất thấp.

Hơn nữa, so với CTCP Thiết bị điện Gelex thì trong giai đoạn 2020 - 2022 hệ số KNTT nợ ngắn hạn của công ty đều cao hơn thậm chí xu hướng ngày càng cao hơn nhiều. Với CTCP K.I.P Việt Nam, việc hệ số KNTT nợ ngắn hạn tăng dần qua từng năm đã khiến hệ số này của công ty lớn hơn công ty K.I.P vào năm 2022.

* Hệ số KNTT nhanh

Bảng 2.17. Hệ số KNTT nhanh của CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam và hai công ty trong cùng ngành giai đoạn 2020 - 2022

Công ty

Hệ số KNTT nhanh

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam 0.99 0.79 1.07

CTCP Thiết bị Điện Gelex 0.71 0.52 0.55

CTCP K.I.P Việt Nam 0.6 0.43 0.53

Nguồn: tác giả tính toán trên BCĐKT của các công ty giai đoạn 2020 - 2022 Hệ số KNTT nhanh của công ty có biến động tăng giảm qua từng năm. Năm 2021 giảm 0.2 xuống 0.79 so với năm 2020 nhưng tăng đến 1.07 vào 2022 và con số này đã lớn hơn 1. Nguyên nhân chính là do biến động mạnh qua từng năm của các KPT. Hơn nữa, việc hệ số này có xu hướng giảm qua mỗi năm cho biết KNTT nhanh của công ty ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào HTK.

Về mặt lý thuyết, hệ số KNTT nhanh trong khoảng 1 đến 2 là tốt như vậy cho thấy hệ số KNTT nhanh của công ty vẫn chưa tốt. Tuy nhiên, nếu so với 2 công ty trong cùng ngành thì hệ số này của công ty đang ở mức cao điều đó cho thấy KNTT nhanh của công ty vẫn đang trong tầm kiểm soát tốt.

* Hệ số KNTT ngay (tức thời)

Bảng 2.18. Hệ số KNTT ngay của CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam và hai công ty trong cùng ngành giai đoạn 2020 - 2022

Hệ số KNTT ngay

Công ty Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam 0.29 0.18 0.49

CTCP Thiết bị Điện Gelex 0.17 0.16 0.15

CTCP K.I.P Việt Nam 0.185 0.184 0.166

Nguồn: tác giả tính toán trên BCĐKT của các công ty giai đoạn 2020 - 2022 Hệ số KNTT ngay là công cụ hữu hiệu phản ánh KNTT nợ của doanh nghiệp đang trong tình trạng như thế nào. Hệ số này phản ánh KNTT các khoản nợ ngắn hạn một cách tức thì mà không cần sử dụng đến HTK, KPT hay các TSNH khác. Hệ số KNTT ngay của công ty biến động khác nhau trong giai đoạn này. Cụ thể, năm 2021 hệ số này giảm 0.11 xuống 0.18 so với 0.29 của năm 2020 nhưng lại tăng khoảng 2.7 lần lên 0.49 vào năm 2022. Nguyên nhân là do việc giảm đi vào năm 2021 và tăng lên vào 2022 của khoản mục tiền và TĐT. Trong khi đó, TSNH của công ty liên tục giảm qua các năm chính vì vậy đã khiến hệ số KNTT ngay của công ty có sự biến động thất thường đó. Ngoài ra, sang năm 2021 và 2022 công ty không ĐTTC ngắn hạn nên cũng phần nào ảnh hưởng đến sự thay đổi của hệ số. Tuy nhiên, khi hệ số KNTT ngay tăng mạnh vào năm 2022 đã làm cho hệ số này của công ty lớn hơn nhiều so với các công ty trong cùng ngành. Do vậy, công ty cần có sự kiểm soát KNTT ngay trong thời gian tới.

Nhìn chung, tuy KNTT có sự biến động qua từng năm song so với mức trung bình của 2 công ty trong cùng ngành thì vẫn trong tầm kiểm soát của công ty.

2.4.2.3. Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động

Bảng 2.19. Hiệu suất sử dụng và mức đảm nhiệm TSNH của CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam và hai công ty trong cùng ngành giai đoạn 2020 - 2022

Chỉ tiêu Năm

2020

Năm 2021

Năm 2022

Đơn vị

1. TSNH bình quân 2090.38 1911.28 1508.25 tỷ đồng

2. DTT 2347.73 2196.91 1622.2 tỷ đồng Hiệu suất

sử dụng TSNH

= (2)/(1)

CTCP Thiết bị điện Eco 1.12 1.15 1.07 lần CTCP Thiết bị điện Gelex 1.65 1.71 2.13 lần

CTCP K.I.P Việt Nam 1.36 1.54 1.52 lần

Mức đảm nhiệm TSNH

= (1)/(2)

CTCP Thiết bị điện Eco 0.89 0.87 0.93 lần CTCP Thiết bị điện Gelex 0.61 0.58 0.47 lần

CTCP K.I.P Việt Nam 0.74 0.65 0.66 lần

Nguồn: tác giả tính toán dựa vào BCTC của các công ty giai đoạn 2020 - 2022

* Hiệu suất sử dụng TSNH

Hiệu suất sử dụng TSNH có xu hướng biến động qua các năm. Năm 2020, hiệu suất sử dụng là 1.12. Sang năm 2021, hệ số này tăng nhẹ lên 1.15. Như phân tích ở trên năm 2021 tiếp tục là năm hoạt động kinh doanh của công ty gặp khó khăn dẫn tới sản lượng tiêu thụ sụt giảm kéo theo sự sụt giảm của DTT. Ngoài ra, TSNH bình quân giảm nhẹ do sự giảm mạnh của các KPT. Tuy nhiên, tốc độ giảm của DTT chậm hơn (6.42%) so với TSNH bình quân (8.57%) nên công ty có sự cải thiện trong việc sử dụng hiệu quả TSNH để tạo ra DTT.

Đến năm 2022, hiệu suất sử dụng TSNH giảm còn 1.07 tức là mỗi đơn vị TSNH được sử dụng trong kỳ đem lại 1.07 đơn vị DTT. Bởi trong năm cả DTT và TSNH bình quân đều giảm so với cùng kì năm trước. Song tốc độ giảm của DTT (giảm 26.16%) nhanh hơn so với tốc độ giảm của TSNH bình quân (giảm 21.09%). Nguyên nhân dẫn đến sự giảm mạnh của DTT là do chiến lược kinh doanh không tốt dẫn đến sản lượng hàng hóa tiêu thụ không đạt như kì vọng, kéo theo đó làm DTT giảm theo.

Ngoài ra, năm 2022, các KPT tiếp tục ghi nhận giảm và giảm hơn so với năm trước dẫn đến TSNH bình quân giảm theo.

Nhìn chung, công ty có cố gắng trong việc cải thiện hiệu suất sử dụng TSNH song mức tiêu thụ hàng hóa thấp khiến DTT còn thấp nên hiệu suất sử dụng TSNH so với hai công ty trong cùng ngành là CTCP K.I.P Việt Nam và CTCP Thiết bị Điện Gelex vẫn ở mức thấp.

* Mức đảm nhiệm TSNH

Trái ngược với hiệu suất sử dụng TSNH, mức đảm nhiệm có xu hướng giảm dần qua từng năm. Năm 2020 mức đảm nhiệm TSNH là 0.89 cho biết công ty cần 0.89 đồng TSNH dể tạo ra 1 đồng DTT trong kỳ. Năm 2021, hệ số này giảm nhẹ còn 0.87 và tăng lên 0.93 vào năm 2022. So với hai công ty trong cùng ngành, để tạo ra DTT công ty vẫn sử dụng nhiều TSNH hơn. Do vậy, công ty cần cố gắng để cải thiện mức đảm nhiệm TSNH của mình.

* Vòng quay tiền mặt và thời gian một vòng quay tiền mặt

Bảng 2.20. Vòng quay tiền mặt và thời gian 1 vòng quay tiền mặt CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam và 2 công ty cùng ngành giai đoạn 2020 - 2022

Chỉ tiêu Năm

2020 Năm

2021 Năm

2022 Đơn vị

1. DTT 2347.73 2196.91 1622.2 tỷ đồng

2. Tiền và các khoản TĐT bình quân 255.14 221.66 239.68 tỷ đồng Vòng

quay tiền mặt

CTCP Thiết bị điện Eco 9.2 9.91 6.77 vòng CTCP Thiết bị điện Gelex 24.17 16.92 15.73 vòng CTCP K.I.P Việt Nam 18.84 17.5 18.69 vòng Thời gian

một vòng quay tiền

mặt

CTCP Thiết bị điện Eco 39.13 36.33 53.18 ngày CTCP Thiết bị điện Gelex 14.9 21.28 22.89 ngày CTCP K.I.P Việt Nam 19.11 20.57 19.26 ngày Nguồn: tác giả tính toán trên BCTC của các công ty giai đoạn 2020 - 2022 Kết quả của bảng 2.20 cho thấy, vòng quay tiền mặt có sự biến động qua các năm. Cụ thể vòng quay tiền mặt của công ty đạt giá trị lớn nhất vào năm 2021 với 9.91 vòng, tăng nhẹ so với 2020 là 9.2 vòng nhưng đến năm 2022 lại giảm mạnh còn 6.77 vòng. Nguyên nhân đến từ sự biến động thất thường của tiền và các khoản TĐT bởi DTT của công ty liên tục giảm qua các năm. Qua đó thấy được việc chi tiêu sử

dụng tiền mặt và quản lý chi phí của doanh nghiệp còn tùy ý, thiếu sự chặt chẽ do đó cần cải thiện, khắc phục.

Ngược lại với vòng quay tiền mặt, thời gian một vòng quay tiền mặt giảm xuống 36.33 ngày vào năm 2021 so với 39.13 ngày của năm 2020 và sang năm 2022 tăng mạnh lên 53.18 ngày so với năm trước.

Nhìn chung, tỷ số vòng quay tiền mặt của công ty thấp hơn so với hai công ty cùng ngành thì chưa tốt. Tuy đã có sự cố gắng để cải thiện, nhưng DTT của công ty không cao do vậy, vòng quay tiền mặt vẫn ở mức thấp, số ngày để một đồng tiền mặt được đưa vào hoạt động kinh doanh cho đến khi về hình thái ban đầu còn dài.

* Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình

Bảng 2.21. Vòng quay KPT và kỳ thu tiền trung bình của CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam và hai công ty cùng ngành giai đoạn 2020 - 2022

Chỉ tiêu Năm

2020 Năm

2021 Năm

2022 Đơn vị

DTT 2347.73 2196.91 1622.2 tỷ đồng

KPT bình quân 1061.46 827.99 464.76 tỷ đồng Vòng

quay KPT

CTCP Thiết bị điện Eco 2.21 2.65 3.49 vòng CTCP Thiết bị điện Gelex 4.63 4.53 5.69 vòng

CTCP K.I.P Việt Nam 6.09 10.5 10.49 vòng

Kỳ thu tiền trung

bình

CTCP Thiết bị điện Eco 162.9 135.85 103.15 ngày CTCP Thiết bị điện Gelex 77.75 79.4 63.32 ngày

CTCP K.I.P Việt Nam 59.11 34.29 34.32 ngày

Nguồn: tác giả tính toán từ số liệu BCTC của các công ty giai đoạn 2020 - 2022 Vòng quay KPT của công ty thấp và có sự biến động qua từng năm. Năm 2020, vòng quay KPT chỉ đạt 2.21 vòng do KPT bình quân của công ty chiếm đến gần 1/2 DTT. Sang năm 2021, tuy rằng công tác quản lý KPT đã tốt hơn so với năm trước đã giúp KPT bình quân trong kỳ giảm xuống còn 827.99 tỷ đồng. Nhưng những khó

khăn trong thời điểm dịch bệnh bùng phát đã khiến sản lượng tiêu thụ giảm mạnh, kéo theo đó làm DTT của công ty giảm 150.82 tỷ đồng. Chính vì vậy, vòng quay KPT năm 2021 chỉ tăng nhẹ lên 2.65 so với 2.21 vòng của năm 2020. Việc nâng cao chất lượng quản lý KPT cùng với hoạt động SXKD dần trở lại bình thường khiến công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp hiệu quả hơn. Qua đó, giúp KPT bình quân trong năm 2022 giảm gần 1/2 so với năm trước. Tuy nhiên, DTT lại tiếp tục giảm mạnh, chính vì vậy hệ số này chỉ tăng nhẹ lên 3.49 vòng so với cùng kì năm trước.

Mặc dù kỳ thu tiền đã giảm khá tốt và liên tục qua các năm từ hơn 160 ngày xuống hơn 100 ngày chỉ trong vòng 2 năm nhưng vẫn ở mức cao so với 2 công ty trong cùng ngành. Điều đó cho thấy, công ty đã cố gắng cải thiện kỳ thu tiền trung bình bằng cách giảm nguồn vốn bị chiếm dụng và quản lý chặt chẽ các KPT. Nhưng do sản lượng hàng hóa tiêu thụ liên tục giảm và giảm khá mạnh nên chưa có sự tiến bộ nhiều trong việc giảm thời gian để thu hồi các KPT của công ty.

* Vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho

Bảng 2.22. Vòng quay HTK và số ngày một vòng quay HTK của CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam và hai công ty cùng ngành giai đoạn 2020 - 2022

Chỉ tiêu Năm

2020

Năm 2021

Năm 2022

Đơn vị

GVHB 1924.17 1937.54 1422.14 tỷ đồng

HTK bình quân 652.18 735.4 782.13 tỷ đồng Vòng quay

HTK

CTCP Thiết bị điện Eco 2.95 2.63 1.82 vòng CTCP Thiết bị điện Gelex 3.44 2.61 1.66 vòng CTCP K.I.P Việt Nam 1.66 1.73 1.67 vòng Số ngày

một vòng quay HTK

CTCP Thiết bị điện Eco 122.92 136.64 197.99 ngày CTCP Thiết bị điện Gelex 104.69 137.82 216.58 ngày CTCP K.I.P Việt Nam 216.58 208.68 215.36 ngày Nguồn: tác giả tính toán từ BCTC của công ty giai đoạn 2020 - 2022

Qua kết quả ở bảng 2.22 có thể thấy rằng, vòng quay HTK của công ty liên tục giảm trong 3 năm. Năm 2020, vòng quay HTK là 2.95 vòng và sang năm 2021 giảm xuống 2.63 vòng. Nguyên nhân là do GVHB và HTK bình quân của công ty đều tăng nhưng tốc độ tăng của GVHB (0.69%) thấp hơn so với HTK bình quân (12.76%) nên vòng quay HTK trong năm 2021 giảm. Năm 2021, công ty dự trữ HTK để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng nên làm cho HTK bình quân tăng. Bên cạnh đó, GVHB vẫn duy trì ở mức ổn định chỉ tăng nhẹ 0.69% so với cùng kì năm trước.

Đến năm 2022, nhu cầu của khách hàng giảm mạnh so với kì vọng dẫn đến DTT và GVHB giảm theo. Song, việc dự trữ HTK của năm 2021 của công ty dẫn đến sự tồn đọng do lượng hàng hóa tiêu thụ chậm kéo theo đó làm HTK bình quân tiếp tục có xu hướng tăng. Chính điều đó, làm vòng quay KPT tiếp tục giảm xuống 1.82 vòng vào năm 2022.

Tốc độ luân chuyển HTK trong kỳ chậm do đó mà số ngày lưu kho lớn và có xu hướng tăng dần. Năm 2021, ảnh hưởng của dịch bệnh làm việc tiêu thụ sản phẩm chậm hơn so với năm 2020. Sang năm 2022, chiến lược kinh doanh chưa hợp lí dẫn đến sản lượng tiêu thụ không đạt như kì vọng. Những điều đó đã khiến số ngày một vòng quay HTK tăng liên tục và tăng hơn 75 ngày chỉ trong 2 năm.

Công tác quản trị HTK chưa tốt dẫn tới vòng quay HTK còn thấp hay thời gian lưu kho còn quá dài. Tuy vậy, so với 2 công ty trong cùng ngành thì các chỉ số về HTK của công ty đang ở mức khá. Nhưng công ty cũng cần đặc biệt quan tâm đến công tác quản trị HTK để tránh ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại ctcp thiết bị điện eco việt nam (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)