CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN
1.3. Quản trị tài sản ngắn hạn
1.3.1. Quản trị tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền và các khoản TĐT là khoản mục có tính thanh khoản cao nhất trong TSNH, mỗi doanh nghiệp cần giữ một lượng tiền hợp lí, phù hợp với nhu cầu của mình để vừa đảm bảo được KNTT vừa nâng cao được khả năng sinh lời.
Nội dung chủ yếu của công tác quản trị tiền mặt trong doanh nghiệp:
- Thiết lập mức dự trữ tiền mặt tối ưu - Dự báo chính xác luồng tiền thu và chi
- Thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ các KPT bằng tiền
Mục đích của công tác quản trị tiền mặt là giảm thiểu lượng tiền mặt doanh nghiệp nắm giữ mà vẫn đảm bảo hoạt động SXKD diễn ra bình thường. Có rất nhiều phương pháp quản lý tiền mặt hiệu quả, trong đó mô hình quản lý tiền mặt Miller – Orr được nhiều doanh nghiệp áp dụng:
Mô hình quản lý tiền mặt Miller –Orr
Công thức: d = 3 √3cbxvb
4i 3
Trong đó:
d: Khoảng cách của giới hạn trên và giới hạn dưới của lượng tiền mặt dự trữ cb:Chi phí của mỗi lần giao dịch mua bán chứng khoán
vb: Phương sai thu chi ngân quỹ i: Lãi suất
Công thức tính mức tiền mặt giới hạn:
M* = 𝑀𝑚𝑖𝑛 + 𝑑
3
𝑀𝑚𝑎𝑥 = 𝑀𝑚𝑖𝑛 + d Trong đó:
M*: Mức tiền mặt theo thiết kế 𝑀𝑚𝑖𝑛: Mức tiền mặt giới hạn dưới 𝑀𝑚𝑎𝑥: Mức tiền mặt giới hạn trên
Quản trị tiền mặt tốt sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo KNTT, khả năng dự phòng mà vẫn tận dụng tốt các cơ hội đầu tư.
1.3.2. Quản trị các khoản phải thu
Chính sách thương mại có thể coi là con dao hai lưỡi với doanh nghiệp bởi nếu sử dụng tốt nó sẽ là đòn bẩy giúp mở rộng mạng lưới khách hàng, tăng độ tin cậy và tạo được niềm tin cho khách hàng. Tuy nhiên ở ngược lại nếu sử dụng không tốt nó có thể khiến doanh nghiệp đứng trước rủi ro tín dụng khi không thể thu hồi được nợ.
Chính vì vậy, để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng TSNH mỗi doanh nghiệp cần cân bằng giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra để lựa chọn xem thời điểm nào nên mở rộng chính sách thương mại, thời điểm nào nên thắt chặt chính sách thương mại.
Nội dung chủ yếu trong công tác quản trị KPT:
- Xây dựng chính sách tín dụng thương mại: Để xây dựng chính sách tín dụng thương mại hợp lý cần kiểm soát các yếu tố: tiêu chuẩn tín dụng, chiết khấu thanh toán, thời hạn thanh toán.
- Đề ra tiêu chuẩn tín dụng: là những quy định về khả năng tài chính tối thiểu và có thể chấp nhận được của khách hàng mua chịu. Đây là căn cứ đánh giá khả năng tín dụng của khách hàng để từ đó đi đến quyết định có cấp tín dụng hay không.
- Phân tích khả năng tín dụng của khách hàng về các mặt: tư cách tín dụng, năng lực trả nợ, vốn, thế chấp, điều kiện kinh tế.
- Theo dõi các KPT: để theo dõi các KPT ta dùng các chỉ tiêu như kỳ thu tiền trung bình, sắp xếp “tuổi” của các KPT, xác định số dư KPT.
- Xây dựng chính sách thu hồi nợ: chính sách thu hồi nợ phải tuân theo nguyên tắc các chi phí liên quan không được vượt quá lợi ích thu được.
- Trích lập dự phòng các KPT khó đòi phù hợp với yêu cầu của nhà quản trị.
1.3.3. Quản trị hàng tồn kho
Dự trữ HTK bao nhiêu luôn là bài toán khó đối với một doanh nghiệp. Dự trữ quá nhiều sẽ làm giảm tính thanh khoản, tăng chi phí kho và trang thiết bị để bảo quản. Không những thế, nếu không quản lý tốt hàng hóa có thể bị giảm chất lượng, hư hại dẫn đến những tổn thất. Ngược lại, dự trữ HTK ít thì không thể đáp ứng nhu cầu khách hàng trong trường hợp họ cần huy động một lượng lớn hàng hóa.
Mô hình đặt hàng hiệu quả EOQ (Economic Ordering Quantity)
Mô hình đặt hàng hiệu quả EOQ là phương pháp thường được các doanh nghiệp sử dụng để thiết lập mức dự trữ HTK tối ưu. Phương pháp này dựa trên giả định số lượng vật tư, hàng hóa mỗi lần cung cấp bằng nhau và nhu cầu sử dụng đều đặn trong năm.
Việc dự trữ HTK của doanh nghiệp kéo theo 2 loại chi phí:
- Chi phí lưu kho: là những chi phí liên quan đến dự trữ hàng hóa như chi phí bốc xếp, bảo quản, bảo hiểm dựphòng, chi phí do mất mát hư hỏng,…
- Chi phí đặt hàng: bao gồm chi phí quản lý, vận chuyển hàng hóa, chi phí giao dịch ký kết hợp đồng.
Chi phí lưu kho:
FL = cl x Q 2 FL: Tổng chi phí lưu kho
cl: Chi phí lưu kho đơn vị tồn kho dự trữ Q: Số lượng vật tư, hàng hóa mỗi lần cung cấp Chi phí đặt hàng:
FD = cd x Qn Q
FD: Tổng chi phí thực hiện hợp đồng cd : Chi phí mỗi lần thực hiện hợp đồng
Qn: Khối lượng vật tư, hàng hóa cung cấp trong kỳ theo hợp đồng Áp dụng mô hình EOQ, ta có mức dự trữ tồn kho tối ưu là
Q∗= √2(Qnxcd) cl
Số lần hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu tồn kho dự trữ:
𝐿𝐶 =𝑄𝑛 𝑄∗ Số ngày cách nhau giữa 2 lần cung cấp:
𝑁𝐶 =360 𝐿𝐶
Một số biện pháp quản lý HTK thường được doanh nghiệp sử dụng là:
Một là, thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư hàng hóa để có kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu hợp lý.
Hai là, lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp để giảm bớt chi phí vận chuyển, bốc dỡ.
Ba là, thực hiện tốt công tác bảo quản hàng hóa; nâng cấp, cải tạo nhà xưởng.
Bốn là, thường xuyên kiểm tra tình trạng của hàng hóa để tránh mất mát, hư hỏng, kịp thời phát hiện và xử lý.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của khóa luận đã hệ thống hóa kiến thức cơ bản về TSNH và hiệu quả sử dụng TSNH. Bên cạnh đó, chương 1 cũng đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH. Trên cơ sở đó giúp khóa luận có thể tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng TSNH của CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam qua chương 2.