CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CTCP THIẾT BỊ ĐIỆN ECO VIỆT NAM
2.3. Thực trạng quản lý TSNH
2.3.3. Thực trạng quản lý hàng tồn kho
Bảng 2.12. Cơ cấu hàng tồn kho của CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam giai đoạn 2020 - 2022
Chỉ tiêu
Năm 2020
Năm 2021
Năm 2022
Chênh lệch giữa năm 2021/2020
Chênh lệch giữa năm 2022/2021
Số tiền (tỷ đồng) Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối
1. Hàng mua đang đi đường 35.57 4.91 - -30.66 -86.2% -4.91 -100%
2. Nguyên liệu, vật liệu 298.32 412.65 369.12 114.33 39.52% -43.53 -10.55%
3. Công cụ dụng cụ 2.48 4.43 3.86 1.95 78.63% -0.57 -12.87%
4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 154.7 159.49 93.7 4.79 3.1% -65.79 -41.25%
5. Thành phẩm 115.6 264.94 246,81 149.34 129.19% -18.13 -6.84%
6. Hàng tồn kho khác 13.68 4.03 0.35 -9.65 -70.54% -3.68 -91.32%
Tổng hàng tồn kho 620.35 850.45 713.84 230.1 37.09% -136.61 -16.06%
Nguồn: tác giả tính toán dựa trên số liệu trên BCĐKT của công ty
HTK là khoản mục mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu. Tùy vào lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh cơ cấu HTK của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau. Nhìn chung, HTK sẽ bao gồm các khoản mục chính giống CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam.
HTK của công ty giai đoạn 2020 - 2022 có sự biến động qua từng năm. Nếu năm 2021 HTK tăng thêm khoảng 230 tỷ đồng so với năm 2020 thì đến năm 2022 giảm khoảng 135 tỷ đồng so với năm 2021. Nguyên nhân đến từ sự thay đổi của các khoản mục sau:
- Hàng mua đang đi đường: giảm mạnh qua từng năm. Cụ thể, năm 2020 hàng mua đang đi đường của công ty đạt gần 36 tỷ thì đến năm 2021, khoản mục này còn khoảng 1/7 so với năm 2020 tức khoảng 5 tỷ đồng và bằng 0 vào năm 2022. Nguyên nhân là năm 2020 và 2021 là hai năm bị ảnh hưởng của đại dịch, việc vận chuyển hàng hóa qua nhiều khâu kiểm tra, khử trùng. Đặc biệt là với hàng hóa nhập từ nước ngoài thì công tác hải quan càng khó khăn, nghiêm ngặt hơn. Do vậy, công ty phát sinh số lượng hàng mua đi đường trong 2 năm đó. Đến năm 2022 khi kinh tế trở lại bình thường, giao thông thuận lợi, số lượng hàng mua đi đường của công ty đã không còn.
- Nguyên liệu, vật liệu: biến động qua từng năm. Năm 2020, nguyên vật liệu của công ty đạt 298.32 tỷ đồng. Đến năm 2021, chủ động trọng việc tích trữ nguyên vật liệu để có thể ứng phó trước đại dịch của công ty đã khiến nguyên vật liệu tăng gần 40% so với cùng kì năm trước lên 412.65 tỷ đồng. Sang năm 2022, hoạt động kinh doanh dần trở lại bình thường nên nguyên vật liệu trong kho đã giảm hơn 10% so với cùng kì năm trước song vẫn còn ở mức cao với giá trị là 369.12 tỷ đồng. Nguyên nhân là do tình hình kinh doanh còn yếu kém, doanh thu bán hàng và tiêu thụ sản phẩm ở mức thấp hơn nhiều so với kì vọng của công ty. Do đó, dù nguyên vật liệu đã giảm so với năm trước nhưng ở mức thấp nên số lượng tồn đọng trong kho vẫn cao.
- Chi phí SXKD dở dang: bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung. Qua từng năm, chi phí SXKD đều có sự biến động.
Cụ thể, so với năm 2020 là 155 tỷ đồng thì năm 2021, chi phí SXKD dở dang trong kì tăng nhẹ, lên gần 160 tỷ đồng (tương ứng 3.1%) và đến năm 2022 giảm còn hơn
90 tỷ đồng (tương ứng 41.25%). Trong khi đó, thành phẩm năm 2021 tăng 129.19%
so với năm 2020 và sang đến năm 2022, thành phẩm giảm 6.84% so với cùng kì năm trước. Bởi vậy cho thấy, so với tốc độ thay đổi của thành phẩm, tốc độ thay đổi của chi phí SXKD dở dang qua từng năm như vậy là một điều dễ hiểu. Điều đó cũng cho thấy, công tác quản lí chi phí SXKD dở dang của công ty khá tốt và hiệu quả.
- Thành phẩm: là khoản mục chiếm tỷ trọng khá lớn trong HTK của doanh nghiệp. Việc thành phẩm có xu hướng tăng mạnh vào năm 2021 (tăng gần 150 tỷ đồng) bởi năm 2021, dịch Covid chưa ổn định, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn nên thành phẩm tăng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, công ty còn tích trữ để có thể cung cấp, đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Tuy nhiên, đến năm 2022 nền kinh tế dần trở lại bình thường sau những ảnh hưởng của đại dịch covid. Song tình hình SXKD của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao, sản lượng tiêu thụ thấp hơn nhiều so với kì vọng mà công ty đặt ra. Chính điều đó làm cho thành phẩm của doanh nghiệp vẫn ở mức cao (gần 250 tỷ đồng) chỉ giảm hơn 18 tỷ đồng so với năm trước. Từ đó cho thấy, công ty đang gặp khó khăn trong việc làm sao để tăng sản lượng tiêu thụ. Do vậy, công ty cần đặc biệt quan tâm để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng thành phẩm cũng như cải thiện trong chính sách tín dụng thương mại tiêu thụ để tăng sản lượng hàng hóa tiêu thụ cho công ty mình.
- Công cụ dụng cụ: chiếm tỷ trọng khá thấp trong cơ cấu HTK. Tuy CCDC có sự biến động nhưng vẫn giữ mức ổn định trong vòng 3 năm từ 2020 đến 2022. Điều đó cho thấy, công tác quản lý tốt của công ty trong việc bảo quản CCDC. Tuy nhiên khi mà chi phí SXKD chiếm tỷ trọng khá cao mà tỷ trọng CCDC thấp có thể làm phát sinh tình trạng thiếu hụt CCDC khi cần trong quá trình hoạt động. Do đó, công ty cần có đảm bảo số lượng CCDC cũng như có chính sách quản lý CCDC sao cho hợp lý tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt.
- HTK khác: chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu HTK đồng thời giảm dần qua các năm từ hơn 13 tỷ đồng vào năm 2020 đến năm 2022 còn 350 triệu đồng. Điều đó cho thấy, công tác quản lý HTK khác của công ty hợp lý và đây là một tín hiệu tốt cần tiếp tục được phát huy.
Bảng 2.13. Cơ cấu TSNH khác CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam giai đoạn 2020 - 2022
Chỉ tiêu
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch 2021/2020 Chênh lệch 2022/2021 Số tiền (tỷ đồng) Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối
1. Chi phí trả trước 2.39 2.17 4.25 -0.22 -9.21% 2.08 95.85%
2. Thuế GTGT được khấu trừ 13.4 20.43 9.58 7.03 52.46% -10.85 -53.11%
3. Thuế và các khoản phải thu khác 9.94 5.92 1 -4.02 -40.44% -4.92 -83.11%
Tổng tài sản ngắn hạn khác 25.73 28.53 14.83 2.8 10.88% -13.7 -48.02%
Nguồn: tác giả tính toán dựa trên BCTC của công ty giai đoạn 2020 - 2022.
Với khoản mục TSNH khác thì TSNH khác của công ty bao gồm chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT được khấu trừ, thuế và các KPT khác. Nhìn chung, chi phí trả trước khá ổn định, phù hợp với từng thời điểm và giai đoạn kinh tế của công ty. Trong khi, thuế GTGT biến động qua từng năm cụ thể lần lượt là 13.4; 20.43 và 9.58 tỷ đồng thì thuế và các KPT khác đã giảm liên tục trong 2 năm từ gần 10 tỷ đồng xuống chỉ còn 1 tỷ đồng vào năm 2022.