Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng TSNH

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại ctcp thiết bị điện eco việt nam (Trang 80 - 85)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CTCP THIẾT BỊ ĐIỆN ECO VIỆT NAM

2.5. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng TSNH

Giai đoạn 2020 - 2022 được coi là giai đoạn khó khăn với kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Sự biến động mạnh mẽ do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch đã khiến nhiều doanh nghiệp bị phá sản. Nhưng bằng sự cố gắng nỗ lực không ngừng, luôn tìm tòi những hướng đi mới để khắc phục, cải thiện tình hình SXKD công ty đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:

- Các KPT ngắn hạn: giảm liên tục qua từng năm cho thấy những sự thay đổi điều chỉnh trong công tác quản trị KPT, sự chiếm dụng vốn từ phía khách hàng giảm và sử dụng TSNH ngày càng tốt.

- KNTT nợ ngắn hạn: tăng dần qua các năm và đều lớn hơn 1 cho thấy công ty có thể đảm bảo khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Hệ số thanh toán cao giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực tài chính, uy tín. Hơn nữa, việc đi vay cũng trở nên dễ dàng và đơn giản hơn.

- Tạo dựng được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, đối tác và khách hàng:

Sự tin tưởng, tín nhiệm của đối tác, khách hàng ngày càng nâng cao bằng chứng là các hợp đồng kinh tế cung cấp sản phẩm cho các công ty khác ngày càng nhiều. Mở rộng quy mô ngày càng lớn không chỉ cung cấp cho điện lực các tỉnh phía Bắc mà còn thêm các tỉnh thành phía Nam.

2.5.2. Hạn chế cần khắc phục

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn và nhiều vấn đề tồn tại trong công tác quản lý, sử dụng TSNH cụ thể:

- Tiền và các khoản TĐT: cần được chú trọng quan tâm hơn để dự trữ tiền mặt ở mức hợp lý, đủ khả năng thanh toán tức thời cho các nhà cung cấp cũng như để các hoạt động chi tiêu tiền không bị lãng phí, thất thoát.

- HTK: công tác quản lý HTK chưa tốt. Việc dự trữ HTK lớn sẽ khiến vốn bị ứ đọng, công ty gặp nhiều rủi ro hơn khi sản lượng tiêu thụ chậm. Bởi khi đó sẽ làm phát sinh thêm nhiều khoản chi phí cho việc bảo quản hàng hóa. Hơn nữa, kết quả kinh doanh năm 2022 cho thấy việc dự trữ HTK trong năm 2021 không thực sự hiệu

quả đối với doanh nghiệp. Những nhận định về tình hình thị trường về năm 2022 chưa tốt, kết quả kinh doanh không cải thiện theo hướng tích cực như kì vọng sau đại dịch covid 19. Chính điều đó, đã làm tăng thêm những khoản chi phí cho công tác bảo quản HTK của công ty từ đó, làm ảnh hưởng đến kết quả SXKD chung của công ty.

Do vậy, công tác quản lý HTK đang thực sự cần quan tâm, thay đổi để cải thiện hiệu quả hơn.

- TSSL của TSNH: giảm dần qua từng năm khiến tỷ suất này của công ty so với các công ty trong cùng ngành ở mức thấp. Trong 3 năm TSSL liên tục giảm qua từng năm cho thấy, hiệu quả sử dụng TSNH để tạo ra lợi nhuận của công ty càng ngày càng giảm. Do vậy, công ty cần chú trọng để nâng cao, cải thiện trong công tác quản lý cũng như sử dụng TSNH hiệu quả hơn.

- Chi phí QLDN: công tác quản lý ngày càng lỏng lẻo dẫn đến sự tăng mạnh vào năm 2022 trong khi doanh thu thuần từ BH&CCDV biến động theo hướng giảm mạnh.

Do vậy cần kiểm soát chặt chẽ trong thời gian tới, không làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty.

- Vòng quay tiền mặt và vòng quay KPT: vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với hai công ty trong cùng ngành. Do vậy, công ty cần tìm ra phương án khả thi hơn để nâng cao hiệu quả trong tiêu thụ sản phẩm, không làm ảnh hưởng đến vòng quay tiền mặt và vòng quay KPT của mình.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế a. Nguyên nhân chủ quan

* Năng lực và trình độ quản lý:

Thứ nhất, việc quản lý và sử dụng ngân sách chưa thực sự hợp lý là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng sử dụng TSNH chưa đạt kết quả cao. Dự trữ tiền mặt vẫn ở mức cao, do vậy, cần quản lí tốt hơn, hiệu quả hơn nên chuyển tiền vào trong ngân hàng để vừa có khả năng sinh lời vừa có thể hạn chế được những thất thoát trong quá trình chi tiêu và sử dụng.

Thứ hai, chú trọng nghiên cứu mở trộng thị trường để có những nhận định chính xác hơn trong chiến lược kinh doanh. Những tính toán chưa hợp lý khiến mức dự trữ

HTK lớn hơn nhiều so với nhu cầu sử dụng cần thiết. Đặc biệt khi đây là giai đoạn mà nguồn hàng thực sự khan hiếm cùng với sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác nên công ty đã dự trữ quá nhiều hàng hóa để tận dụng cơ hội mà không quan tâm đến những rủi ro đi kèm. Tuy đã có khoản dự phòng giảm giá HTK nhưng so với giá trị HTK đang tồn tại trong doanh nghiệp thì con số này thực sự còn nhỏ.

Thứ ba, những biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống đại dịch Covid 19 khiến cho công tác vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn làm phát sinh thêm các chi phí. Hơn nữa, công tác quản lý chi phí QLDN của công ty còn lỏng lẻo, không kiểm soát chặt chẽ dẫn đến chi phí QLDN tăng mạnh trong năm 2022.

Thứ tư, những ảnh hưởng của đại dịch Covid và chiến lược kinh doanh chưa tốt đã khiến sản lượng tiêu thụ của công ty giảm mạnh mỗi năm, kéo DTT của công ty giảm theo. Chính điều đó đã khiến TSSL TSNH, vòng quay tiền mặt hay vòng quay KPT của công ty vẫn ở mức thấp so với hai công ty trong cùng ngành.

* Nguồn nhân lực

Là ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao không chỉ ở trong nước mà còn cả ở nước ngoài do vậy mà công ty cần quan tâm đến việc đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ nhân viên để giữa những phòng ban có sự liên kết và thống nhất giúp việc quản lý năm bắt tình hình tốt hơn, đưa ra những chính sách chính xác và kịp thời cũng như có những chế độ tốt hơn đối với nhân viên để giữ chân những nhân viên có năng lực.

b. Nguyên nhân khách quan

- Yếu tố tự nhiên: Giai đoạn 2020 - 2022 có thể coi là một trong những giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bởi tác động nặng nề của đại dịch Covid 19. Những biện pháp giãn cách phòng chống dịch khiến việc vận chuyển hàng hóa bị hạn chế, dịch bệnh cũng làm cho lạm phát tăng cao khiến chi phí đầu vào tăng mạnh đặc biệt khi Bắc Ninh là một trong những nơi có nhiều ổ dịch lớn trên cả nước do đó khiến áp lực cạnh tranh bị đẩy lên. Giãn cách xã hội nên buộc các nhân viên phải làm việc tại nhà bời vậy mà hiệu quả công việc cũng không được tốt như khi làm việc trực tiếp tại cơ quan.

- Môi trường cạnh tranh: Bắc Ninh và một số tỉnh lân cận có rất nhiều doanh nghiệp có cùng ngành nghề kinh doanh, buôn bán và cung cấp thiết bị điện. Do đó, công ty sẽ chịu rất nhiều cạnh tranh từ danh mục hàng hóa đến giá thành, chất lượng cũng như chính sách tín dụng thương mại,..

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận của chương 1, chương 2 không chỉ cung cấp những thông tin cơ bản về CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam mà còn phân tích, đánh giá khái quát về kết quả SXKD của công ty trong giai đoạn 2020 - 2022. Hơn nữa, những phân tích, đánh giá thông qua các chỉ tiêu: hiệu quả sử dụng TSNH, năng lực hoạt động cũng như khả năng thanh toán chương 2 đã cho chúng ta thấy cái nhìn đa chiều hơn, sâu sắc hơn về thực trạng sử dụng TSNH. Từ đó nhận ra những thành quả đạt được cần tiếp tục được phát huy. Đồng thời cũng thấy được những khó khăn, hạn chế còn tồn đọng và nguyên nhân gây ra các hạn chế đó để khắc phục trong công tác quản trị TSNH trong thời gian sắp tới. Những khó khăn, hạn chế mà công ty còn đang gặp vướng mắc sẽ là cơ sở cho những giải pháp cần có để nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH cho công ty ở chương 3.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại ctcp thiết bị điện eco việt nam (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)